Hướng dẫn chơi rome 2 total war

A/Giới thiệu: đi kèm với phần 'prologue' của game. Thực chất là hướng dẫn sơ để giúp các bác hiểu những khái niệm đầu tiên về Rome-total war.

B/Sử dụng campaign map [bản đồ chiến lược]: đây là phần làm đa số thấy nản khi bắt đầu tập chơi Total War.

C/Sử dụng battle map [hay strategy map] : bản đồ chiến thuật. Cái này thì quay trở lại thể loại Real Time Strategy quen thuộc. Nhưng đừng coi thường, phần khó nhất của game cũng là ở đây!

A/ Các khái niệm cơ bản

Cái đầu tiên phải nhắc tới: Rome-total war là game CHIẾN THUẬT. Điều đó có nghĩa bạn phải tự hỏi mình có phải là nguời thích hợp với việc điều binh khiển tướng ko. [Trên thực tế, lứa tuổi từ 15 trở lên là thích hợp nhất với dòng game này, vì khi đó kinh nghiệm sống và...chơi game đã tích luỹ đủ để đảm nhận vai trò 1 vị tướng cầm quân ]. Tuy nhiên tôi ko nói rằng U15 ko chơi đựơc, chỉ cần bạn trả lời được 2 câu hỏi sau đây:

1/có chơi được Heroes ko? [Điều kiện để chơi được trên Campaign map]

2/Có chơi được AOE ko [dân miền Bắc vẫn gọi là Đế Chế ấy mà ]

Hehe, đừng nói rằng bạn chưa nghe nói đến 2 tựa game trên nhé. Nếu chưa nghe thấy thật, tốt nhất là bạn nhấn Alt + F4 và coi như chưa bao giờ nghe nói đến bài guide này, vì có đọc nữa cũng....ko hỉu.

Đùa tí thôi, quay lại vấn đề chính nhé.

Ta bắt đầu với phần hướng dẫn của trò chơi : vào single player, chọn Prologue. It nhất phải chơi qua phần này mới chơi đuợc Imperial Campaign, phần chiến dịch chính thức của Rome-Totalwar.

Bạn sẽ bắt đầu trên campaign map. Ko cần quan tâm đến con mụ cố vấn lắm mồm ở góc trên bên phải màn hình nếu ko giỏi tiếng Anh. Máy sẽ tự chuyển quân cho bạn đến đối mặt 1 đội quân Gaul. Không lo, vì đã có đồng minh máy sát cánh bên bạn rồi, và bây giờ là chờ chiếc PC cà khổ load vào battle map.

Sau khi load xong : Vẫn bỏ qua thằng lắm chuyện ở góc trên bên phải màn hình. Bây giờ là lúc làm quen với camera . Nếu bạn để mặc định [ chưa vào option chỉnh camera mode], thì đây là 1 số nút làm quen : 4 phím mũi tên để kéo màn hình lên xuống trái phải như các trò 2D thông thường ; 2 phím 1 & 3 ở bên phím số để quay camera sang trái và phải [rất quan trọng, vì nếu trận đánh nhiều quân và diễn tiến phức tạp, bạn sẽ ở 1 vị trí dùng 2 phím này quay trái quay phải để quan sát chứ ko di chuyển màn hình theo đơn vị quân mình muốn điều khiển] ; phím Delete dùng bám theo đội quân mình đang điểm sáng [thật ra cũng ko quan trọng, chỉ dùng để xem lính tráng choảng nhau ra sao thôi].

Còn các phím khác về cơ bản vẫn vậy : nhóm đạo 1 đến 10, click chuột 2 lần để đưa màn hình đến ngay quân đó, nhóm nhiều quân thành 1 đạo dùng Ctrl [ ko phải Shift!] …. Có điều Rome :total war tính theo đơn vị đạo quân,không phải từng đơn vị 1 như các trò RTS khác -> micro management, nôm na là điều quân, có vẻ dễ thở hơn nhiều [ít nhất thì điều khiển 100 quân trong Rome cũng dễ hơn 20 quân trong War3].

OK? Bạn đã biết công dụng của các nút điều khiển. Lúc này` 1 đội lính Gaul đang xông tới, hãy thử lần chạm trán đầu tiên với quân thù ! Đưa bộ binh cận chiến lên phía truớc, cung đứng đằng sau bắn lên, ngựa ‘đánh lén’ từ 2 bên sườn, hoặc phía sau quân địch [nhớ :đừng để kị binh xông vào đánh cận chiến vỗ mặt địch!] . Sau khi xử xong đạo lính ghẻ, chạy qua cầu để góp quân với đôị bạn bên kia sông : Chiến đấu và chiến thắng!

Vậy là xong trận đánh. Bây giờ là bảng tổng sắp. Nếu muốn, bạn có thể ôm quyển từ điển để tra nghĩa, còn đây là ý nghĩa các thông số chính : số lính tham gia trận đánh của cả 2 bên, số kinh nghiệm thu đựơc [experience gained], mất bao nhiêu thằng mỗi đội [casual sustained], giết đuợc bao nhiêu chú [casual inflicted], số thương binh được chữa lành [tức chết đi sống lại ý-casual healed], và cuối cùng là số lính thực còn lại [men remaining]

Roài, tiếp tục… chờ để load trở lại campaign map, và đây là đất cho các anh tài Heroes trổ ngón. Về cơ bản, Rome cũng có sẵn các thành, và mục đích tối thượng của bạn cũng là chiếm thành đối phương, càng nhiều càng tốt. Đơn giản phải không? Đẻ lính xách đi đánh nhau, nâng cấp thành để xây đựơc quân xịn hơn, chiếm thành lại tiếp tục đẻ lính, rồi thì quân đi với tướng, tuớng xịn, lv cao thì quân mạnh hơn…. Vấn đề ở đây là xây dựng, nâng cấp thành như thế nào, tác dụng mỗi loại nhà, mỗi loại quân ra sao…Nghe có vẻ phức tạp phải ko? Thực ra nó ko khó như bạn nghĩ, và cũng vì thế mà có..tôi ở đây giúp đỡ

B/Campaign Map: bản đồ chiến thuật

Có thể bạn chỉ khoái vác quân quại nhau, và hết sức dị ứng với việc ngồi quản lý kinh tế với các con số nhảy lên nhảy xuống. Nhưng biết làm sao được. Một vị tướng giỏi cũng đồng thời phải là 1 nhà kinh tế, ngoại giao, một nhà chính trị xuất sắc... Muốn hay ko, việc ngồi quản lý 1 lãnh địa khi không có chiến sự xảy ra là điều k thể tránh, và đó là lý do tôi khuyên bạn NÊN đọc phần naỳ.

Trước hết, hãy tưởng tượng là bạn chơi trên campaign map như chơi trên 1 bàn cờ lớn... Mỗi đạo quân di chuyển trên bản đồ là 1 quân cờ, và khi 2 quân cờ đi vào cùng 1 ô thì….TÈNG TÉNG TENG! trận đánh xảy ra. Mỗi nguời chơi có 1 lượt đi của mình, và hết lượt thì phải chờ người kia etc. Vậy thì, mục đích tối thượng của ván cờ này là gì? Đơn giản chỉ là chiếm thành! Chiếm càng nhiều càng tốt. Bằng mọi cách, và bằng mọi giá. Hoà bình chỉ là khái niệm chỉ khoảng thời gian 2 bên chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo... Ko cần biết anh làm gì, làm thế nào, anh chiếm được nhiều thành hơn thì anh thắng tôi ...

Thôi, ngừng quảng cáo và chuẩn bị vào bài.

Tôi có đính kèm theo phần 2 này 1 screenshot của game, mô tả các thông số chính chi phối 1 thành phố. Bạn cũng có thể xem nó khi đang chơi bằng cách click đúp chuột vào 1 thành phố bất kì, sau đó nhấn thêm hình kính lúp ở góc dưới bên trái cái bảng vừa mở ra.

Bây giờ nhìn vào trang bên trái [trang phải nhấn “kính lúp” mới mở ra ấy]. Một loạt biểu tượng thể hiện các thông số của thành phố, để chuột trên đó vài giây sẽ đọc được tên và ý nghĩa của biểu tượng đó.

Các chỉ số chi phối 1 tphố bao gồm:

- Population Growth: chỉ số phát triển dân số. Dân càng đông thì level của thành phố càng cao, mà level càng cao tạo đựơc lính càng ‘ngon’ hơn . Bạn có thể làm tăng số dân bằng các cách : xây farm [ruộng] xịn, xây các công trình có poputation growth bonus [tuỳ quốc gia, và tuỳ thần, nhấn phải chuột vào công trình sắp xây để biết chi tiết, vd Đền thờ thần, chợ, đấu trường….], hay tăng bằng nô lệ bắt đuợc khi chiếm được thành đối phương [cách này chỉ có tác dụng với các thành phố có tuớng quản lý, gọi là gorvernnor].

Dân bị giảm khi có: bệnh dịch, bắt làm nô lệ [vì bị bán sang tphố khác rùi], bị giết hàng loạt khi tphố bị kẻ thù chiếm đóng [3/4 dân trong thành đấy!!!], hoặc tphố quá bẩn thỉu [cái này đi liền với các tphố lớn, chỉ có thể cố gắng giảm chứ không tránh được]….

-Public Order :chỉ số trị an của tphố. Chỉ số này càng cao thì tphố càng ổn định, càng đỡ tốn tiền nuôi lính đóng quân trong thành [tốn cơn tốn gạo nuôi bọn ăn hại này lắm ]. Muốn tăng PO thì nhét lính vào là đơn giản nhất,càng nhiều càng tốt, ngoài ra còn do chỉ số influence của tuớng trong thành, do khả năng cai trị [law] của tướng, cũng như do các công trình trong thành [dân mải xem Giác đấu mí lị đua ngựa sướng quá còn đâu thời gian quan tâm đến biểu tình phản đối nữa!], do bùng nổ dân số –sau đại nạn dịch hạch chẳng hạn.

Public Order bị giảm do: Squalor -bẩn thỉu. Chỉ số này tăng khi có quá nhiều dân hoặc có quá nhiều lính trong thành. do tướng trong thành cai trị tồi [xem mấy cái traits của hắn] ; do cultural penalty: khi mới chiếm được 1 thành phố , nếu bạn đem bán chúng nó làm nô lệ hoặc xử tử sạch thì Cultural penalty ko có, hoặc thấp, nhưng chỉ số này sẽ tăng lại theo số dân của thành.

Đây là chỉ số khá khó chịu, mà chỉ có Wonder [ktự tháp của Ai Cập chẳng hạn], và các công trình tăng happiness giải quyết đuợc 1 ít. Tốt nhất là khi chiếm đuợc thành của địch thì đem dân bán đi làm nô lệ, hoặc xử tử sạch chúng nó, nếu các đền thờ k phải cấp cao nhất thì phá đi, xây đền thờ của mình thay vào… ít nhất cũng giải quyết đuợc vđề an ninh trật tự trong 1 thời gian.

Nếu Public Order quá thấp, dân chúng sẽ nổi loạn [revolt]. Cái giá phải trả khá đắt: nhẹ thì dân chết, lính chết, nhà cửa bị phá tan hoang, nặng thì lính trong thành bị tống ra ngoài [bất kể là bao nhiêu em], thay vào đó là cả 1 binh đoàn nổi đông đến ngàn chú. Khốn nạn hơn nữa nếu thành nổi loạn đó là ‘Gladiator uprising’ [Đấu sĩ vùng dậy]. Bạn sẽ thấy 3 đội lính mình quây 1 đội đấu sĩ mà bị đấu sĩ lùa như…vịt [truờng hợp tphố lớn sâu trong nội địa bị quân nổi dậy chiếm, mà quân tinh nhuệ thì đang ở mặt trận không về đuợc, ở nhà chỉ còn toàn lính già với thương binh ]

Ngoài ra thành phố ở quá xa thủ đô cũng sẽ bị giảm POrder, thể hiện qua biểu tuợng bánh xe. Thay đổi thủ đô có thể giải quyết vấn đề này. Nếu tướng trông thành không có năng lực cai trị, PO lại càng giảm [vớ phải thằng tướng nát ruợư chẳng hạn]. Sưu cao thuế nặng cũng làm giảm ổn định của tp.

Income: là tổng cộng của : năng lực quản lý của governnor [hình cuộn giấy ], thu thuế, do các công trình trong thành [chợ], do buôn bán xuất nhập khẩu [trade, hình bánh xe ]…. Chỉ số này lại khá dễ giải quyết :kiếm thằng tướng nào có tài tổ chức [management] , xây chợ [market], nâng cấp đuờng xá [road], bến bãi [port] là ổn.

Chú ý :chỉ số âm không có nghĩa thành phố đó không ăn nên làm ra. Mức chi để nuôi quân đội trên toàn đế chế đựơc tính theo số dân trong thành, tphố càng đông dân càng chi nhiều, và thường thủ đô là nơi tài chính âm nặng nhất!

Bây giờ ngó sang trang bên phải, trang có cái mặt thằng tướng nhăn như khỉ ăn ớt ấy [nếu thành bạn có tướng, tất nhiên. Nếu ko thấy mặt thằng cha nào, thử thành phố khác]. Ko quan tâm đến command [hình ngôi sao], ta thấy ngay hắn ta có tài quản lý [management ] và có 1 ít ảnh hưởng [influence ]. Điều đó có nghĩa tphố đuợc hắn quản lý sẽ ăn nên làm ra và có an ninh hơn các tphố bthường. Nếu lính trong thành đông, bạn có thể để high, thậm chí very high tax rate để kiếm thêm ít tiền, miễn là đừng để Public Order thấp quá là được [dưới 80% được gọi là 'thấp']

Ngoài ra còn các biểu tượng khác ở menu luôn luôn hiện ra phía dưới màn hình. Dưới cùng bên phải là 3 ô tròn. Ô thứ nhất cho phép chuyển thẳng vào phần ‘recruitment’ [tạo lính] nếu là tphố, và hire mêcenary [thuê lính đánh thuê tại chỗ-giá đắt nhưng ko tốn công đào tạo] nếu là tướng ko đứng trong thành. Ô thứ 2 cho ta xây dựng nhà cửa nếu là tp, và xây pháo đài, tháp canh nếu là tướng…. Ô thứ 3 [biểu tượng nhà Julii mà tôi đang chọn chơi] cho 1 biết tình hình tài chính [Income], Ngoại giao [Diplomacy] và các nhiệm vụ cũng như thái độ Senate [thuợng nghị viện của Rome] đối với bạn… Tôi sẽ nói về điều này sau.

Nếu đã hiểu sơ qua về thành phố, có lẽ nên biết 1 chút về cách điều quân. Cũng như Heroes, nhấn chuột trái vào thằng lính cầm cờ đứng trên bản đồ [1 đạo quân đấy!] Trong danh sách lính có trong đạo quân đó hiện lên ở phía dưới màn hình, dùng phím Ctrl và Shift để tách/nhập các đơn vị khỏi đạo quân đó. Ko nhất thiết phải có tướng mới thành 1 đạo quân như heroes, nhưng NÊN cho tướng đi cùng, và cũng chỉ cần 1 vị tướng cho mỗi đạo quân [lý do: quân ko tướng như rắn mất đầu, và có nhiều tướng khi vào trận sẽ rất khó điều quân].

Sau khi bạn đã chọn xây công trình nào, đào tạo lính gì, và các đơn vị quân trên bản đồ đã đi hết luợt đi của chúng, ấn vào biểu tượng đồng hồ cát ở góc dứơi bên phải để kết thúc lượt đi của bạn.

Dễ hỉu phải không? Roài, bài học nhập môn đã kết thúc Thực ra, tôi định viết ngắn về giới thiệu các biểu tuợng thôi, nhưng do quá cao hứng mà viết hơi bị dài, . Nhưng ko sao!. Bây giờ việc của bạn là áp dụng các kiến thức mới học được vào việc phát triển đại đế chế trong mơ của mình…. Muốn hoàn thành giấc mơ, bạn phải chiếm đựơc ít nhất 50 tỉnh, trong đó có Rome. Mà muốn chiếm đựoc chúng, cần phải có quân. Muốn có quân, tất phải cần đến tiền… Tóm lại, kinh tế là tất cả, là cái quyết định sức mạnh quốc gia, nên bạn phải có 1 chiến lựoc phát triển dài hơi, có lớp lang thứ tự.

Rất mất công, cũng rất vô nghĩa để viết hẳn 1 bảng liệt kê các công trình có trong trò chơi. Do đó, tôi chỉ nêu tên các công trình chính. Muốn hiểu thêm, cứ nhấn hình cây compa trong Menu xây dựng của mỗi tphố để biết thêm chi tiết.

Về cơ bản, mỗi thành phố đều có các bước lên đời như Đế chế, và 'đời' của tphố được quyết định bằng số dân [5000/12000/24000]. Sau khi đạt đủ số dân, phải xây nhà chính phủ trước rồi mới được xây các nhà khác. Căn bản chỉ có 1 số loại nhà như sau:

-barrack: nhà lính, để đào tạo lính cận chiến

-archery: nhà cung, để đào tạo các đơn vị bắn xa [cung/pháo]

-Stable: nhà ngựa, để tạo kị binh [bao gồm cả VOI và CẨU ]

-nhà chính phủ: thường có chữ governor trong tên của nhà đó. Phải có nhà này mới xây được các công trình cấp cao hơn [1 dạng “nâng cấp nhà chính” _]

-Temple: đền thờ, để tăng các chỉ số cho thành phố tuỳ loại thần được thờ trong đó [cũng tức là tuỳ vào quốc gia mà bạn chọn chơi]. Thuộc loại công trình BUỘC PHẢI CÓ, và thường/luôn là đời cao nhất!

-Road: giúp lính đi xa hơn mỗi bước đi, cũng như tăng số xe buôn đi trên đường ->tăng thu nhập cho thành phố.

-Market: tăng thu nhập cho thành phố [gần giống như đường]

-wall :tường thành. Cái này khỏi nói cũng biết dùng làm gì

-port: cảng: tạo tàu bè và cho phép giao thương trên biển

-farm: xây farm tăng lương thực -> tăng dân nhanh...

Muốn biết chức năng cụ thể của từng loại nhà, nhấn chuột 2 lần vào biểu tượng công trình, một bảng miêu tả chi tiết công trình đó sẽ hiện ra, và nếu bạn lười đọc, chỉ cần quan tâm đến các chỉ số mà công trình đó +/- etc. Sau đây là 1 số bứơc chính để phát triển kinh tế, dùng cho 3 faction đựơc chọn ngay từ đầu [ 3 faction của Rome, có thể hiểu tạm kiểu liên bang bây giờ vậy, gồm Julii, Brutii, Scipii ]. Cấp độ khó : Medium. Phần chơi : Imperior campaign. Single Player.

a/ Những bước đi đầu tiên…

Như trên đã nói, ta bắt đầu với 1 trong 3 faction của Rome, ở đây tôi sẽ lấy Brutii, và chiến trường chính sẽ hướng về phía Hilạp [greek] và Macedonian. Nếu chọn Julii, bạn sẽ chiến nhau với Gaul, cũng như phải giải quyết Carthan nếu bạn chọn faction Scipii

Đầu game, việc quan trọng là thiết lập nền tảng tài chính chứ không phải quân sự. Cứ yên tâm, bạn sẽ có đựoc vài cái Rebel Village [thành nổi dậy, ko thuộc quân nào cả] để chiếm mà ko lo đánh nhau làm mất lòng ai. Trò chơi có phần automanage để máy tự điều khiển cho bạn, nhưng tôi khuyên nên dùng sau khi bạn đã có khoảng 20 tphố, còn bây giờ thì phải tự xắn tay vào thôi [CHÚ Ý:khi chuẩn bị chọn faction ở tít ngoài menu đầu game, có 1 dấu chọn cho phép quản lý thành phố ko cần governor trong đó, nhớ mà chọn chơi cho dễ!!!] Lời khuyên duy nhất ở đây là :tiền ,tiền và tiền!!!! Tất cả đều nhắm vào việc kiếm ra tiền, số quân cho sẵn ban đầu cũng tạm đủ vài turn mà ko cần tạo quân mới. Sau đây là các công trình mỗi tphố buộc phải có, và cũng là những công trình đựoc xây trong giai đoạn đầu này: Road-paved road :quân đội đi từ tp này sang tp khác nhanh hơn, cũng như luơng hàng xuất nhập khẩu cũng tăng lên. Nhưng chỉ xây tất cả đến paved road thôi, đừng lên đuờng cấp 3 vội vì hơi bị tốn công và tài nguyên, chỉ xây đuờng cấp 3 [nếu đuợc xây] khi đó là tuyến đường chính bạn chuyển quân từ nội địa ra biên giới, hoặc là đuờng nối giữa các tp lớn.

Nếu xây mine, phải xây ngay từ đầu. Xây sớm chừng nào gỡ vốn nhanh chừng ấy

Port : nâng cấp lên mức tối đa có thể

Tường: ít nhất là tường gỗ [wooden wall]

Barack [tạo lính trông thành]

Farm: trong giai đoạn đầu tiên, hoàn toàn ngược với sau này, tăng dân số càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Chung quy lại cũng là vì bạn cần tiền : đông dân thì lên đời sớm, lên đời sớm thì có quân ngon, có nhà xịn, thêm vào đó là thu đựơc nhiều thuế hơn…. Nhưng nên chậm lại [ngừng xây các công trình tăng dân] khi dân lên đến khoảng 10000, vì đông quá rất khó quản lý.

Tiếp theo là chuẩn bị về quân sự. Như đã nói, ko tạo nhiều lính trong giai đoạn này, nhưng cũng phải đầu tư vài thành phố chuyên về tạo lính, mỗi tp 1 loại. Chính chúng về sau sẽ là nguồn tạo lính cấp cao cho toàn đế chế, chuỷển dần việc tào tạo tân binh cấp trung và thấp cho các tp khác. Những đơn vị đuợc đào tạo ở đây sẽ là quân tinh nhuệ nhất, đựơc sử dụng trong những trận đánh quyết định.

OK? Vậy là xong những bước đầu tiên, đặt nền móng cho 1 tương lai vững chắc . Bây giờ chắc bạn cũng đã vượt biển sang bán đảo HiLạp, và kiếm đựơc ít nhất 1 thành phố [thật ra chỉ là cái làng chài con con]. Cố mà xây cho đựơc ít nhất là tường gỗ, vì lũ Hilạp sẽ đem quân đến đánh chả chóng thì chầy->nhận hàng luôn. Và bây giờ bạn chính thức bước vào cuộc chiến.

b/vận hành cỗ máy chiến tranh và những ông hàng xóm quý hoá

Số lượng lính đựơc cho sẵn, sau vài trận thảo phạt quân phản loạn, bây giờ đã tổn thất nặng, đưa chúng về thành để retrain lại. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian đào tạo [training] quân, cũng như giữ những đội lính có kinh nghiệm trận mạc :1 turn có thể retrain đựoc nhiều đội cùng lúc, trong khi còn có thể tạo thêm 1 đội mới….. Kể từ bây giờ bạn tạo lính gì, đánh như thế nào không phải việc của tôi, nhưng đây là 1 số lời khuyên:

Tuỳ thuộc vào từng tphố mà ta xây các công trình cần thiết. Nếu dân nổi loạn thì xây đền thờ, muốn dân tăng thì lên farm, tphố ở biên thuỳ cần có tường cao hào sâu, sâu trong nội địa thì lo về kinh tế…. Ai cũng muốn tất cả các tphố là những cỗ máy in tiền, và là xuởng đẻ lính bậc cao nhất.

Nhưng sự đời đâu có dễ thế. Bạn nên có con mắt chiến lựơc để quyết định tphố nào sẽ là nơi sản xuất lính để tập trung xây các công trình quân sự [thậm chí nếu 1 nhóm tp gần nhau thì 1 cái chuyên lính cung, 1 cái chuyên lính kị ….tạo lính mới nhanh đựơc]. Các tphố duyên hải luôn là mỏ vàng vô giá, nên tập trung nâng cấp hải cảng, chợ búa đuờng xá, đưa chúng thành các trung tâm tài chính của đế chế. Nếu tphố đủ to [large hoặc Huge city], lúc đấy hẵng nghĩ tới việc phát triển cả ktế lẫn quân sự....

Các công trình tăng happiness, public order, health, tăng farm xây bao nhiêu thì tuỳ ý, nhưng ko nên để dân số tăng vượt tầm kiểm soát, dễ bị revolt . Tốt nhất là khi đến 20000 dân tăng khoảng 0.5 đến 1% là đẹp. Bảng danh sách các công trình đã xd trong thành ở dưới cùng màn hình cho phép bạn phá chúng khi cần thiết [vd: nếu thành bạn chiếm đuợc mới chỉ có đền thờ đời 1 thờ thần khác, ko phá nó đi bạn sẽ ko thể nâng cấp để thờ thần của mình được.

Về các nhiệm vụ mà Senate giao cho bạn. Cái nghị viện cổ lỗ sĩ ấy chỉ giỏi chỉ tay năm ngón, toàn bắt làm những nhiệm vụ đâu đâu [thường là phải chiếm thành này, phong toả cảng nọ… trong khoảng thời gian quy định] mà không cần biết có khả thi không *_*. Dù không làm bất cứ nhiệm vụ nào, bạn cũng không thể nào game over, nhưng cũng đừng có bê trễ công việc quá _

Khi đã xử lý xong mấy ông hàng xóm, bạn sẽ có xêm xêm khoảng 20 tphố, và phần lớn là tphố biển. Không, không phải là đầu tư vào kinh tế hay bộ binh nữa: lúc này cần đào tạo vài đạo quân đánh trên biển.

Thật ra bạn bắt đầu xây dựng hải quân vào phần thứ 3 của trò chơi, khi đã sẵn tiền tài vật lực cũng đựơc, vì thuyền bè thì đóng rất nhanh, nhưng quân đông không có nghĩa là quân mạnh.

Chỉ có tạo quân từ bây giờ, thì khi bước vào giai đoạn quyết định bạn mới có 1 lực lượng hải quân hùng mạnh và đầy kinh nghiệm, đủ sức trấn áp toàn bộ vùng biển Địa Trung Hải [điều này rất có lợi cho giai đoạn cuối của trò chơi : quân đội Scipii và Julii cần phải vượt biển để đưa quân về đánh bạn, cũng như cần thuyền để chuyển quân nhanh hơn]. Và thuờng thì đối thủ chính trên biển của bạn trong giai đoạn này sẽ là AiCập.

Không nên mất công tiến đánh Ai Cập làm gì. Xử lý những quốc gia xung quanh Macedonia và Greek cũng cho không ít tiền, mà lại dễ giữ, không như Ai Cập :quá xa, và sự khác biệt văn hoá quá lớn sẽ khiến cho việc đánh-chiếm-giữ thành công các thành phố lớn như Memphis… trở thành không thể. Chỉ cần đánh gục hải quân Ai Cập, đưa quân phong toả các cảng biển, không cho chúng còn sức đưa quân đánh bạn là đủ. Có điều cố sống cố chết mà chiếm cho đựoc Alexandria : ngọn hải đăng nổi tiếng ở tphố này sẽ cho bạn sức mạnh Hải Quân không thể tưởng tượng nổi!

Đây cũng là lúc tạo ít nhất 3 đội quân thường trực ở nhà [quân tốt, ít nhất phải 1000 quân 1 đạo, có đủ máy bắn đá công thành], và chuẩn bị bước vào giai đoạn 3 của giấc mơ Đại Đế Chế.

c/Đá đít Nghị viện, đạp đổ nền Cộng Hoà và lên ngôi bá chủ

Chiếm nhiều thành phố, bạn sẽ nhận đựoc sự hài lòng từ Nghị Viện [Senate]. Nhưng khi chiếm quá nhiều, bạn lại có đựơc sự e dè từ những lão già khú ấy. Chiếm nhiều hơn nữa, vua của bạn sẽ nhận đựơc lệnh phải tự sát vì cái tội đã phát triển 1 quốc gia quá mạnh, và còn vì ‘sự ổn định của nền Cộng Hoà’. Nếu bạn thực sự yêu quý nền cộng hoà tự do và bình đẳng, thì hãy tự tử đi, để mà rồi vài năm sau con của ông vua ấy cũng phải nghe lệnh mà theo bố… Cứ từ từ như thế cho tới khi hết ngưòi, trừ phi bạn chịu mất đi tất cả lãnh thổ để yên phận làm 1 trong 3 gia đình của Rome….

Tại sao không ‘bật’ lại????

Nếu Senate doạ đặt quốc gia bạn ‘ngoài vòng pháp luật’ khi vua của bạn không tự tử quá bất ngờ, thì vì sự tồn tại của lãnh thổ bạn đành hi sinh 1 con nguời ưu tú. Nhưng tốt nhất đừng để chuyện đó xảy ra: khi bạn đã chiếm đủ nhiều thành phố [chữ đủ nhiều thường ở khoảng 37, 38 thành phố trở lên], lẳng lặng đưa 2 đạo quân sẵn ở nhà đến gần Rome. Đạo thứ 3 sẽ làm nhiệm vụ trông nhà, tử thủ thủ đô cho đến khi các đạo quân viễn chinh kịp trở về, vì 2 vị‘đồng minh’ quý hoá Julii và Scipiii sẽ dồn sức tẩn bạn ra trò.

Ngay khi Senate tuyên bố bạn ngoài vòng pháp luật, đánh Rome, xử lý S.P.Q.R [Senate and People of Rome], đá đít Nghị viện…rồi cho cái nền cộng hoà đã lỗi thời kia trở thành dĩ vãng….

Trên thực tế, nếu bạn nhắm thấy quân đội 2 faction kia quá mạnh, có thể chơi trò hủi ùng Diplomat mua chuộc [birbe] quân của chúng, miễn là bạn có tiền. Chi cần đưa Diplomat đến cạnh đạo quân của địch, giơ tiền lên trước mặt chúng…. *_*

Và bây giờ, khi Rome là của bạn, và các faction còn lại không còn đáng để coi là nguy hiểm nửa, bạn sẽ chính thức lên ngôi Imperator : hoàng đế La Mã!!!

Đọc đến đây, bạn có thể yên tâm đã nắm đuợc các khái niệm cơ bản của trò chơi, cũng như những bước phát triển cũng … cơ bản nốt. Nhưng cứ yên tâm mà chơi, vì chỉ cần những thông tin đầu tiên này, bạn sẽ tự tìm ra những điều còn lại ko chút khó khăn. Nào, bây giờ đến…. C/Battle [strategic] map

1/ những khái niệm cần nhớ

-đặc điểm các loại quân -trước mặt, hai bên sườn và sau lưng -sức mạnh tinh thần -làm chủ địa hình -mục đích chiến đấu của anh là gì?

2/ tường thuật 1 trận đánh

1/những khái niệm cần nhớ

Nếu ví phần xây dựng theo luợt trên campaign map như nền móng vững chắc thì việc chiến đấu trên battle map theo thời gian thực là linh hồn của total war –chiến tranh tổng lực. Tự dưng đựơc cho cả ngàn quân đi đánh thì không không hề thấy sướng, cũng như 2 đạo quân gặp nhau mà không đựoc trực tiếp điều quân trên chiến trường thì còn gì vui nữa??? Hẳn bạn cũng đồng ý với tôi ở điểm này.

Phần này có 2 ý chính: chiến đấu đối mặt trên chiến trường và công thành/thủ thành.

a/Đối mặt trên chiến trường và những nguyên tắc cơ bản nhất mà một vị tướng cầm quân cần phải biết.

Có thể Rome :Total War không phải trò giả lập hay nhất mọi thời đại, nhưng ít nhất nó cũng mô phỏng một cách khá chính xác chiến tranh cổ đại . Những chiến thuật bạn dùng trong trò chơi cũng không khác gì mấy với chiến thuật mà Julius Gaius Caesar đã dùng xưa kia. Nói như thế có nghĩa rằng bạn phải tuân thủ những luật chơi thực, những chiến binh bạn đang chỉ huy là ‘người’, có kẻ nhát gan cũng có người dũng cảm, có nỗi sợ hãi cũng như niềm phấn khích…

Những nguyên tắc chính:

  1. Mỗi loại quân có điểm mạnh và yếu riêng

Cái naỳ thì có lẽ quá quen thuộc, do đa số các trò chơi hiện nay đều chú trọng đến tính khắc chế của các loại quân : cứ bắn xa gặp cận chiến là ngỏm, cứ quân bay là sợ quân bắn etc. Rome :total war cũng thế, nhưng do là trò mô phỏng thực tế nên bạn sẽ không gặp được luật chơi oẳn tù tì thuần tuý. Các loại quân có khắc chế nhau, nhưng có loại nhiều loại ít, và không hẳn quân A cứ gặp quân B là thua…

Bộ binh [infantry]: lực luợng chính trong bất kì trận đánh nào, luôn trang bị giáp trụ đầy đủ và thường lãnh trách nhiệm đánh giáp lá cà. Khi quân 2 bên xông lên, họ, chứ không ai khác sẽ lao thẳng vào lực lượng chính đối phương, lãnh trách nhiệm bảo vệ cho quân bắn xa , cũng như câu giờ cho kị binh [cavalry] có thời gian hành động .

Trừ các đội quân Roman sử dụng kiếm ngắn và giáp dày khiên lớn, quân đội các quốc gia còn lại ven Địa Trung Hải thường sử dụng lính thương [spear men], hi sinh khả năng đánh cận chiến để dùng cây thương dài giết kị binh [bạn sẽ thấy Spear man yếu hơn Legionary của Rome khi quân 2 bên leo lên mặt thành đánh nhau ] .

Bộ binh chỉ mạnh khi ĐÔNG. Càng nhiều càng tốt, do độ linh hoạt không cao, do đó dồn vào 1 chỗ càng nhiều càng tốt. Đội nọ sẽ che chắn, bảo vệ đội hình đội kia. Nhưng chú ý : quân bắn xa địch chỉ chờ lính của bạn dồn đống lại 1 chỗ mà thôi! Lính thương cũng là lựa chọn số 1 để đối phó với tất cả các loại kị binh,

Kị binh [cavalry] nếu bộ binh là lực lượng chính, khi bộ binh thua có nghĩa là toàn bộ quân đội thua, thì kị binh là binh chủng then chốt dẫn bạn đến thắng lợi. Thường thì bạn sẽ nhờ vào tốc độ và sức mạnh tấn-công-từng-phát-một của họ để chiến thắng [nghe hơi chuối, nhưng chỗ này không biết diễn đạt ra sao].

Kị binh chỉ có 1 cách sử dụng duy nhất :charge, charge và charge. Khi lính bộ 2 bên đang dồn đống vào nhau, kị binh sẽ tấn công thọc sườn, từ phía sau, hoặc xử lý bọn cung và pháo đáng ghét. Nếu bạn dùng kị binh giỏi, chiến thắng không thể vuột khỏi tay.

Sức mạnh của lính ngựa nằm ở tốc độ :sử dụng cây thương dài, họ dùng tốc độ cao để lao tới tấn công từ xa, sau đó lùi ngay lập tức. Cố gắng đừng để kị binh phải đánh cận chiến dồn cục như lính trơn, đặc biệt tối kị xông thẳng vào phía trứơc hàng giáo dài đang chĩa ra tua tủa :đó là hành động tự sát [nói chung nên đề phòng lính thương].

Việc đánh trước mặt ấy là của Bộ binh. Một số trường hợp có thể đánh cận chiến khi cần, vd như Praetorian Cavalry của Rome, do có defense khá cao. Nhưng chẳng có nhiều ngựa mà nướng như thế, cũng chả có ai dở hơi mà làm như vậy. Chú ý đưa lính kị nặng đánh lính hạng nhẹ [ heavy cavalry vs light cavalry], và đưa ngựa nhẹ tránh xa ngựa nặng...

Voi: Trường hợp siêu kị binh ! [thực tế tôi không nghĩ đây là kị binh nhưng do trò chơi vẫn tính đơn vị này là cavalry, cũng như chúng tuân thủ 1 cách tương đối luật chơi dành cho ngựa : lính thương vẫn đối phó với voi tốt hơn cả , dù vẫn bị đạp bẹp từng nắm một ! ] Khi lính 2 bên dồn cục lại, đưa voi đánh vào bên sườn, theo sau là kị binh, và nếu thích cứ mặc cho voi chơi trò tung hứng với mấy thằng lính đó .

Voi sợ lửa! Khi chưa chơi Rome, tôi không biết điều này, và chơi rồi thì tôi cũng không có dịp thử [khi nào bạn ra vườn bách thú Hà Nội xem sao…]. Đó là lý dó tại sao không nên đưa voi lên đầu hàng quân ngay đầu trận, mặc dù một đạo voi bằng 2, 3 đạo bộ binh : lính cung của địch sẽ lùa cung lửa cho voi bạn chết khiếp, và hệ quả là mấy anh lính đứng sau lãnh đủ khi lũ đần đó quay đầu bỏ chạy một cách không kiểm soát [chẳng thích thú gì khi xem cảnh tướng mình bị voi ta đạp bẹp đâu, tôi cá đấy! ] .

Một số đơn vị có lợi thế hơn lính thường khi đấu với voi [thương chẳng hạn], tuy nhiên đối sách số 1 là dùng lửa. Có 3 cách: 1/dùng cung lửa 2/dùng lợn thui [quân chuyên dùng đối phó voi của quân đội Roman, tuy nhiên chỉ dùng đựợc 1 lần trong 1 trận đánh, và rất hiệu quả. 3/dùng pháo binh. Đa số pháo [artillery] đều có khả năng bắn rất xa và dùng đạn lửa, đặc biệt là pháo công thành [ornage] : bắn tới tận cuối hàng quân địch, nơi voi đang đứng.

Dù không chính xác, nhưng cứ hi vọng, vì chỉ cần 1 quả pháo lửa rơi trúng đội hình voi là đủ để mấy anh to đầu mà nhát ấy chạy hoảng loạn rùi . Mặc dù có chức năng đặc biệt là tự sát [ấn F], nhưng tôi chắc không bác nào lại muốn tự sát chết sạch đàn voi quý giá… Tốt nhất là tránh ra, nếu bạn thắng trận đánh đó, đàn voi sẽ trở lại không mất một quân nào. Các loại quân bắn cung/ném lao, gọi chung là quân bắn cung :gồm lính cung và ngựa cung.

Về cơ bản, 2 kiểu cung này giống nhau : đều gặp hạn khi lính cận chiến của địch lùa đựơc. Ngựa cung có khá hơn do chạy rất nhanh, nhưng cái giá phải trả là không bắn đựơc cung lửa nữa [mà tôi thì không hiểu chức năng chạy vòng tròn trước mặt địch dùng làm gì nữa, tránh đạn thì không thấy đâu, chỉ tổ mau xuống sức].

Nên dùng để dụ địch, nhắm vào những đơn vị cấp cao nhất, vừa chạy vừa ném/bắn [đặt ở chế độ Skirmish], đặc biệt là dùng ngựa cung. Đây là lý do taị sao Chariot Archer của Ai Cập trở thành loại quân khó chịu nhất trong trò chơi. Nguyên tắc của lính bắn xa là nhắm vào chỗ đông quân nhất.

Pháo binh: Thường thì loại quân này ít di chuyển, hoặc hầu như không di chuỷên trong suốt trận đánh, nên đây là lý do bạn nên xếp chúng ở trên cao, và ở vị trí sao cho quân địch khó với tới, cũng như dễ đựơc lính thường bảo vệ. Ornage là loại pháo đa tác dụng nhất, vừa công thành vừa giết lính, mặc dù bắn không chính xác lắm, đặc biệt là khi dùng đạn lửa. Theo tinh thần chung, cứ nhắm vào chỗ nào đông quân nhất mà nã pháo.

ii/ Tất cả các đạo quân đều mạnh ở phía trước, và yếu [rất yếu] ở 2 bên và phía sau.

Đây là lý do quân kị sẽ đưa bạn đến thắng lợi vì chúng đủ nhanh để tạt vào 2 bên cánh [hoặc phía sau] của bộ binh địch khi 2 bên dồn vào nhau, nhất là lũ lính thương : do cầm cây giáo dài, chúng xoay xở rất chậm, và sẽ là thảm hoạ nếu lính thương bị ngựa càn vào 2 bên cánh. Tệ hơn nữa nếu bị tấn công từ phía sau.

Tất nhiên kẻ thù của bạn cũng biết làm vậy : chúng sẽ chia ngựa sang 2 cánh và chỉ chờ cơ hội đánh lén. Ngựa cũng không phải ngoại lệ, cũng sẽ bị giết hàng loạt nếu ngựa đối phuơng xông vào từ bên cánh khi đang loay hoay rút ra khỏi đống bùng nhùng kị-bộ binh. Muốn chống các đòn tấn công từ 2 phía và phía sau, sắp xếp đội hình lính bộ sao cho đội nọ che chắn cho đội kia, đồng thời để mắt đến ngựa đối phương: dùng ngựa tấn công ngay khi chúng xông vào đội hình bộ binh của bạn.

iii/Một vị tướng giỏi là vị tướng hiểu đựơc tinh thần quân sĩ

Như đã nói, Rome :total war là trò chơi mô phỏng thực tế khá thành công. Lính của bạn là ‘nguời’, họ cũng có tình cảm, có nỗi sợ hãi, có lòng dũng cảm…Việc của bạn là tránh cho họ rơi vào trạng thái hoảng loạn, và luôn cho họ niềm hưng phấn mãnh liệt nhất! Tôi không nghĩ là các hãng khác không mô phỏng đựơc ‘tinh thần’ [morale], mà cơ bản là vì một trận đánh chỉ 1 2 trăm quân là cùng, và không vui vẻ gì khi thấy số lính mình khổ sở đào tạo lại bỏ của chạy lấy người . Nhưng nếu bạn hiểu, và làm chủ đựoc ‘morale’, bạn sẽ thấy trò chơi này hay đến như thế nào!

Khi lính bộ binh 2 bên lao vào nhau, cái quyết định không hẳn là giáp trụ nâng cấp bậc mấy hay bên nào đông hơn, mà là tinh thần của quân sĩ. Lính có chỉ số morale cao hơn sẽ đánh tốt hơn, lỳ đòn hơn, ít bỏ chạy hơn…. Nếu chỉ số morale xuống thấp, lính đánh sẽ kém đi, và nếu thấp quá họ sẽ bắt đầu bỏ chạy->bạn mất hoàn toàn quyền điều khiển đội lính đó. Đôi khi chạy đủ xa, mấy gã nhát gan ấy hoàn hồn lại, và bạn lại bắt đầu điều khiển đựoc. Nhưng đừng trông mong quá vào đám người ấy, vì nhiều khi quay lại đi chưa đến chỗ lính địch chúng đã la hét ầm ĩ, rồi quay đầu…bỏ chạy lần nữa.

Tuy nhiên bạn sẽ thấy khác khi 1 đội quân bị vây kín, không còn đường để bỏ chạy [nếu quân bạn bị rơi vào trường hợp này, bạn sẽ thấy hình cái đầu lâu hiện lên cạnh biểu tượng đội lính đó :fight to the death]. Họ sẽ đánh một cách điên cuồng, đánh đến chết để tìm ra 1 con đuờng sống. Bình thường nếu quân địch bỏ chạy và bạn đuổi theo chém giết, hầu như chẳng mất quân nào.

Nhưng khi quây chúng lại, bạn sẽ nhận tổn thất không nhỏ-mạng đổi mạng, thậm chí nếu 2 quân cùng cấp thì 1 đổi 1 ruỡi hoặc 2. Tốt nhất là ko nên quây lại, mà tản ra cho chúng chạy, sau đó dùng ngựa đưổi theo chém giết từ phía sau.

Vậy cái gì làm tăng tinh thần quân sĩ :

- sự hiện diện của tướng quân : Tướng đứng ngay phía sau sẽ là 1 nguồn cổ vũ cực lơn cho lính của bạn. Hiếm khi họ bỏ chay, dù quân bạn chết nhiều thế nào chăng nữa. Ngoài ra, với kĩ năng rally troop [tập hợp quân-> tăng morale tức thời cho các đơn vị xung quanh], những đội lính đang bỏ chạy có thể dừng lại và nghe lệnh nếu nghe thấy tiếng tù và [hình cái tù và phía duới bên phải màn hình ấy].

Do vậy, dùng tướng cho khéo : đưa tướng đến chỗ trận đánh khốc liệt nhất, nơi lính bạn chết nhiều và có khả năng mất tinh thần nhất. Sẽ rất tệ khi tướng bạn chết: quân trên toàn chiến trường sẽ dao động mạnh, và rất dễ dàng bỏ chạy [đặc biệt là bộ binh đang chiến đấu : họ sẽ buông vũ khí ngay lập tức].

Thảm hoạ hơn nữa là khi tướng bạn bỏ chạy. Tất cả binh lính cũng vứt gươm giáo để chạy theo chủ tướng của chúng. Sự hiện diện của tướng địch cũng làm lòng quân giảm 1 tí, đặc biệt là khi tướng địch có số sao chỉ huy cao hơn tướng bạn [tương tự với tuớng bạn và lính địch]… Nói chung, tuớng quân là 1 nửa của đội quân của bạn : giữ ông ta cho kĩ, và chăm sóc cho cẩn thận

-tân binh hay cựu binh?

Lý do các cựu binh luôn được trân trọng là đây :họ lỳ đòn hơn, đánh nhau khoẻ hơn, và quan trong là họ không bỏ chạy. Những cựu binh dày dạn nhất thậm chí vẫn tiếp tục chiến đấu ngay khi tuớng đã ngã xuống. Khi một đội lính bắt đầu có kinh nghiệm, một hình chữ V sẽ xuất hiện cạnh biểu tượng của họ:từ 1 v lên 3 v, từ sao đỏ lên sao bạc rồi sao vàng… Đây là lý do tai sao tôi khuyên bạn nên bắt đầu đào tạo hạm đội của mình vào giai đọan 2 của trò chơi : việc có trong tay 1 đội thuyền toàn sao vàng sao bạc tất sẽ hơn hẳn 2 đội thuyền mới tinh. Một số công trình cho phép lính mới đào tạo có ngay 3 sao đỏ, vd như đền thờ thần chiến tranh Mars của nhà Brutii-> VÔ GIÁ!

Thắng hay thua?

Một đội lính hò reo phấn khích do vừa diệt gọn 1 độ lính địch [ ko còn 1 tên nào], sẽ mang theo niềm phấn khích đó vào cuộc đấu với đội lính thứ 2. Một đội lính vừa bỏ chạy dù có hoàn hồn lại hay đuợc tướng tập hợp lại cũng vẫn ngấp nghé bên bờ của sự hoảng loạn. Việc nhìn thấy lính địch bỏ chạy khi đang chiến đấu đựơc coi như 1 liều thuốc kích thích, và ngược lại khi nhìn thấy đồng đội bỏ chạy : họ cũng sẵn sàng chạy theo đồng đội. Do đó, tấn công vào chỗ yếu nhất trong đội hình địch để lùa chúng chạy như vịt-> sự kinh hoàng sẽ lan nhanh như 1 đại dịch. Nhìn thấy đồng đội gục ngã hàng loạt cũng sẽ khiến binh sĩ dao động mạnh [đây là lý do tại sao voi lại là vũ khí khủng khiếp : việc chứng kiến đồng bạn bị voi giày xéo chết từng nắm quả là kinh nghiệm không dễ chịu gì cho bất kì anh lính nào].

Tương tự, do tấn công từ 2 bên và phía sau có thể giết 1 số lượng lớn lính địch, chúng sẽ rất dễ dàng bỏ chạy. Bị bắn bởi tên lửa mà không chạy đựơc cũng khiến họ dao động.

-Vị trí trên chiến trường:

Có thể nói phần này là độc quyền của các trò 3D, mà các game dàn trận của thời đại 2D không thể nào có đựơc. Vị trí trên chiến trường bao gồm vị trí lính [đặc biệt là 2 bên hông và phía sau], thứ tự các đội linh [vd: voi đi trước ngựa đi sau …].

Tiếp theo là vị trí tương quan giữa các đơn vị với nhau. Bộ binh nên sắp xếp sao cho đội nọ canh bên suờn cho đội kia, 2 đội ngoài cùng có thể quay mặt hơi chéo sang bên hông đề phòng kị binh đánh lén, hoặc giao trách nhiệm giữ cánh cho kị binh của bạn. Sau đó cho tướng đứng ngay sau hàng bộ binh-đó là vị trí an toàn nhất, chỉ cần chú ý cung và pháo của địch thôi. Nếu bạn để ý, những đơn vị ở giữa bao giờ cũng chiến đấu bền bỉ hơn. Tinh thần binh lính sẽ tăng nếu họ biết bên cánh đựoc bảo đảm.

Khi tấn công, sắp xếp đơn vị nào vào đi trước, đơn vị nào đi sao cũng khá quan trọng : Voi có kị binh đi kèm phía sau sẽ hăng tiết vịt hơn hẳn bình thường!!!

-có còn hơi sức mà đánh nhau không? Chỉ số sức khỏe của lính cũng là 1 vấn đề. Cao nhất là eager và thấp nhất là exhausted-hoàn toàn kiệt sức. Không chỉ ảnh hửơng đến khả năng chiến đấu, điều này còn ảnh hưởng đến tinh thần ->quân hết hơi sẽ mau vỡ trận hơn. -những thứ gây kinh hoàng: Điển hình nhất là bộ binh đánh nhau với voi. Chariot [ xe song mã] Ai Cập cũng là nỗi khiếp sợ của các đơn vị kị binh khác. Một số vũ khí đựơc tạo ra nhằm mục đích gây hoảng sợ cho quân địch : lợn thui của quân La Mã chỉ nhằm gây khiếp sợ cho voi, ngoài ra không còn tác dụng gì khác. Mấy khẩu balistae cũng vậy :giết địch không hay bằng làm chúng sợ. Một hàng lính thương đang xông lên giáp mặt đối phuơng có thể bỏ chạy tán loạn nếu bị 1 quả bom lửa từ Ornage rơi giữa đội hình, cung lửa cũng có thể gây khiếp sợ…..

Tại sao phần nói về tinh thần quân sĩ này lại dài như vậy? Vì đây là phần quan trọng nhất trong trò chơi. Và khi đã lâm trận, điều bạn nhắm đến là khiến cho toàn bộ quân địch bỏ chạy chứ không phải giết sạch chúng. Đólà điều mà Rome : total war tái hiện hiện thực thành công nhất, và chắc chắn cũng là cái mà bạn cảm thấy thích thú nhất nếu kiểm soát đựơc nó. Bạn sẽ cảm nhận đựoc thế nào mới là không khí chiến tranh thực sự!

iv/ làm chủ địa hình

Ngay khi vào trận, tìm ngay chỗ nào cao nhất. Khi bạn đứng trên cao, các loại vũ khí bắn xa sẽ có tầm bắn xa hơn, các đơn vị cận chiến [lính thương] có sức thủ cao hơn, cũng như kị binh của bạn sẽ ‘húc’ nhanh, mạnh hơn hẳn nếu lao từ trên cao xuống. Quân địch từ dưới lên không chỉ bị trừ điểm tấn công, giảm tốc độ mà còn rất mau xuống sức.

Nói chung, dù tấn công hay phòng thủ cũng nên bắt đầu từ trên cao, đặc biệt là pháo binh: càng cao càng tốt! Nhiều khi bạn sắp xếp đội hình xong, nhấn start để bắt đầu trận đánh thì thấy máy đưa quân chạy lên đỉnh đồi, thì nếu hơn hẳn về kị binh, đừng ngần ngại tấn công chớp nhoáng khi chúng còn đang loay hoay chạy trên triền đồi :nếu không khiến toàn bộ quân địch bỏ chạy, cũng phải giết khơ khớ

Tiếp đó là phục kích trong rừng. Các đơn vị đựoc đặt trong rừng cây sẽ có hình cái cây màu xanh trên biểu tượng : chúng sẽ vô hình cho tới khi di chuyển! Giấu lực luợng chính của bạn trong rừng, giơ ra 1 quân ghẻ đẻ dụ địch và xông ra bất ngờ không chỉ giết đựơc kha khá mà còn là 1 đòn giáng trí mạng vào tinh thần quân địch. Tuy nhiên 1 số quân không giấu đựơc : pháo binh, tướng, voi… và 1 số quân khó giấu hơn, cũng như 1 số quân có thể ẩn mình ngay trong đám cỏ rậm… Một số kém khả năng tác chiến khi ở trong rừng [kị binh, cung]

Bạn có thể phải chú ý điều này khi đánh nhau trên sa mạc: quân giáp trụ đầy mình sẽ mau xuống sức hơn so với quân nhẹ chỉ có áo vải. Đây là lý do tại sao quân Ai Cập chủ yếu sử dụng cung và ngựa để chiến đấu trên địa hình sa mạc trống trải.

Tận dụng lợi thế của tường thành. Cái này chắc không phải nói nhiều :đưa cung lên mặt thành, pháo trong thành đánh ra.

Nên chú ý tới tác dụng của mấy bức tường. Từ tường đá trở lên cung bắn ra từ mấy cái tháp canh sẽ rất mạnh, nếu bạn không có bộ binh đủ mạnh để leo lên chiếm tường, cũng là chiếm tháp canh thì tốt nhất là tránh tường càng xa càng tốt. Nếu đã đục thủng tường để chui vào, nên bắn vỡ nốt mấy cái tháp canh xung quanh khúc tường ấy. Trường hợp không đủ đạn để bắn hết tháp canh, mà bạn buộc phải đi ngang qua cổng để vào quảng trường, ưu tiên bắn vỡ cổng trước [cổng, không phải cánh cửa!]. Tương tự,bạn hãy nghĩ thử xem quân thủ thành cần làm gì để tận dụng lợi thế tháp canh?

Chiến tranh đường phố : Một vấn đề thú vị. Mê cung rối rắm các loại đường phố có thể khiến quân bạn… đi lạc, và kị binh ko có việc gì làm ở đây. Nhưng nói chung khi đã lọt đuợc vào thành, xếp quân đỉnh nhất mà bạn có lên đầu hàng [ lính thương là lựa chọn số 1, ko phải voi ! ], cung xếp sau, rồi cứ thế từ từ mà tiến vào trong. Bạn sẽ chiến thắng khi chiếm và giữ đựoc quảng truờng trong 3 phút, hoặc giết sạch lính, nhưng tôi khuyên bạn nên chọn cách thứ nhất ; giết tất cả lính trong cái mê cung này là điều không tưởng. Cứ nhắm thẳng đường tiến vào quảng trường, lính địch sẽ buộc phải đổ về đấy, và quảng trường cũng là nơi hiếm hoi kị binh của bạn có thể phát huy tác dụng.

Còn nếu bạn phải thủ? Đường phố là địa điểm lý tưởng cho bộ binh: do không còn nỗi lo bị đánh tạt từ 2 bên sườn, chỉ cần xếp 1 đạo cung phía sau tỉa lên nữa thì có mà giời vào đựơc đến quảng trường.

Nói chung, đánh nhau trên những con đường hẹp dài, sâu hun hút không phải là nghề của kị binh [trừ voi]. Nếu chuẩn bị tấn công 1 thành phố, bạn nên thay bớt lính kị bằng bộ binh và cung, tuy nhiên vẫn phải để lại vài đội để đảm bảo tính cơ động cho đội quân của mình.

Tóm lại:luôn nhớ rằng địa hình là 1 trong những yếu tố quyết định. Nếu đánh trên đồng bằng, cố gắng tìm chỗ đóng quân càng cao càng tốt, hoặc không đựoc thì cũng phải ở chỗ nhiều cây [nhất là khi thủ], tìm đất trống khi bạn dựa vào sức mạnh của kị binh. Nếu đánh thành, tìm đường vào quảng trường càng ngắn càng tốt, quan sát bản đồ và ghi nhớ con đường dẫn thẳng vào vào đó trứơc khi nhấn nút Start. Nếu thủ thành, cố đoán xem đối thủ sẽ tiến vào quảng trường theo đường nào, và sắp xếp kế hoạch bịt nó lại….

v/ rốt cục khi nào thì thắng?

Luôn ghi nhớ mục tiêu chiến thắng của trận đánh, và mục tiêu đó sẽ chi phối tất cả hành động của bạn : Nếu bạn phải thủ, thì việc tấn công là của kẻ thù : chúng phải tấn công và hạ gục bạn trứơc khi hết 30’ -> kéo quân lên đồi cao, giấu quân trong rừng rậm… Khi thủ thì chiến thuật phong phú hơn công. Không vội vàng tấn công, cũng như không nên đưa kị binh chạy quá xa khỏi hàng rào phòng thủ nếu thời cơ chưa đến.

Dù thủ hay công, mục tiêu của bạn là làm chúng khiếp sợ mà tan rã hơn là giết càng nhiều càng tốt [thường thì số lính bị giết khi bỏ chạy nhiều ngang ngửa số lính bị giết khi đánh xáp lá cà]. Do đó, tướng địch là mục tiêu tối thượng. Tìm mọi cách để giết hắn, cũng như bảo vệ tướng bạn. Khi đánh nhau trong thành phố, nhớ rằng mục tiêu tối thượng của quân tấn công là quảng trường. Rất khó giết đựơc tướng địch, chứ không nói tới giết tất cả quân địch. Tìm mọi cách tiến về quảng trường, bất chấp mọi tổn thất. Như thế, quân thủ cũng sẽ tìm mọi cách để ngăn không cho đối phương vào đựơc quảng trường [gần như không còn cơ hội thắng nếu chúng lọt vào đến đó].

Đôi lúc, bạn bị buộc đánh 1 trận mà không có lấy 1 chút phần thắng. Hãy cố gắng giết địch càng nhiều càng tốt trước khi hoàn toàn thua trận. Cố gắng phục kích để chém chết cung của chúng, hay tìn cách quây và xử tử tên tướng. It nhất những người lính đã ngã xuống lúc này cũng có ích cho đội quân sẽ đến sau của bạn.

Nhìn chung, luôn chắc chắn về mục tiêu chiến thắng của bạn. Điều đó sẽ quyết định chiến thuật được sử dụng, cách sắp xếp bố trí các loại quân, và quân nào sẽ có ích nhất trong trận đánh. Không thừa 1 chút nào cả, đừng chủ quan !!! Historical Battle – battle of the River Trebia

Harnibal Barca - vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Carthage, cũng là một trong những tướng quân nôỉ tiếng nhất lịch sử chiến tranh cổ đại - từ Tây Ban Nha tiến quân thẳng đến Rome, với hi vọng đánh gục người La Mã ngay tại trái tim của đất nước họ… Sau 2 tháng tiến quân, Hanibal chạm mặt người La Mã tại Sông Trebia.

Sử dụng kị binh nhẹ giả vờ bỏ chạy, ông đã thành công trong việc dụ địch vượt sông tiến đến đối mặt mình. Theo lịch sử, Hanibal đã sẵn sàng và sau đó đã nghiền nát đối phương. Việc của bạn bây giờ là lặp lại chiến thắng lịch sử đó trong vai Hanibal Barca.

Trận đánh chỉ được mô phỏng lại, nên tất nhiên số quân chỉ là tương đối nếu so với lịch sử. Phía Carthage có 800 quân: 3 đội Poeni Infiantry [số lính mỗi đội 61/61/61], 2 đội lính đánh thuê Barbarian Mecenary [lính thương], 3 đội kị binh Sacred band [60/40/40], 1 Barbarian Mecenaries Cavalry, 1 War Elephant và 1 Amored Elephant [21/21], còn lại là Skrimishers [lính ném lao chạy bộ].

Quân La Mã: phần lớn là bộ binh, cộng thêm 4 đội Velites [lính ném lao chạy bộ], 3 đội Kị binh.

Mở đầu trận đánh, bạn sẽ được xem 1 đoạn phim giới thiệu: quân La Mã đuổi theo đội ngựa của bạn và sau đó vượt sông, tiến đến dàn trận trước mặt quân Carthage. Hanibal có sẵn 4 đội kị binh rình 2 bên cánh quân La Mã [mỗi bên 2 đội], số quân còn lại đứng trên đồi cao, cung nỏ sẵn sàng.

Bắt đầu trận đánh, quân La Mã dàn Velites thành hàng ngang, từ từ tiến về phía Carthage. Tất cả lính cung, lao… của Hanibal thả sức bắn giết, và phần lớn lính La Mã bị giết trước khi kịp vào vị trí.

Sốt ruột, quân La Mã đưa kị binh Equites lên phía trước lùa đội Skrimisher. Skrimisher bỏ chạy, Equites đuổi theo và mắc bẫy. Đội Sacred war band đứng ngay gần đó đuổi theo. Skrimisher đứng lại, buộc Equites cũng phải dừng lại và lãnh trọn cú charge của kị binh Carthage. Toàn bộ đội ngựa bị giết.

Phía dưới, bộ binh La Mã tràn lên và bị Poeni Infantry chặn lại, nhưng có thể thấy rõ quân La Mã đông hơn nhiều, thậm chí hàng quân phía sau còn chưa tham chiến... Đây là lúc Hanibal cho Voi vào trận: từ 2 cánh trái - phải, 2 đội voi xông thẳng vào và cày nát đội hình địch. Toàn bộ quân La Mã xung trận. Đội Saced war band của Carthage cũng quay về tham chiến sau khi dọn dẹp xong bọn Equites. Cả chiến trường giống như 1 bãi bùng nhùng, lẫn lộn người – voi - ngựa.

Giữa đám hỗn quân, nhận ra tướng địch đang mải mê đánh nhau, Hanibal lập tức chuyển hướng tấn công của bầy War Elephant và Sacred War band. Tướng địch chết trong đám loạn quân, và tinh thần binh lính La Mã trên toàn chiến trường sụt đi thấy rõ. Mặc dù đã giết được tướng địch, và đàn voi “làm việc” tốt, có thể thấy đội hình lính thương của quân Carthage mỏng đi trông thấy. Đây là lúc 4 đội kị binh ém sẵn của Hanibal ra cú Charge quyết định trận đánh: đòn tấn công chọc từ phía sau này khép gọn lưới bao vây của quân Carthage. Mặc dù lúc bắt đầu trận đánh đông hơn gấp đôi, giờ đây quân La Mã hoàn toàn mất tinh thần và trận thế bắt đầu sụp đổ…

Trận đánh kết thúc với thiệt hại 200 cho Hanibal và chỉ có 24 lính La Mã sống sót. Gần như toàn bộ lính La Mã bỏ chạy đều bị ngựa Carthage đuổi theo giết gọn…

Phân Tích:

Trận đánh đã kết thúc. Rất chóng vánh. Nhưng, như một nhà nghệ thuật quân sự chân chính, bạn phải biết mình rút ra được những gì sau đó. Trước hết, quân Carthage chiến thắng mặc dù số quân chỉ bằng một nửa La Mã. Chiến thắng đó là kết quả của việc tận dụng tốt địa hình, lợi thế phòng thủ và tấn công đúng lúc, đúng thời điểm. Ngoài ra không thể không kể đến sức mạnh của 2 đàn voi. Chính 2 đàn voi, chứ không phải lính bộ binh, đã giữ được chân bộ binh La Mã cho tới khi kị binh ra đòn quyết định.

1/Quân Carthage đứng trên đồi. Không chỉ cung đứng trên cao bắn xa hơn dưới đất [mà lính đánh thuê Cretan Archer vốn dĩ đã bắn xa rồi _], mà lính thương phòng thủ cũng được cộng thêm Defense Bonus [tăng khả năng chống đỡ] khi đứng cao hơn đối phương.

2/Voi!!! Mặc dù quân La Mã đông hơn hẳn Carthage, nhưng họ không thể xử lý gọn lính bộ binh đối phương để quay sang ngựa được do vướng đàn voi. Với thân hình đồ sộ và lượng máu cực nhiều của mình, 2 bầy voi của Hanibal, cùng với lính bộ binh, đã làm tốt trách nhiệm giữ chân bộ binh địch của mình.

3/Cái chết của tướng phía La Mã, cũng như việc sử dụng kị binh bao vây thành công quân đối phương là nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi của phía Carthage. Không một người lính nào, dù dũng cảm đến đâu, lại không hoảng sợ và xuống tinh thần khi bị tấn công từ sau lưng và 2 cánh. Và đây mới là mục đich cao nhất của tất cả các loại chiến thuật: làm đối phương hoảng sợ mà vỡ trận bỏ chạy chứ không phải giết hết quân địch…

Chủ Đề