Ví dụ về thị trường liên ngân hàng

Trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, các ngân hàng tham gia vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu, còn Ngân hàng trung ương tham gia với vai trò là thành phần thực hiện việc quản lí vĩ mô, đồng thời cũng là thành phần thực hiến các hoạt động điều tiết và chi phối thị trường cũng như thực hiện vai trò của người cho vay cuối cùng. Trên thực tế, nếu xét theo chiều ngang thì thị trường liên ngân hàng biểu hiện mối quan hệ thị trường giữa các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Còn đối với những nhu cầu chi cho các nhiệm vụ tài chính cần vay trong một thời gian ngắn thì thị trường nội tệ lên ngân hàng là môi trường thuận lợi hỗ trợ cho các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng giải quyết những nhu cầu chi cấp thiết trước mắt. Thị trường nội tệ liên ngân hàng có nhiều ưu điểm và mang tính nhanh chóng, tuy nhiên nó cũng có tính hai mặt.

Cơ sở pháp lý:

– Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– Quyết định số 132/QĐ-NH14 về thành lập thị trường nội tệ liên ngân hàng.

1. Thị trường nội tệ liên ngân hàng là gì?

Thị trường nội tệ liên ngân hàng là nơi các tổ chức tín dụng hoặc các ngân hàng vay mượn nhau các khoản dự trữ dư thừa bằng nội tệ nhằm bù đắp các nhu cầu về ngân quỹ tài chính tạm thời, nhằm chi cho các nghĩa vụ tài chính thường xuyên.

Việc vay mượn qua thị trường nội địa liên ngân hàng thường đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn, có thể vay qua đêm, vay trong thời hạn 7 ngày.

Thị trường nội tệ liên ngân hàng mang những đặc điểm cơ bản sau của thị trường tiền tệ liên ngân hàng:

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường nhay cảm và là thị trường thông tin: bao gồm một mạng lưới các ngân hàng đại lý , trong đó ngân hàng thương mại này mở khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại khác.

Thị trường nội tệ liên ngân hàng chủ yếu là ngân hàng bán buôn và có độ tin cậy rất cao, mô hình liên kết toàn cầu.

Có thể hỗ trợ cho việc chuyển giao nhanh chống các khoản dự trữ dư thừa.

Xem thêm: Quy định về cấm xe tải hoạt động trong nội thành Hà Nội

Lãi suất vay của thị trường nội tệ liên ngân hàng thường cao vì lý do vay nóng với một khoản tiền rất lớn trong một thời gian giao dịch ngắn (lãi suất của việc cho vay qua đếm có thể từ 2 đến 3%). Lãi suất liên ngân hàng được các ngân hàng lớn thông báo cho nhau vào lúc 11 giờ và thông báo cho khách hàng vay.

Thông qua các giao dịch vốn ngắn hạn trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, lãi suất về nội tệ liên ngân hàng sẽ được hình thành và là mức lãi suất chuẩn, mức lãi suất này thường được các tổ chức tín dụng dùng làm cơ sở khi tính toán lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng và là cơ sở thực hiện các giao dịch liên quan đến lãi suất.

Các giao dịch liên ngân hàng được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận dưới nhiều hình thức như qua các mạng giao dịch điện tử (ở Việt Nam có thể là mạng điện tử của Ngân hàng nhà nước hoặc của các tổ chức cung ứng dịch vụ được cơ quan thẩm quyền cấp phép, ví dụ như mạng Vietcombank Money), qua điện thoại (dưới hình thức có ghi âm lại) hay các hình thức khác.

Việc thực hiện thanh toán các giao dịch thường được qui định phải thông qua hệ thống kiểm soát của Ngân hàng trung ương

2. Thị trường nội địa liên ngân hàng trong Tiếng anh là gì?

Thị trường nội tệ liên ngân hàng tiếng Anh là: Interbank Market – gọi tắt là thị trường nội tệ lien ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch cơ bản (Money Base – MB) giữa các ngân hàng, thông thường, các giao dịch này thường được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương.

3. Quy định về thị trường nội tệ liên ngân hàng?

Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có những quy định liên quan đến thị trường nội tệ liên ngân hàng ngày càng được xây dựng hoàn thiện nhằm đáp ứng những phương thức và yêu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế

Nhận thức được những vai trò quan trọng và to lớn của thị trường nội tệ liên ngân hàng, từ năm 1993, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam  đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến việc thành lập và hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng tại Việt Nam. Hay nói cách  khác, Thị trường nội tệ liên ngân hàng được thành lập tại Việt Nam từ năm 1993. Giá trị giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thường rất lớn, tại Việt Nam một giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có thể có giá trị từ một tỉ Việt Nam đồng trở lên.

Ngày 21/06/1993, Quyết định số 114/QĐ-NH14  về quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng, Quyết định số 132/QĐ-NH14 về thành lập thị trường nội tệ liên ngân hàng, Quyết định 134/QĐ-NH14  ban hành ngày 14/07/1993 về việc đóng góp kinh phí để tham gia vào thị trường liên ngân hàng, Quyết định số 90/QĐ-NH14 ban hành ngày 6/10/1993, Quyết định 1310/QĐ-NH14,… đã được ban hành.

Xem thêm: Thủ tục để doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào thị trường nội địa

Cụ thể, Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời theo Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau và chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Quyết định số 114/QĐ-NH14 và Quyết định số 190/QĐ-NH14 thì thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội) số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạt động rất hạn chế. Trong đó, những thành viên là ngân hàng thương mại Nhà nước có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động vốn và cho vay vốn do có lợi thế về tài chính và uy tín hơn so với các loại ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng khác.

Đặc biệt, từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau mà không thực hiện thông qua Ngân hàng nhà nước nữa. Các Ngân hàng sẽ thỏa thuận các phương thức giao dịch, thỏa thuận về thời hạn, về lãi suất và cả những điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến hiện nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay hoặc thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau.

Cho đến hiện nay ở nước ta, thị trường nội tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức và điều hành hoạt động, được chính thức hoạt động theo quy định tại Quyết định 132/QĐ-NH14 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ở nước ta, loại thị trường nội tệ liên ngân hàng này được tổ chức và hoạt động nhằm liên kết các ngân hàng là thành viên của thị trường kinh doanh nội tệ để giải quyết mối quan hệ cung – cầu, chúng có tính tạm thời về việc vay vốn, hay có thể hiểu là chi trả nhanh cho các nhu cầu chi trong tình trạng số vốn dữ trữ không đủ để chi cho các nhu cầu cần thiết. Thành viên của thị trường này là các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc gia, những ngân hàng và chi nhánh này sẽ được tham gia thị trường với tư cách thành viên theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Các chủ thể tham gia vào thị trường nội tệ liên ngân hàng bao gồm: Ngân hàng thương mại, các tổ chức nhận tiền gửi khác, công ty môi giới (Broker) và công ty king doanh trên thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng (Dealers) và Ngân hàng trung ương. Ở nước ta các giao dịch liên ngân hàng bằng đồng Việt Nam phải thực hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, từ đó Ngân hàng trung ương có cơ sở đưa ra mức lãi suất bình quân liên ngân hàng dùng tham khảo cho cả thị trường.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tổ chức, điều hành thị trường đồng thời cũng là thành viên thực hiện các giao dịch như các thành viên khác. Trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, thực hiện hai loại cho vay đó là: khoản vay để bù đắp khoản nợ vay Ngân hàng Nhà nước do thiếu hụt trong thanh toán bù trừ và khoản vay để mở rộng tín dụng ngắn hạn.

4. Lãi suất trên thị trường tiền tệ ngân hàng của Việt Nam?

Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố lãi suất bình quân trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đối với những giao dịch liên ngân hàng bằng đồng Việt Nam (Vnibor), lãi suất bình quân liên ngân hàng được công bố sẽ gồm lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm, theo tuần hoặc theo tháng. Ben cạnh đó, tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD/VND cũng sẽ được cập nhật và được công bố hàng ngày trên website chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại địa chỉ: www.sbv.gov.vn

5. Các giao dịch trên thị trường nội tệ liên ngân hàng?

Giao dịch trên thị trường nội tệ liên ngân hàng được thực hiện chủ yếu từ ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, là nơi thực hiện cho vay cuối cùng với các giao dịch cụ thể như sau:

Gửi tiền hoặc nhận tiền ở các ngân hàng khác. Trong đó, chủ thể gửi tiền là các ngân hàng thương mại và ben chủ thể nhận tiền là ngân hàng trung ương

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất và thi công nội thất mới nhất 2022

Cho vay hoặc thực hiện vay tại các tổ chức tín dụng có nguồn vốn tài chính dư thừa tạm thời

Mua bán hẳn hoặc mua bán có kì hạn có giấy tờ có giá

6. Vai trò của thị trường nội tệ liên ngân hàng?

Duy trì nguồn vốn dự trữ thường xuyên cho toàn bộ mạng lưới ngân hàng thanh toán kịp thời các giao dịch.

Tác động tích cực đến yêu cầu quản lý vốn cần thiết của các ngân hàng thương mại

Xúc tác và điều hòa, phân bổ các nguồn vốn của toàn hệ thống ngân hàng.