Version 1803 os build 17134 có lỗi gì ko

Microsoft đang chuyển sang cung cấp Windows as a Service [WaaS], có nghĩa là sẽ không có bất kỳ bản phát hành lớn nào sau mỗi 3 năm, các tính năng và thay đổi mới sẽ được tung ra ngay khi chúng sẵn sàng.

Mô hình xây dựng Windows mới cũng tránh sử dụng số phiên bản như chúng ta thường thấy trước đây [ví dụ: Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, v.v.]. Điều này gây ra chút khó khăn khi theo dõi phiên bản đang chạy trên thiết bị.

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ học một số cách để kiểm tra và xác định phiên bản Windows 10 được cài đặt trên máy tính

Làm sao để kiểm tra phiên bản Windows 10 trên máy?

Cách kiểm tra phiên bản Windows 10 bằng ứng dụng Settings

Mở Settings > System > About. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy loại Win 10 [Home, Pro, Enterprise, Education], số phiên bản [cái cần xem] và OS Build [không cần quan tâm lắm].

Cách khác là nhập winver vào thanh tìm kiếm trên Windows 10, nhấn Enter. Hoặc mở cmd, nhập winver.

Khi đó, một cửa sổ nhỏ mở ra, cho phép bạn xem các thông tin tương tự như bên trên.

Cách kiểm tra phiên bản Windows 10 bằng System information

Làm theo các bước sau để kiểm tra phiên bản Windows 10 hiện tại bằng System information:

1. Mở Start.

2. Tìm kiếm System information và nhấp vào kết quả hàng đầu để mở ứng dụng.

3. Chọn System Summary trên bảng điều khiển bên trái, thông tin sẽ được liệt kê trong trường Version.

Số phiên bản có sẵn với System Information chỉ hiển thị số bản build. Nếu bạn muốn biết số phiên bản thực tế của Windows 10, bạn sẽ cần giải mã thông tin:

  • Phiên bản November 2019 1909 [số bản build 18363].
  • Phiên bản May 2019 Update 1903 [số bản build 18362].
  • Phiên bản October 2018 Update 1809 [số bản build 17763].
  • Phiên bản April 2018 Update 1803 [số bản build 17134].
  • Phiên bản Fall Creators Update 1709 [số bản build 16299].
  • Phiên bản Creators Update 1703 [số bản build 15063].
  • Phiên bản Anniversary Update 1607 [số bản build 14393].
  • Phiên bản November Update 1511 [số bản build 10586].
  • Phiên bản Initial Release 1507 [số bản build 10240].

Cách kiểm tra phiên bản Windows 10 bằng Command Prompt

Làm theo các bước sau để xác định phiên bản Windows 10 bằng Command Prompt:

1. Mở Start.

2. Mở Command Prompt.

3. Nhập lệnh sau để xem phiên bản đầy đủ của Windows 10 và nhấn Enter:

ver

4. Nhập lệnh sau để xem tên và phiên bản của Windows 10 và nhấn Enter:

systeminfo | findstr /B /C:"OS Name" /C:"OS Version"

5. Nhập lệnh sau để lấy thông tin phiên bản Windows 10 và nhấn Enter:

wmic os get version

6. Lệnh trên sẽ truy vấn tên và phiên bản của hệ điều hành.

Khi bạn hoàn thành các bước, bạn cần sử dụng số bản build để xác định phiên bản thực tế của Windows 10. Anh em có thường bị “rối não” với tên gọi của các bản cập nhật Windows 10 không? Với bản cập nhật mới nhất gần đây thì tên dài nhất là October 2020 Update, ngắn hơn là 20H2, có trang thì gọi là version 2009, có nơi thì gọi là build 19042. Vậy tên nào mới là tên đúng?

Nói chung tất cả đều đúng hết, xảy ra chuyện này có lẽ vì việc phát triển Windows có nhiều team khác nhau, và mỗi team lại dùng những “ngôn ngữ” khác nhau để gọi tên phiên bản mới. Vậy chúng ta hãy cùng giải mã các biệt ngữ khác biệt này để hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của chúng nhé.

Tên mã phát triển [development codename]: 20H2

Mỗi bản cập nhật Windows 10 thường có một tên mã riêng. Trong những năm gần đây thì Microsoft đã đơn giản hoá những tên mã này lại. Ví dụ: Windows 10 20H2 chính là bản cập nhật October 2020 Update. “20H2” = 2020 Half Second, nghĩa là bản cập nhật này được lên kế hoạch phát hành vào nửa cuối năm 2020, đơn giản vậy thôi đấy 😁

Về lý thuyết thì những tên mã này chỉ dùng trong quá trình phát triển Windows và chương trình Windows Insiders. Tuy vậy trên thực tế có rất nhiều tài liệu từ Microsoft đề cập đến những cái tên này như “20H2” và “20H1”. Những tên mã này nghe hiện đại, dễ hiểu và rõ ràng là rất nhiều nhân viên Microsoft thích chúng, nên dẫn đến tình trạng “loạn tên” như hiện nay.

Những tên mã phát triển này dường như đang được Microsoft dùng để thay thế cho số phiên bản version number trong giao diện của Windows 10. Nếu anh em vào Settings > System > About, cuộn xuống mục Windows Spectifications thì sẽ thấy tên mã phát triển nằm trong dòng Version.

Đây là danh sách những tên mã phát triển của các bản cập nhật Windows 10 từ trước đến giờ:

  • Threshold 1 trở thành phiên bản chính của Windows 10
  • Threshold 2 trở thành bản cập nhật November Update đầu tiên
  • Redstone 1 trở thành bản Anniversary Update
  • Redstone 2 trở thành bản Creators Update
  • Redstone 3 trở thành bản Fall Creators Update
  • Redstone 4 trở thành bản April 2018 Update
  • Redstone 5 trở thành bản October 2018 Update
  • 19H1 trở thành bản May 2019 Update
  • 19H2 trở thành bản November 2019 Update
  • 20H1 trở thành bản May 2020 Update
  • 20H2 trở thành bản October 2020 Update

Như chúng ta đã thấy, Threshold là tên mã ban đầu của Windows 10, sau đó Microsoft đặt tên mã cho các bản cập nhật là “Redstone”, tên một loại khối trong game Minecraft.

Còn tới năm 2019, Microsoft đã chuyển sang hệ thống tên gọi đơn giản hơn, biểu thị mỗi nửa của năm mà bản cập nhật được phát hành.

Tên tiếp thị [marketing name]: October 2020 Update

Những người dùng thông thường thì chắc chắn là không hiểu những tên mã phát triển như Threshold, Redstone, 19H1… như vậy. Vì vậy để làm cho mọi thứ “đơn giản” hơn đối với công chúng, Microsoft đã đặt ra các tên chính thức cho mỗi bản cập nhật với tiêu chí là đẹp và dễ đọc :D. Mỗi khi bản cập nhật sắp được phát hành, nó sẽ có một cái tên thương mại như vầy.

Trong những năm gần đây thì cách đặt tên như vầy là khá dễ hiểu. October 2020 Update nghĩa là bản cập nhật của tháng 10 năm 2020, hay May 2019 Update là bản cập nhật của tháng 5 năm 2019, hoàn toàn dễ hiểu. Đó là tháng và năm mà bản cập nhật được phát hành, và nó chính xác hơn những cái tên như 20H2 và 19H1. Tuy vậy những cái tên này thường xuất hiện trong các bài đăng blog và video marketing chứ không xuất hiện trong giao diện Windows 10.

Sở dĩ gọi là tên tiếp thị vì đó rõ ràng là mục đích ban đầu khi đặt những cái tên này. Sau khi bản cập nhật đầu tiên có cái tên “không truyền cảm hứng” lắm [November Update], thì team marketing đã bắt đầu vào cuộc. Một năm sau khi Windows 10 được phát hành đã nhận được bản cập nhật “kỷ niệm” Anniversary Update, thực sự là một cái tên khá hay.

Sau đó mọi thứ lại trở nên khó hiểu hơn với bản cập nhật dành cho “những người sáng tạo” Creators Update, với các tính năng nổi bật như Paint 3D và Windows Mixed Reality. Tiếp theo là bản cập nhật dành cho “những người sáng tạo mùa thu” Fall Creators Update vì một lý do nào đó. Fall Creators Update rõ ràng không tạo được ấn tượng nào cho việc makerting Windows và sau đó Microsoft đã ngừng tạo ra những cái tên hào nhoáng nhưng không gặt hái được nhiều giá trị như vậy.

Mặc dù Microsoft đã giới thiệu các tên gọi như October 2020 Update là tên chính thức, nhưng trong nhiều tài liệu của Microsoft vẫn sử dụng các thuật ngữ như 20H2 hoặc version 2009 để thay thế.

Ngay cả bản thân Windows 10 cũng không dùng tên tiếp thị trong giao diện, có lẽ vì nó được tạo ra bởi các kỹ sư chứ không phải bộ phận marketing. Ở trong trang Settings > System > About sử dụng thuật ngữ là 20H2 chứ hoàn toàn không đề cập đến cái tên October 2020 Update, như một cách “ngầm phản đối” những cái tên này trong im lặng.

Số phiên bản [Version number]: version 2009

Windows 10 có số version number khác với tên mã phát triển.

Bản cập nhật October 2020 Update về mặt kỹ thuật là phiên bản Windows 10 version 2009. 20 đại diện cho năm và 09 đại diện cho tháng, do đó 2009 nghĩa là tháng 9 năm 2020.

Nhưng bản cập nhật này là tháng 10, October 2020 Update cơ mà? Vâng, Microsoft lại gây nhầm lẫn ở đây vì số version number dường như để cập đến tháng mà bản cập nhật được “hoàn thiện” trong khi tên tiếp thị đề cập đến tháng được phát hành. Rối đúng không :D?

Đây là danh sách các version number cho các bản cập nhật Windows 10:

  • Phiên bản gốc đầu tiên của Windows 10 là version 1507, nghĩa là tháng 7 năm 2015 [Cái này hơi trật một tí vì Microsoft đã đặt số version number này từ trước và sau đó nó được phát hành vào tháng 7 luôn]
  • November Update là version 1511, nghĩa là tháng 11 năm 2015 [tương tự như bản gốc, ra mắt chính thức vào tháng 11]
  • Anniversary Update là version 1607, nghĩa là tháng 7 năm 2016 [ra mắt chính thức vào tháng 8 năm 2016]
  • Creators Update là version 1703, nghĩa là tháng 3 năm 2017 [ra mắt chính thức vào tháng 4 năm 2017]
  • Fall Creators Update là version 1709, nghĩa là tháng 9 năm 2017 [ra mắt chính thức vào tháng 10 năm 2017]
  • April 2018 Update là version 1803, nghĩa là tháng 3 năm 2018
  • October 2018 Update là version 1809, nghĩa là tháng 9 năm 2018
  • May 2019 Update là version 1903, nghĩa là tháng 3 năm 2019
  • Noverber 2019 Update là version 1909, nghĩa là tháng 9 năm 2019
  • May 2020 Update là version 2004, nghĩa là tháng 4 năm 2020
  • October 2020 Update là version 2009, nghĩa là tháng 9 năm 2020

Microsoft hiện đang tránh xa những con số rắc rối này và thay bằng các tên mã như 20H2 trong phần About và trong hộp thoại winver. Trong các phiên bản cũ hơn thì vẫn có số version number trong đó.

Tuy vậy đôi khi người dùng vẫn sẽ thấy những con số này ví dụ như app Windows 10 Update Assistant gọi bản cập nhật October 2020 Update là version 2009 và nhiều tài liệu hỗ trợ của Microsoft cũng sử dụng số version number này.

Số bản dựng OS [OS Build number]: Build 19042

Tới đây anh em mệt chưa? Nếu chưa thì Windows 10 cũng còn những số bản dựng hệ điều hành, OS Build number nữa. Trong suốt quá trình phát triển Windows, mỗi “build” của Windows 10 khi phát hành vào kênh Windows Insiders đều có những số build number riêng. Sau nhiều lần test và fix lỗi thì Microsoft sẽ thiếp lập một bản build cuối cùng sẽ trở thành phiên bản chính thức của bản cập nhật. Khi bản cập nhật ổn định được ra mắt thì nó vẫn có OS build number của riêng nó.

October 2020 Update có OS build number là 19042. Về kỹ thuật thì số build đầy đủ là 10.0.19042 để nhấn mạnh rằng đó là bản build của Windows 10, chỉ có 5 số cuối thay đổi.

Bên cạnh đó vẫn có những số build number nhỏ hơn như bản stable của 20H2 ban đầu là 19042.572, nhưng con số 572 sẽ tăng lên khi Microsoft phát hành các bản patch nhỏ hơn sau đó.

  • Threshold 1 là build number 10240
  • Threshold 2 là build number 10586
  • Redstone 1 là build number 14393
  • Redstone 2 là build number 15063
  • Redstone 3 là build number 16299
  • Redstone 4 là build number 17134
  • Redstone 5 là build number 17763
  • 19H1 là build number 18362
  • 18H2 build number 18363
  • 20H1 build number 19041
  • 20H2 build number 19042

Những con số này cho chúng ta thấy một điều thú vị: 20H2 trong giống như một bản cập nhật nhỏ cho 20H1 và 19H2 giống như một bản cập nhật nhỏ cho 19H1. Và điều này hoàn toàn chính xác trong thực tế.

Còn các con số nhỏ hơn là các phiên bản phát triển của Windows 10 được phát hành dưới dạng preview cho người dùng Insider. Ví dụ build 19023 là phiên bản đầu tiên của 20H1 được phát hành cho người dùng Insider, không có build 19024 nào được phát hành công khai nhưng có một bản build 19025 sau đó. Nghĩa là bản build 19024 là một bản build nội bộ và không bao giờ được phát hành.

Có một số tài liệu khác nhau của Microsoft đề cập tới số build number này. Ví dụ tài liệu mô tả một tính năng có thể được thêm vào một bản build cụ thể để người dùng có thể biết chính xác thời điểm nó xuất hiện trong quá trình phát triển Windows. Nếu chúng ta tìm kiếm thông tin về một bản build cụ thể trên blog Windows Insider của Microsoft sẽ thấy phiên bản cập nhật cuối cùng tương ứng với bản build nào. Ví dụ tài liệu về bản build 19023 sẽ cho biết nó là bản build sớm của 20H1.

Vậy chúng ta phải làm gì với mớ thông tin này?

Chính xác là các team khác nhau ở Microsoft đang dùng những ngôn ngữ khác nhau để nói về cùng một thứ. Một tài liệu nói về 20H2, một tài liệu nói về version 2009, một tài liệu kỹ thuật đề cập đến build 19042 và team marketing lại nói về October 2020 Update. Tất cả đều đang nói về cùng một thứ.

Giờ anh em đã hiểu điều này, hiểu về sự hỗn độn của các số phiên bản mà chúng ta thấy trên trang web của Microsoft và trong giao diện Windows 10. Lời khuyên cho anh em là mỗi khi thấy các tài liệu nói về version 1903, build 18363, 19H2 hoặc Fall Creators Update mà không chắc nó là cái gì, tốt nhất hãy Google và chúng ta sẽ tìm thấy cái tên dễ hiểu tương ứng với bản cập nhật đó.

Chủ Đề