Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào số sánh với thời Lý nhận xét

Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?

Đề bài

Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 52, 53 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

- Quân đội thời Trần đã được tổ chức một cách hoàn chỉnh, quy củ.

- Quân đội được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Quân đội nhà Trần còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên

=> Quân đội mạnh, tạo tiềm lực để đối phó với giặc ngoại xâm.

Loigiaihay.com

  • Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?

    Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?

  • Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

    Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

  • Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    - Tháng 12 năm Ất Dậu [đầu năm 1226], Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

  • Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

    Về tổ chức bộ máy quan lại thời Trần,

  • Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần.

    bộ máy nhà nước thời Trần cũng giống như thời Lý, được phân làm ba cấp, quyền hành tập trung trong tay vua [chế độ phong kiến tập quyền]

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

    Kinh tế thời Lê Sơ.

  • Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

    - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

  • Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào ? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý ?

Đề bài

Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 37, 38 để trình bày và nhận xét.

Lời giải chi tiết

* Tổ chức:

- Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương:

Nội dung

Cấm quân

Quân địa phương

Tuyển chọn

Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước.

Tuyển chọn trong số những thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh [18 tuổi].

Hoạt động

Bảo vệ vua và kinh thành.

- Canh phòng ở các lộ, phủ.

- Hàng năm, chia thành phiên thay nhau đi luyện tập và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu.

- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” [gửi binh ở nhà nông]: cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thủy, kỉ luật nghiêm minh và được huấn luyện chu đáo.

- Vũ khí trang bị cho quân đội gồm: giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá,...

* Nhận xét:

- Quân đội nhà Lý được tổ chức quy củ, chặt chẽ và khá hùng mạnh.

- Chính sách “ngụ binh ư nông” là một chính sách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

Loigiaihay.com

  • Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

    Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

  • Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long ?

    Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

  • Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý.

    Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý.

  • Từ nhận xét trên, em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình thư thời Lý.

    Từ nhận xét trên, em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình thư thời Lý.

  • Em nghĩ gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

    Em nghĩ gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

    Kinh tế thời Lê Sơ.

  • Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

    - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

  • Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

1. Tổ chức quân độiđại nhà Trần [1226 - 1400].

Ban đầu là quân đội nhà Lý chuyển thuộc tự nhiên khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lập nên nhà Trần [tháng 01/1226].

Để đối phó vối tình hình nhiễu loạn trong nước [có từ cuối thời Lý] và mối đe dọa xâm lược của đế quốc Mông cổ [từ năm 1271 đôi quốc hiệu là Nguyên], nhà Trần đặc biệt quan tâm xâv dựng lực lượng vũ trang, Quân đội nhà Trần được cải cách nhanh chóng và kiên quyết: hầu hết tướng lĩnh thời Lý bị loại bỏ, thay vào các tướng lĩnh là tôn thất nhà Trần: hầu hết binh sĩ cấm quân thời Lý được thay thế bằng những đinh tráng đồng hương, thân thuộc nhà Trần; tăng số lượng quân thường trực và khả năng huy động khi có chiến tranh; từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, biên chế, nâng cao chất lượng chú trọng nghiên cứu phát triển lý luận quân sự và khoa học quân sự.

Cũng như thời Lý, quân đội Trần được tổ chức theo nguyên tắc thân quân [đối với lực lượng thường trực chuyên nghiệp] và sương quân [đối với lực lượng bán chuyên nghiệp] nhưng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm: quân cấm vệ, quân các lộ, quân vương hầu.

Quân cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình, kinh thành [ở Thăng Long] và thái thượng hoàng [ở Thiên Trường, Long Hưng], vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước vối bộ phận trực tiếp bảo vệ vua, triều đình. kinh đô và thái thượng hoàng được tuyên chọn rất chặt chẽ từ những đinh tráng khỏe mạnh nhất. biết võ nghệ, ở quê hương họ Trần và một số địa phướng có công giúp họ Trần. Bộ phận còn lại gọi là du quân, đóng ở ngoài thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương khác. Quân cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của Thượng thư Sảnh do Đại hành khiển đứng đầu, từ năm 1342 về sau thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do Hành khiển tri khu mật viện sự đứng đầu. Chỉ huy mỗi quân, vệ là một võ tướng.

Quân các lộ có nhiệm vụ bảo vệ địa phương và là công cụ quyền lực của bộ máy nhà nước ở lộ [cả nước có 12 lộ]. Quân vương hầu phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong quân đội Trần - Nếu thời Lý, mỗi vương hầu chỉ được phép tổ chức một đội quân riêng khoảng 500 người thì thời Trần, mỗi vương hầu được phép tuyển mộ đến 1.000 quân [theo quy chế của triều đình năm 1254].

Nhà Trần xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách “ngụ binh ư nông” kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau về sản xuất của sương quân]. Để có thể bổ sung quân số cho quân đội được nhanh, việc đăng ký đinh tráng được mở rộng đến Thanh Hóa, Nghệ An và một số vùng ngoại vi đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia làm ba hạng: thượng [nhất], trung [nhì], hạ [ba] và tùy tính chất quan trọng của đơn vị và loại quân mà bổ sung [hạng nhất là người quê hương, thân thuộc nhà Trần, để bổ sung cho các đơn vị có quân hiệu Thiên, Thánh, Thần; hạng nhì bổ sung vào quân các lộ, hạng ba bổ sung vào quân chèo thuyền, khiêng vác...].

Quân đội nhà Trần được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa” [quân ít nhưng tinh nhuệ]. Năm 1253, lập giảng võ đường để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, luyện tập võ nghệ và thường xuyên duyệt đội ngũ.

Quân số cao nhất khoảng 300.000 người [1284], trang bị chủ yếu là cung, nỏ, gươm, giáo, lao, mộc.

Quân đội Nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông lần I vào năm 1258; lần II vào năm 1285; lần III vào năm 1287 - 1288, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Từ đời vua Trần Nghệ Tông [1370 - 1372], quân đội bị suy yếu dần và chuyển thuộc nhà Hồ.

1. Bộ máy nhà nước thời Trần

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước rất chặt chẽ,cụ thể, quyền lực của vua càng mạnh, dễ điều khiển cấp dưới.

Ở thời Trần, Vua là người nắm giữ mọi quyền hành nhưng trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu, hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của hai Vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước. Trong thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.

Bộ máy địa phương: Sau khi trải qua hai lần cải cách, bộ máy chính quyền nhà Trần được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..

Chế độ tuyển chọnbinh línhcũng được các vua nhà Trần đặc biệt quan tâm chú ý. Các cuộc tuyển chọn dành cho trai tráng trên 18 tuổi được tổ chức thường niên.

Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có điểm khác so với thời Lý:

Thời Lý

Thời Trần

- Chia cả nước làm 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu.

- Đứng đầu là các chức tri phủ, tri châu giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.

- Chia cả nước thành 12 lộ

- Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ. Từ châu đến huyện, xã đều có người đứng đầu [tri phủ, tri châu, tri huyện, xã quan].

Answers [ ]

  1. -Giống nhau:

    +Quân đội gồm 2 bộ phận

    +Đều thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

    -Khác nhau:

    +Thời Trần chỉ tuyển chọn cấm quân ở quê hương mình

    +Thời Trần quân đội tổ chức chặt chẽ hơn, thực hiện chủ trường “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết

    +Thời Trần còn có quân của các vương triều

    +Bố trí tướng lĩnh giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới

  2. so sánh điểm giống và khác nhau về tổ chức quân đội thời trần với quân đội thời Lý?

    – Giống nhau:cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

    – Khác nhau: +Quân đội nhà Trần được chia làm hai loại: cấm quân và quân ở các lộ, cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở các làng, xã khi có chiến tranh, còn có các quân đội của các vương hầu

    +Quân đội nhà Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.

    +Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương:”quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”

    – Nhận xét của em về quân đội thời Trần: Quân đội nhà Trần hoàn chỉnh, quy củ, được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

    chúc bạn học tốt

Mục lục

Video liên quan

Chủ Đề