Vẽ phác là gì

Thao tác vẽ phác thảo [sketching], bạn đã làm thế bao giờ chưa? Có rất nhiều cách cũng như là lý do cho các nhà báo và kỹ sư công nghệ web cần phải vẽ phác thảo. Bạn rất có thể sẽ khiến công việc của mình nặng nề hơn nếu không có thao tác này.

Việc vẽ phác thảo cũng giống như khi bạn lập dàn ý cho một bài văn vậy. Dựa vào khung dàn bài đó để bạn phát triển bài văn của mình, tương tự như thế, bạn cũng phác thảo ý tưởng của mình bằng những nét vẽ thô sơ và sau đó dựa trên bản phác thảo đó để hoàn thiện ý tưởng của bạn.

Sketch theo cách hiểu truyền thống thì nó là bản vẽ chì hoặc màu thô mà một nghệ sĩ dùng để ghi lại những ý tưởng sơ bộ của mình cho một công việc để cuối cùng nó sẽ được thực hiện với độ chính xác cao hơn và chi tiết. Sketch là một bản phác thảo,  một bản vẽ tự do được thực hiện nhanh chóng, nó thường không được xem như là một tác phẩm hoàn thiện. Một bản phác thảo có thể phục vụ một số mục đích như ghi lại một cái gì đó mà các nghệ sĩ nhìn thấy, hoặc phát triển một ý tưởng để sử dụng sau đó hay nó có thể được sử dụng như một cách nhanh chóng của đồ họa thể hiện một hình ảnh, ý tưởng hay nguyên tắc.

Bản phác thảo có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện vẽ nào. Thuật ngữ này thường được dùng cho công việc đồ họa bằng cách sử dụng Silverpoint, than chì, bút chì, than hoặc phấn màu. Nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các bản vẽ bằng bút mực, bút bi, màu nước và sơn dầu. Và chúng thường được gọi là “phác thảo màu nước” và “bản phác thảo sơn dầu”. Một nhà điêu khắc có thể phác thảo mô bằng đất sét, chì hoặc sáp.

Một bản vẽ phác thảo điêu khắc bằng chì

Trong một bản phác thảo truyền thống, trọng tâm thường được đặt trên thiết kế tổng thể và thành phần của công việc và cảm giác chung. Một bản phác thảo như vậy thường dành cho hướng dẫn riêng của người nghệ sĩ, nhưng đôi khi, trong bối cảnh của một Bottega [studio-cửa hàng] loại hình sản xuất, trong đó một nghệ sĩ sẽ sử dụng nhiều trợ lý, các bản phác đã được thực hiện bởi các chủ công trình sẽ được hoàn thành bởi những người khác. Có 3 loại phác thảo chính: Orthogonal, Isometric và Oblique.

Phân loại sketch

Orthogonal sketch

Bản vẽ Orthogonal  là vẽ các đường chéo có thể được vẽ dọc xuống các đường song song [hoặc các hàng của các vật thể] đến điểm biến mất. Orthogonal là một khái niệm toán học có nghĩa là “ở các góc bên phải” và liên quan đến phép chiếu trực giao, một phương pháp khác của vẽ vật thể 3D. Thuật ngữ này có thể dùng để nói các dòng biến mất được sử dụng trong bản vẽ phối cảnh vì đây là những góc bên phải so với mặt phẳng trước khi quan sát 1 vật thể ở một góc độ một điểm, hoặc ở các góc bên phải trong góc độ 2 điểm trên.  

Isometric sketch

Bản vẽ isometric là bản vẽ 3D. Chúng chỉ ra cả ba mặt, tất cả các kích thước của các chiều, nhưng không bề mặt nào được hiển thị như một hình dạng đúng với góc 90 độ. Tất cả các đường thẳng đứng được vẽ theo chiều dọc nhưng tất cả các đường kẻ ngang được vẽ ở góc 30 độ so với đường cơ sở. Isometric là một phương pháp dễ dàng vẽ hình ảnh 3D.

Oblique sketch

Bản vẽ oblique cũng được sử dụng trong kỹ thuật. Các đối tượng được vẽ với các đặc điểm khác biệt ở vị trí trực diện với người quan sát, chỉ ra hình dạng thực của các đặc điểm này. Các đặc điểm đường tròn như lỗ tròn có thể được vẽ ở mặt trước này như vòng tròn thật. Trong các hình thức 3D khác, các đặc điểm đường tròn phải được vẽ như hình elip. Để thấy được các hiệu ứng 3D, các đường song song [được gọi là ‘dòng tầm nhìn’] được vẽ ở một góc từ mặt trước.

Ứng dụng của sketch

Vẽ phác thảo cho phép bạn chia sẻ những hình dung của bạn về một dự án với những người khác một cách sớm nhất trước khi bạn bắt đầu vào công việc với những công cụ mất rất nhiều thời gian như  Photoshop, Illustrator, hay Flash. Ví dụ, với vai trò của tôi là một nhà sản xuất đa phương tiện cho California Watch, tôi vẽ phác thảo tưởng tượng của tôi về các thành phần đa phương tiện trong và trước khi nói chuyện với phóng viên và biên tập viên. Những bức vẽ phác thảo, đôi khi chỉ được viết trên những mẩu giấy ghi nhớ dán rời, lại cho phép các cộng sự của tôi thấy chính xác được những gì tôi đang có trong đầu và đưa ra những đề xuất và bổ sung sửa chữa trước khi đã chìm vào quá sâu trong dự án rồi.

Bạn không cần phải là một họa sĩ mới có thể tạo được những bản phác họa đầy đủ, chỉ cần có thể truyền đạt ý tưởng của bạn lên trang giấy.

Việc vẽ phác họa giúp cho bạn đưa ý tưởng ngay ra tờ giấy khi mà nó vừa mới nảy ra trong đầu. Nếu bạn là người thường đưa ra những ý tưởng mới qua phác họa thì bạn nên giữ một cuốn sổ ghi chép nhỏ, không có dòng kẻ , bên người vào mọi lúc để có thể bắt ngay được ý tưởng khi vừa lóe lên.

Nếu bạn có một cái iPad và những ngón tay nhanh nhẹn, hãy xem iPad như là một tờ nháp mà bạn có thể vẽ phác ngay bằng những ngón tay và rồi gửi email ngay chúng tới chính bạn hoặc ai đó khác.

Hãy coi ipad của bạn như một tờ giấy nháp để phác họa ngay trên đó

1. Tranh minh họa

Bản vẽ phác thảo của cuốn sách “The Digital Journalist’s Handbook”

2. Media tương tác

Bản vẽ phác thảo Media tương tác của California Watch: so sánh tỷ lệ sinh viên giáo viên toàn quốc [Mỹ]

Bản vẽ phác thảo bài dự thi cuộc thi California Watch

3. Thiết kế website

Các bản vẽ phác thảo giao diện website của California Watch

Các nhà thiết kế web chắc cũng đều quen với công đoạn vẽ phác thảo. Quá trình wireframing [vẽ phác giao diện] cho phép các nhà thiết kế xác định được cấu trúc của website.

Kết luận

Hi vọng, qua bài viết này, bạn sẽ chú trọng hơn đến bản vẽ phác thảo của mình và không còn xem nhẹ nó nữa!

Vẽ phác chi tiết là bước đầu trong quy trình công nghệ vẽ, nó được thực hiện sau khi có chi tiết [thiết kế theo mẫu, hoặc hoàn thành các bước thiết kế lý thuyết chọn được các kích thước danh nghĩa cho chi tiết].

Nội dung chính của bản vẽ phác

Bản vẽ phác là tài liệu kỹ thuật ban đầu, cơ sở để thành lập các bản vẽ tiếp theo và nó chỉ có tính chất tạm thời dùng trong thiết kế và sản xuất.

Bản vẽ phác được thực hiện bằng tay, vẽ chì hoặc mực, trên giấy kẻ ly vuông là tốt nhất, hoặc trên giấy thường.

Bản vẽ phác phải có đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết máy và tiến hành lần lượt theo các bước sau:

Bước 1- Ví dụ, thiết kế theo mẫu chi tiết có sẵn “Bệ đỡ” [H.4.80]. Nghiên cứu chi tiết.

–      Từ chi tiết mẫu, quan sát lựa chọn phương chiếu cần thiết, xác định sơ bộ các kích thước cơ bản của chi tiết [kích thước choán chỗ A, B, C]. Xác định vật liệu chế tạo. Tìm hiểu các bề mặt ngoài, trong của chi tiết, phân tích và tìm các nguyên công cần thiết để chế tạo chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật cần có.

Bước 2: Chọn phương chiếu chính và các hình biểu diễn cần thiết khác [theo TCVN]

Phương chiếu chính là phương chiếu từ đó hình biểu diễn thu được ít biến dạng, cho nhiều hình dáng cơ bản của chi tiết [H.4.80a, b]. Từ phương chiếu chính đã chọn, ta vẽ được hình chiếu từ trước [hình chiếu đứng] và các hình chiếu cơ bản khác.

Bước 3. Chọn khổ giấy TCVN.

Khổ giấy chọn sao cho đầy đủ các hình biểu diễn của chi tiết, cố gắng dùng đúng tiêu chuẩn chính [tránh dùng các khổ phụ], chọn tỷ lệ cho hình biểu diễn. Dựng đường bao khổ bản vẽ và khung tên.

Bước 4: Bố trí hình chiếu trên giấy vẽ [H.4.81a]. Theo kích thước choáng chỗ đã xác định ở bước trên, cùng tỷ lệ, bố trí các hình chiếu cơ bản cân đối và hợp lý trên giấy vẽ, chú ý khoảng cách giữa các hình vẽ choáng chỗ ban đầu đủ để ghi kích thước… sau này.

Bước 5: Biểu diễn các hình chiếu trên giấy vẽ [H.4.81b]. Biểu diễn các hình chiếu theo ba hình chiếu cơ bản. Chú ý các đường tâm, đường gióng phải thẳng hàng.

Bước 6- Biểu diễn hình cắt và các hình biểu diễn khác [Hình chiếu phụ, cắt riêng phần… [H.4.81c]]. Ghi kích thước và các yêu cầu kỹ thuật khác.

Bước 7- Ghi trị số kích thước, yêu cầu kỹ thuật và hoàn thành bản vẽ: Ghi tên người vẽ, chức năng khác… [H.4.81d].

Video liên quan

Chủ Đề