Vì sao Chí Phèo không thể trở thành người lương thiện

Chí Phèo có thể trở thành người lương thiệnkhông?

Tháng Tư 25, 2011 bởi vietnameseclub

Chí Phèo – một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao, đã đi vào lòng người dân Việt Nam, đã trở thành hình tượng điển hình, bất cứ ai dù ít dù nhiều cũng đều từng nghe qua cái tên Chí Phèo.

Nhưng phải đến khi đọc qua tác phẩm và ngẫm nghĩ, ta mới thấy được, hơn “đôi lứa xứng đôi” của hai con người bị cả làng Vũ Đại khinh chê, là sự thay đổi của Chí Phèo, hay hình ảnh nhân cách con người bị thối nát trong xã hội đương thời và khát khao được làm người lương thiện.

Và ta thử đặt câu hỏi:

Nếu Chí Phèo và Thị Nở được phép ở bên nhau, liệu đời Chí có rẽ sang một ngã đường khác hay không.

Câu chuyện được mở đầu bởi tiếng chửi của Chí Phèo.

Có rượu vào là hắn chửi, có rượu vào là hắn lại ăn vạ kêu làng để xin tiền nhà cụ bá. Và khi có tiền, thì hắn lại đi uống rượu.

Cuộc đời của Chí chìm trong cơn say triền miên, tưởng chừng hắn không bao giờ biết tỉnh táo là gì từ ngày hắn quay lại làng Vũ Đại.

Còn người dân làng nào nhớ chăng hình ảnh “một thằng hiền lành như đất”, cũng đi làm kiếm sống qua ngày như ai.

Bây giờ đã trở thành một tên du côn với đầy “những nét trạm trổ rồng, phượng”, chỉ biết ăn vạ và dọa nạt người khác.

Và rồi Thị Nở xuất hiện, con người với nhan sắc là “sự mỉa mai của hóa công”, gia đình vừa nghèo vừa có mả hủi, đã vậy tính tình thì lại ngẩn ngơ.

Sự gặp gỡ của một người đàn ông khiến “tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua” và một người phụ nữ bị “người ta tránh thị như tránh con vật nào rất tởm” đã khiến một phương diện tính cách khác của Chí Phèo xuất hiện.

Một tâm hồn bắt đầu cảm nhận sự cô đơn, và khao khát được làm người lương thiện và có một mái ấm nho nhỏ như bao người khác, điều mà hẳn người dân làng Vũ Đại nào chắc cũng bật cười vì nó quá tầm thường và dễ dàng có được.

Cái đêm trăng sáng định mệnh ấy, khi mà Chí Phèo lần đầu cảm thấy “ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi, mà cổ thì lại khô”, và người hắn rộn rạo, cái khát khao xác thịt của con người, sau bốn mươi năm sống trên đời hắn mới cảm thấy.

Phải chăng đó chính là sự báo hiệu đầu tiên về sự thay đổi của Chí Phèo, khi hắn bắt đầu có lại những cảm nhận và bản năng của một “con người”?

Chí Phèo không phải là đá, hắn cũng không phải con quỷ dữ chỉ say mùi rượu và xác thịt.

Khi tỉnh lại, hắn thấy buồn, buồn cho cuộc đời và sự cô độc của chính hắn.

Có lẽ sau một khoảng thời gian đằng đẵng, đây là lần đầu hắn tỉnh dậy, tỉnh rượu và tỉnh ngộ.

Hắn thèm được làm người lương thiện, thèm được một cuộc đời yên ổn, hòa hợp được với mọi người.

Và Chí Phèo cũng nhận ra người duy nhất có thể mở cánh cửa giúp hắn quay về làm người lương thiện chính là Thị Nở.

Không thể phủ nhận rằng chính cơn ốm của Chí Phèo làm hẳn tỉnh rượu và bắt đầu nghĩ về cuộc đời, nhưng hơn cả điều ấy, chính cơn ốm đã đẩy hai người đến gần nhau hơn, và bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều hơn, về cuộc đời của hắn, về cuộc đời có thể hòa hợp với mọi người.

Thị Nở vẫn ngơ ngẩn, thị chỉ nghĩ đơn giản là cho Chí Phèo ăn chút gì sau khi hắn thổ, có lẽ thị không nhận ra điều thị làm, đối với Chí Phèo, không chỉ là bát cháo hành tầm thường ăn lúc ốm.

Có ai từng cho không hắn cái gì như thị chưa nhỉ ?

Có ai nhìn hắn rồi tự nhủ hắn hiền lành chưa ?

Và có ai quan tâm săn sóc hắn như thị ?

Hắn nghĩ, nghĩ mãi, sao hắn không tìm bạn mà chỉ gây thù, và rồi hắn thèm, hắn muốn được làm người lương thiện.

Hắn nhìn thị, hắn “thấy tự nhiên nhẹ cả người”, hắn thấy cái mũi đỏ của thị cũng chẳng có gì là xấu, rồi hắn thấy thị cũng e lệ, cũng đáng yêu.

Đây có phải là tình yêu?

Hắn cũng biết yêu.

Hắn cũng có cảm xúc, đâu phải chỉ là sự ham muốn xác thịt tầm thường.

Một người hay gây gổ, dọa nạt người khác như hắn mà giờ đây tự nhiên thèm được làm người lương thiện, thèm được hòa hợp với mọi người.

Cứ tưởng trái tim Chí Phèo đã chai lì không còn cảm xúc, cứ tưởng Chí Phèo đã quen với giật cướp và ăn vạ.

Cứ tưởng Chí Phèo vừa lòng với cuộc sống bê tha, bệ rạc của hắn và tận hưởng nó.

Nhưng không, Chí Phèo đang thay đổi.

Hắn đã nghiêm túc suy nghĩ về đời hắn, và khát khao một cuộc sống như bao người khác.

Dù cái xã hội này làm thối rữa anh Chí hiền lành ngày xưa, nhưng không thể thối rữa đến tận cùng tâm hồn của hắn được.

Hắn vẫn còn trái tim.

Chỉ là những điều oan trái của cuộc đời và men rượu đã làm hắn lãng quên điều ấy.

Và rồi Thị Nở, chân chất và mộc mạc như cái tính ngẩn ngơ của thị, đã đánh thức trái tim hắn, để hắn cảm thấy “điều tuyệt vời nhất là yêu và được yêu”, để hắn cảm thấy sống hòa hợp với người khác tốt hơn là gây gổ bao nhiêu.

Hắn từng là con sâu rượu, hắn “chưa bao giờ hết say”, vậy mà bây giờ hắn “cố uống cho thật ít”, để “khỏi tốn tiền”, và để “tỉnh táo mà yêu nhau”.

Tâm trạng hắn thay đổi, hắn thay cả tính cách lẫn thói quen.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời hắn biết đến chữ “hạnh phúc”.

Từng bước, từng bước, Chí Phèo bước ra khỏi con đường của tên quỷ dữ làng Vũ Đại để trở thành con người tốt đẹp hơn.

Ai có thể giúp và thay đổi Chí Phèo nhiều như vậy, nếu không phải là Thị Nở?

Câu chuyện kết thúc trong nuối tiếc và bi kịch, bắt đầu từ khi bà cô của Thị Nở không đồng ý chuyện thành thân của cháu bà.

Nhưng nếu bà không xỉa xói, không gào mắng thị, mà ngược lại cười và thúc giục cháu bà cưới hỏi cho nhanh.

Và Thị Nở không phải “lon ton sang nhà nhân ngãi” để “đổ cái tức” mà là báo tin cho Chí Phèo rằng cô Thị đã chấp nhận, liệu Chí Phèo có thành người lương thiện chăng?

Câu hỏi không phải dễ dàng trả lời, khi cuộc đời còn bao nhiêu khó khăn không lường trước được.

Liệu Chí Phèo có chấp nhận được những thử thách nghiệt ngã và sự oan trái của cuộc đời, hay lại để những tính tốt còn sót lại của hắn thối rữa theo cái xã hội bất công này để rồi ngựa lại quen đường cũ.

Tôi không biết, cũng không thể khẳng định chắc chắn, nhưng tôi tin, với một niềm tin mạnh mẽ, rằng Chí Phèo sẽ là người lương thiện, nếu Thị Nở không đóng sầm cánh cửa cuộc đời mới của Chí Phèo lại.

Bốn mươi năm vật lộn với cuộc đời, hắn vẫn còn cái khao khát được sống hòa hợp, được sống lương thiện.

Không phải đấy chính là bằng chứng mạnh mẽ nhất về giá trị con người trong Chí Phèo sao?

Niềm khao khát, tưởng chừng như tầm thường, nhưng vô cùng cao quý ấy vẫn nằm sâu trong tâm hồn Chí Phèo, chờ được thức tỉnh.

Nếu được đón vào xã hội “bằng phẳng, thân thiện”, nếu được sống bên Thị Nở, thì dẫu cuộc đời của một dân đen bị quan lại tham ô, chèn ép, thì hắn nhất định vẫn có được “một gia đình nho nhỏ”, với “chồng cuốc mướn cầy thuê, vợ dệt vải”.

Dù cuộc đời có nghèo, có đói, hắn vẫn hạnh phúc gấp trăm lần cuộc sống của tên du côn chỉ say mùi rượu và vang tiếng chửi làng.

Có thể nói sự gặp gỡ Thị Nở là bước ngoặt quan trọng, khi diễn biến tâm trạng, cũng như tính cách của Chí Phèo dần thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp hơn.

Thị sẽ mở đường cho hắn làm hòa với mọi người, con đường để hắn thực hiện cái ước mơ xa xôi ngày xưa của hắn, về một gia đình nho nhỏ.

Nhưng câu chuyện kết thúc trong bi kịch, khi Chí Phèo giết cụ bá và tự sát, khi Thị Nở nghĩ về cái lò gạch cũ, cái vòng luân chuyển không ngừng về sự ra đời của một Chí Phèo mới.

Vậy Chí Phèo có thành người lương thiện chăng, nếu hắn được chấp thuận cưới thị?

Đó là câu hỏi khó có lời giải đáp, nhưng riêng tôi, với niềm tin không đổi về tương lai tốt đẹp hơn, Chí Phèo rồi sẽ hòa hợp được với mọi người trong cái xã hội của những người lương thiện.

Tác giả: Nguyễn Phan Ngọc Bích

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Posted in Uncategorized | Gửi bình luận

Comments RSS

Trả lời Hủy trả lời

Nhập bình luận ở đây...

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

Email [bắt buộc] [Địa chỉ của bạn được giấu kín]
Tên [bắt buộc]
Trang web

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com [Đăng xuất/ Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Google [Đăng xuất/ Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter [Đăng xuất/ Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook [Đăng xuất/ Thay đổi]

Hủy bỏ

Connecting to %s

Nhắc email khi có bình luận mới.

Nhắc email khi có bài viết mới.

Δ

“Tao muốn làm người lương thiện... Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa…”. Câu nói cuối cùng của Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề tác phẩm. Hãy phân tích và chứng minh

Posted in Lớp 11 On Tuesday, September 5, 2017

YÊU CẦU

Dựa vào hai câu nói cuôì cùng của nhân vật mà tiến hành phân tích rõ và đầy đủ chủ đề của tác phẩm: Xã hội thực dân phong kiến đã đẩy một con người vốn hiền lành lương thiện vào con đường tha hóa khiến họ rơi vào cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, không có lối thoát [khai thác hai ý cơ bản trong hai câu nói: "Tao muốn làm người lương thiện" nhưng "không ai cho tao lương thiện, tao không thể là người lương thiện nữa", và chỉ còn một cách là tự kết liễu đời mình bằng một cái chết bất đắc kì tử]. Chủ đề mang giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả.

BÀI LÀM

Đọc Chí Phèo của Nam Cao đọng lại trong tôi là cái kết của câu truyện, một kết cục bi thảm và tất yếu dành cho nhân vật chính, Nhưng đó cũng là một cái kết đầy tính nhân đạo cao cả:

"Tao muốn làm người lương thiện.

- ...

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách... biết không... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!..."

Tôi nhớ đến một câu nói của Gorki: "Con người, tất cả ở trong con người". Cái lớn nhất mà Nam Cao đã làm được với thiên chức một nhà văn là đã phát hiện ra phẩm chất người trong hình hài của một con quỷ làng Vũ Đại. Những lời nói cuối cùng của Chí Phèo đã làm sáng lên, bừng lên ước muốn được làm người, khát vọng được hoàn lương của hắn. Từ cái chết ấy nhà văn muôn gửi đến bạn đọc bức thông điệp màu xanh về tác phẩm của mình rằng: con người, đặc biệt là người nông dân trong xã hội cũ, dù bị chà đạp, bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi thì ẩn sâu trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những tia sáng của bản tính lương thiện, bản chất người.

-"Tao muốn làm người lương thiện". Đó là câu nói thành thực nhất, tiếng đầu tiên và cũng là lời cuối cùng trong cuộc đời đã bị tha hóa một cách khủng khiếp của Chí Phèo. Khi hắn say nhất cũng là lúc hắn tỉnh nhất, là lúc còn kịp nhận ra nghĩa lí của cuộc sống chính là ở hai chữ "lương thiện" kia, để rồi điều đó bỗng trở thành khát vọng của hắn sau bao ngày vật vã với rượu và những lời chửi bới "tao muốn", lần đầu tiên cái mong muốn của Chí Phèo không phải là dăm đồng bạc lẻ của cụ Bá, không phải dăm cút rượu hay một ít đồ nhắm, những nhu cầu vật chất mà là một mong muốn có tính trừu tượng, sự lương thiện.

Nhận ra điều ấy, Chí Phèo càng ý thức được "Tao không thể là người lương thiện nữa". Dường như đây không còn là lời mà Chí nói với Bá Kiến nữa, đó là lời hắn nói với chính mình. Trước đó hắn không hề biết đến cái gọi là lương thiện, cũng không biết mình đã mất đi những cái cơ bản nhất trong một con người. Giờ đây khi nhận ra thì cũng là lúc hắn mất tất cả. Và cái chết là lối thoát Chí chọn cho mình, để chứng thực cho sự nguyên vẹn của cái gọi là lương thiện. Có lẽ khi hắn nhận ra mình không thể lương thiện được công là lúc hắn hiểu sự lương thiện không thể dung nạp những kẻ như hắn.

Những câu nói của Chí Phèo khép lại cuộc đời đen tối của hắn nhưng dội lại những năm tháng hắn đã sống, gợi lại những kí ức đau thương và cả nỗi ngọt ngào mà mới hồm qua, hôm kia thôi hắn còn được hưởng nhưng hôm nay đã tuột khỏi tầm tay. Đó vừa là lời tố cáo xã hội lại vừa như một tiếng nói khẳng định lại bản chất của Chí Phèo trong ý thức rất rõ rệt của hắn. Câu chuyện với bao nhiêu chi tiết, tình huống như gói gọn, đọng lại ở mấy câu nói ấy. Người ta đọc được ở đó những ý định tâm huyết của Nam Cao khi viết Chí Phèo.

Dọc theo hành trình cuộc đời Chí Phèo, ta sẽ thấy những lời nói cuối cùng hắn như một sự tổng kết về số phận của mình, một lời trăng trối mang tính triết lí và nhân bản rất cao. Chí cùng từng là một người lương thiện khi hắn còn là một nông dân hiền lành đi ở cho nhà Bá Kiến. Nhưng hắn đã thực sự tha hóa, mất cả nhân hình lẫn nhân tính từ khi đi tù về. Tình yêu với thị Nở chính là một sự thôi thúc, cảm hóa chất lưu manh trong con người hắn. Nhưng tiếc rằng hắn đã lấn sâu trong tội lỗi, cho nên dù có ham muốn được trở lại làm người bình thường thì cũng không được nữa. Ai đó sẽ cho hắn lương thiện?

Chí Phèo là một thằng lưu manh cùng hơn cả dân cùng. Có lẽ hắn cũng ý thức được điều ấy trước khi kết liễu đời mình. Thực tế khắc nghiệt đến mức một thằng liều quá nửa đời người như hắn vẫn phải nhận ra. Nam Cao đã đặt Chí Phèo trong một không gian thu nhỏ - làng Vũ Đại - nhưng có sức bao quát lớn: xã hội đương thời. Hãy cứ coi Vũ Đại chỉ là một làng xã nhưng chớ coi thường phạm vi của nó. ở đó hội tụ những thủ tục, nề nếp, trật tự và những mối quan hệ. Trên cùng của hệ thông làng xã là cụ Bá Kiến ăn ngôi trên chỉ từng được mệnh danh là "lí trưởng, chánh tổng, bá hộ, chánh hội đồng, kì hào, huyện hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Sau cụ Bá là hàng loạt phe cánh cường hào như một bầy cá tranh mồi dồn lại để bóc lột nhân dân nhưng vẫn ngấm ngầm chia rẽ, mưu hại nhau. Trong cái vòng vây ấy, những người dân chứ chưa nói đến Chí Phèo đã khổ cực lắm rồi. Hạng nông dân như Chí là hạng không được chút quyền hạn nào trong làng, không cha mẹ, người thân thích, không mảnh đất cắm dùi, không đồng bạc trong tay thì thử hỏi đâu là quyền sống? Cái cùng cực của Chí Phèo là cùng cực của một kẻ chỉ có thể chấp nhận chứ không có quyền thắc mắc, phản đối, chống lại.

Nam Cao đặt biệt chú ý đến cụ tiên chỉ của làng Vũ Đại, điều hành mọi quyền bính trong làng. Dưới ngòi bút của nhà văn, hình ảnh cụ bá hiện lên với những dáng nét sắc thái rất đậm, vừa mang đầy quyền lực mà vẫn không để lộ cái bạo tàn, hách dịch. Cụ bá không có cái thô lỗ, ngu dốt của những tên trọc phú khác ấy là bóc lột người một cách cổ tiền, thô sơ. Cụ có mưu mẹo của cụ, nó hình thành trong lời ăn, tiếng nói rất đỗi khôn ngoan của cụ, những thủ đoạn mà cụ bày ra thường chỉ làm cho con mồi mắc bẫy chứ không bao giờ cụ bể mặt "cụ vẫn tự hào vì cái cười hơn người của mình". Trong cái cười của Bá Kiến ẩn chứa bao nhiêu là xảo quyệt, gian manh, bao nhiêu mưu kế chưa được thực hiện. Hắn đã biến Chí Phèo từ một anh nông dân hiền lành thành một tên tù khổ sai với bộ dạng không còn là người nữa. Hắn đã giam hãm Chí Phèo trong nhà tù của luật pháp, hắn lại còn giam hãm Chí lần thứ hai, lâu dài hơn, trong nhà tù không vách, không xà lim, song sắt, ấy là làng Vũ Đại và sự ghê lạnh của mọi người. Ớ đó Chí Phèo là một tay sai đắc lực cho hắn. Trước Chí Phèo, Bá Kiến đã từng biết cách cai trị "những thằng liều" như Năm Thọ, Binh Thức, hắn có thừa kinh nghiệm để hiểu rằng. "Hãy ngâm ngầm đẩy người ta xuống sống nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn, đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vứt trả lại năm hào vì "thương anh túng quá"!” Những đồng bạc của hắn, những cái cười nhạt mà khanh khách, cái liếc mắt, lời quát mắng dọa nạt cùng những câu dịu giọng chính là cái bẫy để che mắt Chí Phèo, hòng lợi dụng "máu cùn" trong những thằng liều lĩnh "lúc nào cũng có thể cầm dao đâm người hay đâm mình". Sự hiện diện của Bá Kiến càng đậm nét thì cái hệ thông thông trị làng xã Việt Nam càng lộ rõ bàn chất xấu xa, bỉ ổi của nó. Đó là cái chôn mà Chí Phèo không bao giờ có thể tìm thấy cái gọi là luơng thiện.

Không ai cho Chí Phèo luơng thiện bởi vì hắn bị những lừa lọc, gian xảo bao vây xung quanh; những trò chém giết rạch mặt ăn vạ, xin đểu, ăn cướp giữa ban ngày vốn không phải là điều lạ lẫm đô! với Chí Phèo. Nhưng có một điều mà Chí Phèo chỉ có thể cảm nhận, chứ không nắm bắt được hình hài một cách cụ thể, đó là sự cô đơn, lạc lõng giữa mọi người. Đã trắng tay, không nơi nương tựa, Chí lại không có lấy một ai để ý. Những người bình thường đều xa lánh hắn. Sự lương thi]n xa lánh hắn. Không ai nghe hắn chửi, hắn không có ai để mà chửi. Đô! tượng chửi của hắn là tất cả mọi người, thiên nhiên, trời đất, là vô tận mà không là ai cả, là cái gì cụ thể cả. Thậm chí khi "hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại" thì "cả làng ai cũng nghĩ chắc nó trừ mình ra". Càng vì thế tiếng chửi càng trở thành ngôn ngữ riêng để Chí Phèo tự trấn an mình. Nó như một phản ứng quen thuộc giúp Chí quên đi sự xa lánh của mọi người. Hắn chửi để còn cảm giác sẽ có ai đó nghe được lời của mình. Dường như chưa đủ Chí tìm đến rượu. Đô! với hắn ngày tháng, tuổi tác đều không có nghĩa lí gì, cả cuộc đời hắn là một cơn say bất tận, "mênh mông", "hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say". Sau những câu văn Nam Cao, ta cảm thây rất rõ bước đi thất thểu, xiêu vẹo, cái giọng lè nhè, cùng cục của một con ma men. Ớ đâu Chí Phèo xuất hiộn là ở đó có tiếng chửi và cơn say rượu. Nếu vũ khí của Bá Kiến là nụ cười Tào Tháo thì vũ khí của Chí Phèo là hai thứ ấy. Hắn say để quên đi sự tồn tại của mình, quên đi quá khứ hiện tại, những vết rạch mặt, những vũng máu, những giọt nước mắt khổ sở của bao người dân vì hắn. Và một điều Chí rất rõ, ấy là khi tỉnh táo "hắn cảm thấy mình trơ trọi". Mâu thuẫn trong con người Chí Phèo chính là mâu thuẫn giữa nỗi sợ sệt cái mình có với sự liều lĩnh. Cho nên càng sợ hắn lại càng muốn quên, muốn sống. Chính bản thân Chí Phèo đã không nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống, hắn không tự mình tìm đến, tạo cơ hội cho lòng tốt phát sinh thì làm sao có được sự lương thiện?

Cuộc sống chỉ thực sự mỉm cười với Chí khi đời hắn có thị Nở. Sự xuất hiện của thị cùng với tình yêu đã hoàn sinh cho hắn. Hình ảnh của thị Nở như một điểm sáng trong câu truyện một vị cứu tinh trong cuộc đời u ám, triền miên say của Chí Phèo. Mọi mâu thuẫn, xung đột, sự thay đổi lớn của truyện đều xuất phát từ thị Nở. Có thể nói là phương tiện để Nam Cao đưa Chí Phèo trở về khát vọng hoàn lương.

Không cần biết đến một thị Nở dở hơi, một người đàn bà xấu như ma chê, quỷ hờn. Có cái mặt là "một sự mỉa mai của hóa công", "bề ngang hơn bề dài", Chí Phèo đã yêu và tình yêu ấy giúp hắn nhận thức rõ hơn về sự tồn tại của mình. Lần đầu tiên trong hắn nảy sinh những cảm xúc, tình cảm của một người bình thường, không say rượu, không chửi bới, hắn "bâng khuâng", "mơ hồ buồn", "nao nao buồn". Thử tưởng tượng xem một con ma rượu mà cho đến lúc này cũng "sợ rượu như những người ôm thường sợ cơm". Tinh yêu khơi dậy trong hắn ý thức về' bản thân, dù chỉ là "mơ hồ" nhưng hắn củng hiểu đó là cái buồn của một con người. Hắn cảm thấy xung quanh đang thay đổi, xôn xao, rạo rực. Một tiếng chim vui vẻ, những tiếng người cười nói, tiếng mõ... đối với hắn như là điều lạ lẫm, hấp dẫn. "Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có". "Chí Phèo chưa bao giờ nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hắn hết say". Và lúc này khi có đến 5 ngày không say rượu, hắn lắng nghe thế giới bằng tất cả lòng mình, cảm nhận và tận hưởng như một đứa trẻ mới chập chững biết đi. Thế giới trong mắt hắn là hàng chuỗi những điều kì diệu, mới lạ. Cái ngạc nhiên của Chí lên đến cao độ khi hắn nhận được sự chăm sóc từ Thị Nở: bát cháo hành. Hắn ngạc nhiên và "thấy mắt mình ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp". Bát cháo gợi mở trong hắn những tia sáng về sự tốt đẹp, quan tâm, săn sóc của con người trong cuộc sống. Kẻ cùng đinh, liều lĩnh ấy nhận ra một chân lí giản đơn:"Những người suôt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon". Cái nhận thức có vẻ ngây ngô và hiển nhiên ấy là đúc rút đầu tiên của Chí Phòo trong quãng đời bị tha hóa. Phải chăng đó chính là tiền đề cho sự trỗi dậy mạnh mẽ khát vọng làm người trong Chí. Càng tiếp xúc với thế giới một cách tỉnh táo, Chí Phèo càng khám phá ra những điều mới mẻ, tô't đẹp, trong hắn càng đậm thêm cái khái niệm về cuộc sống. Chí nhớ lại quãng đời cũ và so sánh giữa ngày đó với bây giờ. "Hắn muôn làm nũng với thị Nở như với mẹ". Rồi "hắn thấy thèm lương thiện". Cao hơn, Chí muôn làm một người để yêu: "Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui". Tâm thế của Chí Phèo được nâng dần lên. Cái buồn hòa quyện để nâng niềm vui của Chí lên mỗi lúc một cao hơn. Nhà văn đặc biệt chú ý miêu tả những biến thái, dù là rất nhỏ trong tâm trạng nhân vật. Chỉ một phát hiện của Chí Phèo về bát cháo hành cũng đủ để ta nhận ra ham muôn sống của hắn rồi; nó xóa đi những năm tháng khổ đau cũ trong cuộc đời của hắn, lấp đi cái lưu manh, liều lĩnh hàng ngày và mở ra một hi vọng về một thế giới đổi thay tốt đẹp, thế giới của lương thiện. Và cánh cửa lương thiện dường như đã mỉm cười với hắn. Không ai cho Chí Phèo lương thiện, điều đó không có nghĩa là hắn đã mất đi bản chất lương thiện. Ước mong về một cuộc sống bình dị ngày nào đã trở lại với hắn. Thị Nở đã khơi dậy ước mong ấy giữa một đông hỗn tạp, gai góc và phủ lên tâm hồn Chí một cái nhìn đầy lạc quan.

Nhưng sự xuất hiện của thị Nở như một tia sáng lóe lên rồi lại vụt tắt trong cuộc đời Chí Phèo. Người đàn bà ấy giông như một cách thức để Nam Cao soi rọi ánh sáng lương thiện vào tâm hồn Chí, tái hiện lại những phẩm chất người trong hắn để càng nhấn mạnh hơn bi kịch của hắn. Bởi lẽ Chí "không thể làm người lương thiện được nữa rồi". Thị Nở, chỗ dựa cuối cùng của hắn, đã từ bỏ hắn. Hắn thấy mình lâm vào bi kịch của những ngày tháng cũ, những cơn say liên miên, những khung cảnh cướp giật, rạch mặt ăn vạ, những lời chửi bới và nỗi cô đơn đến khủng khiếp. Thị Nở đã không thể cứu vớt hắn, mọi nẻo đường đến với lương thiện đều đóng kín. Thà rằng hắn cứ là một thằng cùng đinh liều lĩnh, tay sai của Bá Kiến, không biết gì về cuộc sống bên ngoài. Thà rằng hắn cứ yên phận mà ngông nghênh giữa làng còn hơn biết đến một tình yêu, một lôi sống mới mà không được tận hưởng. Cho nên Chí Phèo "càng uống lại càng tỉnh ra". Cái tỉnh của hắn là cái tỉnh của một người muôn sống mà bất lực với cuộc sống đó. Nỗi bất hạnh của hắn giờ đây còn nặng hơn gấp trăm lần bất hạnh trước đó hắn từng trải qua. Ai sẽ là người cứu vớt hắn khỏi vực sâu của tội lỗi, làm sao hắn có thể xóa được những vết đâm chém trên mặt hắn? Hắn nhận ra một điều hiển nhiên là mọi người không chấp nhận sự tồn tại của hắn nên sẽ không dung nạp lòng tốt của hắn. Cả làng Vũ Đại chỉ biết đến hắn trong vai trò một con quỷ dừ, liệu có ai tin khi hắn muôn trở thành một người bình thường? Xã hội kia, làng Vu Đại này có dễ dàng dung nạp cho hắn? Trước đây muôn sống được thì phải liều, bây giờ hiền lành chắc chắn không phải là một lôi sống có thể giúp hắn tồn tại. Đó là một quy luật tất yếu. Đây mới chính là hiện thân đầy đủ, cao cả nhất, sâu sắc nhất con người đích thực vẫn tiềm ẩn bấy lâu trong dân trí. Con người ấy biết suy nghĩ, lựa chọn, đặt ra những tình huống có thể xảy đến với mình khi mọi lối thoát đều đã hết.

Trở lại với những câu nói ở cuôì truyện của Chí Phèo, ta thấy đó là biểu hiện cao độ của khát vọng được làm người. "Tao muôn làm người lương thiện" là sự trỗi dậy mạnh mẽ, đánh dấu bước nhận thức mới trong con người Chí. Nếu trước đó hắn chỉ lơ mơ hiểu về cái tốt đẹp khi tỉnh rượu, rồi hiểu thế nào là nghĩa lí cuộc sống khi ăn bát cháo hành của thị Nở thì đây là lúc hắn lên tiếng đòi cái quyền được sống cho mình. Chính vì càng ý thức được khát vọng sống cho nên Chí Phèo cũng hiểu ra: "Tao không thể làm người lương thiện nữa rồi". Xã hội ấy không có chỗ đứng cho một kẻ muốn hoàn lương như hắn. Hắn đã ở trong vòng vây của lỗi lầm quá lớn, hắn đã bị xô đẩy vào chốn tôi tăm mà ở đó ngay cả sự lương thiện cũng không thể cứu vớt được hắn. Những câu nói tất yếu của Chí Phèo không chỉ là lời khuyến cáo dành cho cụ Bá Kiến, ăn tiên chỉ làng Vũ Đại, mà là lời tô" cáo chung dành cho cái xã hội tàn ác, chà đạp quyền sống của con người. Tiếng nói lương thiện không chỉ là khát vọng riêng của cá nhân Chí Phèo, nó còn là tiếng nói cao cả nhất của những người nông dân từng bị áp bức, tước đoạt mọi quyền làm chủ bản thân. Phải chăng đó cũng là tiếng nói vừa phát hiện lại vừa nâng đỡ chất người trong Chí, trong những kẻ tha hóa muôn hoàn lương. Trong lời nói của Chí Phèo ánh lên chất nhân bản của tác phẩm. Dường như kết cục của cuộc đời Chí chính là một lối thoát mà Nam Cao đã dành cho nhân vật này, để ông nâng vai trò con người trong Chí lên một mức độ cao hơn, con người đích thực. Mọi dụng ý nghệ thuật hầu như đều dồn lại ở cái kết cục đó. Chí Phèo chết bởi vì hắn muốn có được sự lương thiện nhưng xã hội, mọi người không cho hắn cơ hội đó. Chí Phèo chết trong sự nhận thức rất rõ về mình, về sự ghê lạnh của mọi người đối với hắn, về mơ ước tới một cuộc sống đích thực. Cái chết là sự hối cải cuối cùng mà Chí còn có thể làm được trong cuộc đời đầy rẫy tội lỗi của hắn. Chi tiết này vừa bộc lộ được giá trị hiện thực lại vừa đậm tính nhân bản.

Người ta nói trong mỗi truyện ngắn nhà văn đều chọn cho mình một mục tiêu để vươn tới những yếu tố cần thiết để phục cho mục tiêu đó. Sẽ có những đoạn, những chỗ mà ý định, tâm huyết của người cần bút hiện lên rất rõ rệt, có khi thành định nghĩa, quan niệm. Không nêu lên một khái niệm cụ thể về chất nhân bản trong con người, nhưng cái kết của Chí Phèo là một lời khẳng định về khát vọng sống của con người. Mọi chuẩn bị trước đó dường như chỉ để đợi cái giây phút Chí Phèo bật lên tiếng nói căm phẫn, đòi hỏi sự lương thiện. Chủ đề của truyện đến đây được nâng lên thành ý nghĩa nhân đạo cao cả. Chí Phèo đã nói hộ Nam Cao những điều mà nhà văn muốn nói, muốn đem đến cho con người.

Bài viết liên quan

Có ý kiến cho rằng: Ngôn ngữ trong thi phẩm “Tây Tiến” đã được Quang Dũng chạm khắc bằng một thứ ngôn ngữ rất độc đáo và mang sức sống kì diệu của một thời binh lửa. Anh [chị] hãy thể hiện cảm nhận riêng của mình để làm sáng tỏ ý kiến trên

Phân tích "phần tuyên ngôn" trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh [từ "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" cho đến hết], nêu rõ: Ý nghĩa sâu sắc của "phần tuyên ngôn" và lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện đầy sức thuyết phục

Chất trào phúng trong tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia” [trích "Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng]

Anh [chị] suy nghĩ như thế nào về câu cách ngôn: “Thất bại là mẹ thành công”

Văn nghị luận: Bàn về đức tính giản dị

Nêu những suy nghĩ của anh [chị] về hình tượng Tổ quốc trong thơ ca sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

Viết bình luận

Họ tên

Địa chỉ email

Nội dung

HỌC VĂN CHỊ NGUYỄN MINH HIÊN

Hotline 0399.320.698
Toggle navigation Danh mục
  • |
  • Giới thiệu
    • Chị Minh Hiên là ai?
    • Phương pháp dạy học
  • |
  • Văn học THPT
    • Đọc - Hiểu
    • Nghị Luận Xã Hội
    • Nghị Luận Văn Học
    • Tài Liệu Bổ Sung
    • Đề Thi Thử
    • Đề Thi Các Năm
    • Đề Thi Trọng Tâm
  • |
  • VĂN HỌC THCS
    • Lớp 9
    • Lớp 8
    • Lớp 7
    • Lớp 6
  • |
  • Cảm Nhận Học Sinh
    • MH Confession
    • Góc Hoạt Động
    • Góc Học Tập
    • Cảm Nhận Học Sinh
  • |
  • Khoá học
    • Khoá học Offline
    • Khoá học Online
    • Audio Văn Học - Văn Xuôi
    • Audio Văn Học - Thơ
    • Audio văn học - Thơ 9
    • Audio văn học - Văn xuôi 9
  • |
  • Sách Văn Chị Hiên
    • Tình Yêu
    • Cuộc Sống
    • Văn Học
    • Sách Ôn Thi Đại Học
  • |
  • Tin Tức
    • TÀI LIỆU CHỊ HIÊN
    • VTV CHỊ HIÊN
    • Tin Tức Xã Hội
  • |
  • Liên hệ

Phân tích truyện Chí Phèo của Nam Cao

THPT Sóc Trăng Send an email
0 34 phút

Phân tích tác phẩm Chí Phèo lớp 11 của Nam Cao để làm sáng tỏ nội dungnhân đạo sâu sắc mà Nam Cao muốn gửi gắm vào tác phẩm, nói lên những kiếp lầm than, không có chỗ đứng và tiếng nói trong chính cuộc sống của mình trong cái xã hội phong kiến đầy sự áp bức nhưng vẫn luôn khao khát muốn được trở thành người lương thiện.

Cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây để nắm được cách làm dạng bài phân tích Chí Phèo em nhé!

Bạn đang xem: Phân tích truyện Chí Phèo của Nam Cao

Đề bài: Em hãy viết một bài văn phân tích truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu] của Nguyễn Khuyến

  • Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

  • Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Nội dung

    • 0.1 Hướng dẫn làm bài phân tích tác phẩm Chí Phèo củaNam Cao
  • 1 Lập dàn ýphân tích truyện Chí Phèo
    • 1.1 1. Mở bài phân tích Chí Phèo
    • 1.2 2. Thânbài phân tích Chí Phèo
    • 1.3 3. Kếtbài phân tích Chí Phèo
  • 2 Top 3 bài văn mẫu hay phân tích truyện ngắnChí Phèo củaNam Cao
    • 2.1 Bài của học sinh chuyên vănphân tích tác phẩm Chí Phèo được đánh giá cao
    • 2.2 Phân tích truyện Chí Phèo lớp 11 để thấy bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh
    • 2.3 Phân tích truyện Chí Phèo – Bức tranh về đời sống xã hội phong kiến nông thôn Việt Nam
    • 2.4 Sơ đồ tư duy phân tích Chí Phèo

Hướng dẫn làm bài phân tích tác phẩm Chí Phèo củaNam Cao

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: Phân tích nội dung, nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn Chí Phèo

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các từ ngữ, chi tiết, hình ảnhtrong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

– Phương pháp lập luận chính: phân tích.

2. Các luận điểm cần triển khai

– Luận điểm 1: Làng Vũ Đại – không gian nghệ thuật của truyện ngắn

– Luận điểm 2: Nhân vật Bá Kiến – điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng

– Luận điểm 3: Hình tượng nhân vật Chí Phèo

Phân tích bi kịch Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

THPT Sóc Trăng Send an email
0 24 phút

Đề bài:Phân tích số phận đây bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Để thực hiện một bài văn phân tích bi kịch Chí Phèo thì THPT Sóc Trăng muốn hướng dẫn tới các em mẫu lập dàn ý cùng 2 bài văn mẫu dưới đây.

Nội dung

    • 0.1 Mẫudàn ý phân tích bi kịch Chí Phèo
  • 1 Top 2 bài văn phân tích bi kịch Chí Phèo chi tiết
    • 1.1 Bài số 1
      • 1.1.1 Mở bài phân tích bi kịch Chí Phèo mẫu 1
      • 1.1.2 Thân bài phân tích bi kịch Chí Phèo mẫu 1
      • 1.1.3 Kết bài phân tích bi kịch Chí Phèo mẫu 1
    • 1.2 Bài số 2
      • 1.2.1 Mở bài phân tích bi kịch Chí Phèo mẫu 2
      • 1.2.2 Thân bài phân tích bi kịch Chí Phèo mẫu 2
      • 1.2.3 Kết bài phân tích bi kịch Chí Phèo mẫu 2

Mẫudàn ý phân tích bi kịch Chí Phèo

a. Mở bài

Bạn đang xem: Phân tích bi kịch Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu] của Nguyễn Khuyến

  • Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

  • Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Giới thiệu về tác giảNam Cao và truyện ngắn Chí Phèo

Dẫn dắt vào vấn đề: bi kịch của nhân vật Chí Phèo

b. Thân bài

*Khái quát chung:

– Truyện ngắn Chí Phèo được Nam Cao sáng tác năm 1941. Năm 1946, tác phẩm này được in lại trong tập Luống Cày [Hội Văn hóa Cứu quốc, NXB Hà Nội]. Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

– Định nghĩa về bi kịch: Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát.

*Phân tích [Những bi kịch của Chí Phèo]

Bi kịch 1. Tiếng chửi – cách giao tiếp duy nhất của Chí Phèo với mọi người Nam Cao mở đầu tác phẩm không bằng việc giới thiệu nhân vật mà đi ngay vào khắc họa hình ảnh một kẻ say đang khập khiễng bước qua cánh cửa cuộc đời mà đi vào trang văn –> Chí Phèo bị chối bỏ làm người, chính sự chối bỏ này khiến hắn không thể nào quay trở về đúng nghĩa một con người.

Bi kịch 2. Bi kịch một của đứa trẻ mồ côi:

Sinh ra đã bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, được bác thả lươn đem về cho bà góa mù, bà này bán Chí cho vợ chồng bác phó cối tốt bụng, nhưng chỉ ít lâu hai vợ chồng mất, Chí Phèo phải đi ở đợ cho hết nhà này đến nhà khác trong làng để kiếm miếng cơm. Chí Phèo làm thuê cho nhà Bá Kiến và bị Bá Kiến đổ tội oan vì ghen tức. Chí đi tù suốt 7,8 năm trở về làng trong nhân hình, nhân tính bị tha hóa. Không nhà, không cửa, không cha, không mẹ lại không họ hàng thân thiết, kể cả người để trò chuyện cũng không.

Bi kịch 3. Bi kịch bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính:

– Nhà tù thực dân có một sự tàn phá ghê gớm đối với con người, biến một anh nông dân lương thiện thành một con quỷ dữ. Chí phèo ra tù với bộ dạng hoàn toàn mới “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…”

– Về nhân tính: Ra tù hôm trước hôm sau hắn đã ra chợ uống rượu và ăn thịt chó, hắn xách chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt, ăn vạ. Bị lão gian hùng dụ dỗ, hắn trở thành tay sai đắc lực chuyên đòi nợ cho nhà Bá Kiến.

–> Cuộc sống của hắn chỉ là phá phách, cướp giật, dọa nạt, đập đầu ăn vạ và chửi đời trong cơn say triền miên Cái xã hội tù túng của thực dân phong kiến đã bóp nghẹt con người, vùi dập ước mơ chính đáng của họ.

Bi kịch 4: Mơ ước được hoàn lương và bi kịch từ chối quyền làm người:

– Thị Nở và bát cháo hành là tình cảm nhân đạo mà Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình. Chuyện tình năm ngày hạnh phúc và bát cháo hành đã giúp Chí tỉnh giấc sau những năm tháng say triền miên và khao khát được là người lương thiện.

– Nhưng bi kịch cuối cùng, cũng là bi kịch lớn nhất của Chí, đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bà cô Thị Nở dè bỉu, không cho Thị lấy Chí Phèo bởi hắn chỉ là một thằng “người không ra người, ngợm không ra ngợm”. => Đó chính là định kiến của xã hội về những người như hắn.

– Hắn tuyệt vọng, tìm đến hơi men rồi xách dao đến nhà Bá Kiến. Tại đây, Chí đòi làm người, muốn “làm người lương thiện” nhưng “ai cho tao lương thiện?”.

– Chí đã đi đến tận cùng của sự bế tắc, chỉ còn có thể lựa chọn đâm chết Bá Kiến và tự sát.

=> Nỗi đau đớn tận cùng của con người không phải là chết mà là sống không có quyền làm một con người. Chính vì thế có thể khẳng định đây chính là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo. Cái chết của Chí Phèo và kết cục của Bá Kiến là tiếng nói thức tỉnh cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho những kiếp người thấp bé.

Nhận xét:

– Thông qua tấn bi kịch của Chí Phèo, Nam Cao muốn tố cáo hiện thực xã hội thực dân, phong kiến

– Đồng thời, tác giả đã đặt niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

– Ta thấy được một Nam Cao tài giỏi trong cách sử dụng chi tiết nghệ thuật đắt giá và phong cách viết truyện tiêu biểu của một nhà văn giàu lòng trắc ẩn.

c. Kết bài

– Nêu cảm nhận, đánh giá về bi kịch của nhân vật Chí Phèo

– Mở rộng vấn đề sự liên tưởng và cảm xúc riêng của mỗi cá nhân.

Xem thêm các bài văn mẫuphân tích nhân vật Chí Phèocũng do THPT Sóc Trăng tổng hợp.

Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

  • Dàn ý phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo
  • Dàn ý phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến
  • Phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến đầy đủ
    • Bài làm mẫu 1
    • Bài làm mẫu 2
    • Bài làm mẫu 3
    • Bài làm mẫu 4
  • Phân tích cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến ngắn gọn

Dàn ý phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo

1. Mở bài

Giới thiệu về cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến: Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho những người nông dân cùng khổ bị đẩy vào tấn bi kịch tha hóa về nhân tính. Cuối cùng, khi đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, người đã đẩy mình vào con đường tha hóa và lựa chọn cái chết như cách để tự giải thoát cho bản thân.

2. Thân bài

– “Chí Phèo” kết thúc bằng hai cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

–> không chỉ là lựa chọn của Nam Cao để khép lại tấn bi kịch của cuộc đời Chí mà nó còn là chi tiết nghệ thuật độc đáo, một cái kết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

– Quá đau khổ, tuyệt vọng khi con đường trở về làm người lương thiện bị chặn đứng, Chí Phèo đã uống đến hai chai rượu và mang dao đến nhà Thị Nở với ý định “chém chết cả nhà nó”.

– miệng nói đến nhà Thị Nở để trả thù nhưng bước chân của Chí lại đi đến nhà Bá Kiến.

– Lần cuối cùng Chí đến nhà Bá Kiến đã không còn trong trạng thái mơ hồ về nhận thức mà vô cùng tỉnh táo:

– Chí đã vung dao lên, lưỡi dao của Chí đã lấy đi mạng sống của Bá Kiến, và cũng chính lưỡi dao ấy đã lấy đi mạng sống của Chí.

– Ý nghĩa:

3. Kết bài

Thông qua cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến, tác giả Nam Cao đã lên án gay gắt chế độ phong kiến đã đày đọa, chà đạp con người, từ đó thể hiện thái độ trân trọng đối với những phần “người” tốt đẹp bên trong những con người dưới đáy xã hội ấy.

Video liên quan

Chủ Đề