Văn học là cuộc đời Cuộc đời la nơi xuất phát cũng la nơi đi tới của văn học

Mở bài: Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Nghĩa là nghệ thuật phải bám sát thực tế đười sống, lấy đời sống làm chất liệu. Bàn về điều đó, trong Tiếng nói văn nghệ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.” Thân bài: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Chính điều đó làm nên nét đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại – hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan [ghi lại cái đã có rồi] mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ. Tác phẩm văn học phản ánh sâu sắc thực tại đời sống, ghi lại cái đã có rồi. Hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn như xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó – xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật… Thế nhưng, văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.” Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình [muốn nói một điều gì mới mẻ]. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người. Viết nên tác phẩm Lão Hạc, nhà văn Nan Cao đã lấy gần như nguyên si thực tại của cuộc sống người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và hình ảnh nhân vật Lão Hạc cũng được mô ta dựa trên một con người có thật. Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân Việt Nam đang ở trong tình trạng cùng khổ, càng về sau càng khó. Đó là một cuộc sống chìm ngập trong cô đơn, đói khát, bị kìm kẹp đến nghẹt thở. Cái đói và cái chết như những bóng ma cứ lỡn quỡn xung quanh và có thể vồ chụp lấy con người bất cứ lúc nào. lão Hạc dù đã kháng cự đến cùng nhưng cuối cùng cũng thất bại, phải nhận lấy cái chết thảm thương. Nam Cao giống như một thư kí trung thành, có bổn phận ghi lại chân thực hiện thực ấy. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Bởi thế, dù có trung thành với hiện thực, nhưng nhà văn không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Truyện ngắn Lão Hạc không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan vốn có mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc dù phải chết nhưng cũng quyết giữ lấy nhân phẩm cao đẹp, giữ lấy mảnh vườn cho con trai lão dù lão chưa hẳn đã tin tưởng nó sẽ trở về. Tất cả những gì còn lại tỏng cuộc đời, Lão Hạc chỉ dùng để bảo vệ hai thứ quý giá ấy: danh dự và đức hì sinh cho con. Đây chính là một điều gì mới mẻ mà nam Cao đã tinh tế phát hiện và phản ánh. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn. Tư tưởng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là cái tư tưởng được biểu lộ thầm kín. Nam Cao muốn tác phẩm văn học phải là cái sự thực ở đời, người nghệ sĩ không được né tránh điều đó dù có thể làm cho người khác đau lòng vì sự tàn nhẫn của nó. Với ông, phản ánh hiện thực không phải để khinh chê mà là để cảm thông, nâng đỡ, đồng cảm, sẻ chia và tìm kiếm con đường giải thoát cho con người. Với nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã dành cho lớp người cùng khổ trong xã hội một tình yêu thương tha thiết, quý trọng nhân phẩm cao đẹp và không ngừng tôn vinh nó. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc. Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn. Kết bài: Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung. Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật [Belinski]. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. Văn nghệ phải vì con người mà nảy sinh và cũng vì con người mà phục vụ. Không có tác phẩm nào có thể trở nên vĩ đại nếu không phản ánh và phục vụ đời sống của con người. Cái phi thực hay siêu thực không thể nào trở nên có giá trị nếu nó không phải là hình bóng của hiện thực. Thế nhưng, cũng không nên là cái hiện thực quá trần trụi và thô tục mà phải được soi chiếu qua lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ phải biết sáng tạo. Chỉ có những cái mới mẻ mới có thể tồn tại mãi mãi.

ĐỀ BÀI 14:

“Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học” [Tố Hữu]

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn xuôi đã học.

[Trích đề thi chuyên Văn TP. Hồ Chí Minh năm học 2011 – 2012]

BÀI VĂN

Trong bài viết “Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. Nếu ví tác phẩm văn học là một sợi dây leo thì rễ của nó bám trụ vào cuộc đời con người, xanh lá nở hoa ở từ ngữ trong tác phẩm và hương thơm, sắc biếc của nó vấn vương trong tâm hồn con người. Cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ để văn học đào xới, phản ánh. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng nhận xét: “Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”, quả thật như vậy!

Ý kiến trên của Tố Hữu bàn về cội nguồn của văn học. “Cuộc đời” là hiện thực xã hội đang bày ra trước mắt ta với muôn màu muôn vẻ, nhiều hình dạng, đầy những hỉ, nộ, ái, ố. Tố Hữu chỉ rõ hiện thực cuộc sống chính là chất liệu sống phong phú để nhà vãn phản ánh vào trong tác phấm. “Cuộc đời đúng là nơi xuất phát của văn học” vì người sáng tác đà chiêm nghiệm cuộc sống, lựa chọn dề tài từ hiện thực góp nên trang viết của mình. Họ phán ánh đời sống bàng cái tâm của người nghệ sĩ chân chín không tô hồng hay bôi đen hiện thực đó. Tuy nhiên, người sáng tác không bê nguyên thực tại vào trang viết của mình, qua lăng kính nghệ sĩ, hiện thực trở nên lung linh sinh động hơn và có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó tác phẩm văn học, nghệ thuật, tự thân nó không thể xa rời hiện thực đời sống. Nhưng phản ánh hiện thực như thế nào, thì không phải là câu hói dễ trả lời. Không đơn giản chỉ là sự tả chân một cách cơ học, chưa nói rằng, tả chân đôi lúc cũng chưa hẳn là thấu đáo; và thực tiền văn học, nghệ thuật cho thấy, thành tựu văn học, nghệ thuật phụ thuộc vào tài năng, quan niệm thẩm mỹ và sự thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn cũng là một thư kí trung thành của thời đại bới nếu không có hiện thực cuộc sống, mỗi nhà văn cũng không thể tự tưởng tượng ra những điều mới mẻ để viết.

“Cuộc đời cũng là nơi đi tới của văn học” bởi tiếng nói của văn học nghệ thuật sẽ đồng hành cùng con người đi đến tương lai. Trong mỗi tác phấm, người nghệ sĩ gửi vào đó những lời nhắn, những thông điệp sống, giúp con người nhận ra mình để sống tốt đẹp hơn. Cho nên nghệ sĩ còn mang thiên chức “kĩ sư tâm hồn”. Tuy nhiên, những bài học về lẽ sống gửi trong mỗi tác phâm không đơn thuần là thuyết lí khô khan; nhà văn. nhà thơ nói bằng hình ảnh. bằng nhạc điệu, bằng các tình huống độc đáo. Và họ thắp lên trong lòng bạn đọc những ngọn lửa ấm, ngọn lửa hướng thiện.

Quá trình này có hai chiều, lấy cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày; khi thành tác phẩm văn học, tác phẩm lại được truyền bá rộng rãi vào đời sống nhân dân đê nó thực hiện sứ mệnh phục vụ cuộc đời, bồi đắp tâm hồn cho con người. Tác phẩm văn học nếu không bám sát hiện thực đời sống mà phản ánh thì chỉ là những tác phẩm sáo rỗng, không thực tế. hoàn toàn không có ý nghĩa. Nhà văn Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Văn học phải phản ánh được cuộc sống đa đoan, đa chiều rồi từ đó nhà văn sẽ gứi gắm tâm tư, tình cảm. những lời nhắn nhủ sâu kín. Người đọc tiếp nhận văn học sẽ lọc lại những điều mà bản thân có thể tiếp thu làm kinh nghiệm sống, nguồn động viên hay triết lí quý báu cho mình để đối mặt với cuộc đời. Suy cho cùng đích đến mà văn học hướng tới cũng chính là cội nguồn mà nó xuất phát.

“Lão Hạc” là truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao – một minh chứng sống động cho việc phản ánh hiện thực đời sống con người ờ làng quê Bắc Bộ trước năm 1945. Trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nam Cao đà trung thành với hai đề tài chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Dù ơ đề tài nào thì Nam Cao cũng mạnh mẽ phản ánh hiện thực cuộc sống, nồi khốn khố cua con người khi đối mặt với nhưng bi kịch, những nồi âu lo. Truyện được sáng tác năm 1943 viết về người nông dân nghèo mà lão Hạc là nhân vật đại diện. Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám vốn có nhiều điều để nói: họ kham khổ, nghèo túng, ,họ bị tha hóa, dần dần xói mòn nhân cách của mình, họ bị sưu cao thuế nặng, bị áp bức bóc lột bởi quan lại cường hào… một trong những đề tài được nhiều nhà văn như Nguyền Công Hoan. Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng… khai thác. Cũng viết về hiện thực đó, song Nam Cao đã có một hướng đi hoàn toàn mới. Khai thác thân phận người nông dân nghèo Nam Cao cho chúng ta thấy rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào phẩm chất cao đẹp trong sâu thẳm tâm hồn họ cũng không bao giờ bị vẩn đục.

Số phận của nhân vật lão Hạc trong truyện là số phận chung của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Củng như nhừng nhân vật khác trong văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, lào Hạc cũng bị cái nghèo, cái đói bám đeo dai dẳng, kéo lê cuộc đời mình trong bóng tối tẻ nhạt u buồn. Vợ lão mất sớm để lại mình lão cực nhọc nuôi con trai trong căn nhà nhỏ có mảnh vườn là tài sản quý giá nhất của gia đình. Con lão lớn lên không đủ tiền cưới vợ nên phẫn chí bó nhà đi phu đồn điền cao su. “Cao su đi dễ khó về – Khi đi trai tráng khi về bủng beo”, hai câu thơ đã phản ánh rất chân thật công việc phu đồn điền cao su cho Tây, vừa cực nhọc lại vừa nguy hiểm. Vậy mà con trai lão vẫn đi đe lại cho lão một con chó [cậu Vàng], lão phải sống trong ốm đau, đói rét và cô độc. Nạn đói diền ra hoành hành khắp miền Bắc, ngay cái thân lão còn không nuôi nồi huống chi nuôi thêm một con chó. Dù thương cậu Vàng vô cùng nhưng lão đành cắn răng bán nó cho người ta. Hành động bán đi con vật mà lão yêu thương như con người khiến lão ray rứt và đau đớn: “Đôi mắt lão ầng ậng nước”, “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. Lào bán chó không phái để duy trì sự sống của lão mà phần tiền ấy lão cũng dành dụm cho con trai, còn lão vớ được gì ăn nấy. Ngòi bút Nam Cao như chùng xuống, giọng văn như lặng lẽ thở dài khi viết về thám cảnh của lào Hạc: “Lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì lào ăn rau má, với thinh thoảng một vài cú ráy hay bừa trai, bữa ốc”. Không cầm cự nối nữa. lão chọn cái chết đớn đau đê kết liều cuộc đời mình. Hình ảnh lào Hạc ăn bả chó rồi “vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi”, “tru tréo, bọt mép sùi ra”, “vật vã có đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết” thật ám ảnh và đầy đau xót. Cuộc đời lào Hạc quả thật đáng buồn, buồn đến thê thảm. Nam Cao đã lột tả tận cùng nồi đau của người nông dân trong xã hội Việt Nam trước cách mạng một cách chân thực, xúc động, dồng thời lên tiếng tố cáo những thế lực tàn độc đà gây nên thám cảnh ấy cho nhân dân.

Những tưởng cuộc đời lão Hạc chỉ là những chuồi ngày buồn bã, sự sống cũng chỉ qua ngày đoạn tháng. Nhưng không, bàng tấm lòng nhân đạo của một nhà văn lớn Nam Cao muốn khẳng định rằng: trong đói nghèo, túng quẫn cùng cực thì con người ấy vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng. Chính vì thế mà truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc! Ớ lào Hạc, người đọc nhìn ra được những nét đẹp trong tâm hồn đáng trân quý cua lào. Đói nghèo là vậy nhưng lão chưa bao giờ đánh mất đi phần nhân phẩm của mình. Trên hết lào vẫn là một người cha thương con hết mực, lão thay vợ nuôi con khôn lớn, chăt chiu từng đồng để dành cho con. Tuy đói khổ nhưng lão quyết không phạm vào số tiền đó, tin tướng mà gửi ông giáo giữ hộ cho thằng con trai của mình, lão sợ “Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?”. Cả cuộc đời ông chí nghĩ đến con trai. Tấm lòng người cha thật bao dung biết bao. Nhà văn Nam Cao đã phân tích tâm lí nhân vật cực kì sắc xảo, từ đó tái hiện lại những phâm chất tiềm ẩn trong con người già nua, khốn khổ ấy. Lão chấp nhận cánh sống cô đơn, đói rách vì con, ngay cả khi chết đau đớn cũng chỉ để chắt chiu từng đồng cho con. Đồng thời, lão Hạc còn là một người giàu lòng tự trọng. Khi còn sống lào luôn từ chối mọi sự giúp đỡ từ ông giáo. Chọn cách chết đi cũng chỉ để giữ tâm hồn trong sạch, giữ trọn tình nghĩa với mọi người và với cậu Vàng mà lão yêu thương. Một người như thế nếu sống trong xã hội bình thường chắc hẳn sẽ có một cuộc sống ấm êm, được mọi người yêu thương. Nhưng xã hội lão sống thật khắc nghiệt, nó đang dần bóp nghẹt sự sống của con người, còn con người loay hoay mãi vẫn chẳng tìm thấy lối ra.

Nam Cao đã phản ánh được đời sống người nông dân Việt Nam thời ấy qua tình cảnh khốn khổ và nhân cách cao quý cua lão Hạc, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm, sự trân trọng đối với người nông dân. Truyện ngắn “Lão Hạc” vừa thấm đẫm giá trị nghệ thuật, vừa giàu tinh thần nhân đạo cao quý.

Bắt nguồn từ hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện thân phận con người trong chiến tranh cụ thể. xúc động. Truyện được nhà văn viết năm 1966. khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt trên chiến trường miền Nam. Mặc dù trên bề mặt câu chừ, nhà văn không miêu tà dày đặc cuộc chiến tranh máu lửa, bom đạn dữ dội của quân thù và lướt qua sự hi sinh của đồng đội để vơi bớt cảm giác đau thương nhưng người đọc vẫn có thể hình dung được nỗi đau chiến tranh khắc đậm lên nhân vật trong truyện.

Nỗi đau của chiến tranh được Nguyễn Quang Sáng ngầm nhắc đến trong câu chuyện về tình cha con sâu nặng. Chọn một tình huống truyện độc đáo mang tính éo le, trớ trêu: người cha [ông Sáu] sau tám năm ròng đi chiến đấu trở về gặp lại con gái [bé Thu]. Tưởng đâu nghe được tiếng gọi “ba” thân thương từ bé Thu cho khỏa lấp những nhớ thương suốt tám năm ròng xa cách, nhưng không, cô bé đã không chịu nhận cha mình. Ba ngày ở nhà là ba ngày ông Sáu sống trong nỗi buồn, sự hụt hẫng vì bị con gái cự tuyệt. Đỉnh điểm của sự cự tuyệt ở bé Thu và nỗi tức giận ở ông Sáu là trong bữa cơm: “Anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất văng cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm”. Hành động ngoan cố đó khiến ông Sáu “vung tay đánh vào mông” bé Thu. Khi đánh con, người cha càng đớn đau hơn. Đánh con cũng vì khao khát được con gọi một tiếng “ba” đang choáng ngợp trong lòng. Nếu bé Thu không chịu nhận cha thì có lẽ sẽ chẳng còn cơ hội bởi “ngày mai anh Sáu phải đi”. Vì thế mà anh vội và hơn bao giờ hết. Nhà văn đã khái quát lên thành bi kịch của gia đình. Chiến tranh khiến con xa cha. vợ phải xa chồng để đến khi gặp mặt cũng không chịu nhìn nhận nhau, thật chua xót biết bao!

Chiến tranh vừa gây cho người ta nỗi đau xác thân, vừa làm tâm hồn người ta bị méo mó, rạn vỡ. “vết thẹo dài bên má phải” của ông Sáu chính là chứng tích tội ác của chiến tranh. Đó cũng là nguyên nhân dẫn để sự cự tuyệt của bé Thu, bởi “mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy”. Khi bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu lên đường. Khoảnh khắc này được Nguyễn Quang Sáng tái hiện thật chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng xót xa và cảm động. Tiếng “ba” lần đầu tiên vang lên trong cuộc đời bé Thu, cũng là lần cuối cùng mà ông Sáu nghe được. Cuộc chia tay diễn ra bịn rịn, luyến lưu, bé Thu “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba”. Tiếng “ba” mà ông Sáu từng khao khát cháy bỏng cuối cùng cũng nghe được, nghe thật nhiều: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”, ,wBa ve! Mua cho con một cây lược nghe ba!”. Ngay trong giờ phút chia tay con ớ nhà, cha ra chiến trận bé Thu mới thấm thìa được tình cha. Nhưng đã không còn kịp nữa, ông Sáu phải ra đi. Hóa ra trước giờ bé Thu không nhận cha không phải vì Thu không thương cha mà ngược lại Thu yêu thương cha rất da diết. Vì yêu thương cha nên mới không nhận khi cha không giống hình hài mà bé Thu ấp ủ từ thuở còn thơ. Khoảnh khắc ấy tình cha con cháy bừng lên thật xúc động biết bao. Người cha ra đi cứu nước để lại cho con lời hứa mua cho con cây lược khi trở về. Cây lược lúc này trớ thành biểu tượng của niềm tin, của giấc mơ sum họp trong tương lai.

Hiện thực rát bỏng của chiến trường vẫn thấp thoáng đâu đó trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhất là ở đoạn cuối truyện. Bởi nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã từng tham gia bộ đội hoạt động sôi nổi trên chiến trường Nam Bộ nên đà gợi tả chân thật không khí của cuộc chiến đấu sinh tử. Đau đớn hơn cả việc cướp đi hình hài lành lặn, làm tổn thương tâm hồn của con người, chiến tranh còn cướp đi sinh mạng của người lính. Vĩnh viễn ông Sáu không thể về gặp lại bé Thu và tận tay đưa cho con cây lược mà mình gửi gắm những “yêu thương, mong nhớ” vào trong từng chiếc răng lược. Sự hi sinh của ông Sáu được tác giả lướt qua chứ không nhắc đến tỉ mỉ, tuy nhiên nó vẫn đủ sức quằn nặng lòng người: “Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực”, “không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Thật cảm động biết bao. Tình cha con trong khói lửa của chiến tranh bật lên từ đó, sâu nặng và dạt dào hơn bao giờ hết. Nguyễn Quang Sáng đã giúp người đọc nhận ra tội ác của giặc Mĩ đã gieo rắc đau thương cho đồng bào ta, thấm thìa nỗi đau của chiến tranh và hình dung được số phận của con người trong cuộc chiến chân thực như ngoài cuộc đời.

Nhà văn viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam đau thương nhưng anh dũng, kiên cường, viết về những con người trong chiến tranh. Hiện thực cách mạng là nguồn cảm húng để Nguyễn Quang Sáng viết nên “Chiếc lược ngà”, đồng thời thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Từ đó truyện đà đánh thức lòng yêu nước nồng nàn, tình phụ tử trong lòng mồi người.

Hai truyện ngắn: “Lão Hạc” của Nam Cao và “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng là minh chứng hùng hồn cho vấn đề: văn học không tách rời cuộc sống. Một nhà văn đã nhận xét rằng: “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm”, còn tâm điểm cúa nó chính là hình ảnh con người trong từng bối cảnh xã hội. Một tác phẩm hay phải soi bóng được thời đại mà nó ra đời chứ không thể xa rời hiện thực cuộc sống. Nhà văn thường được ví như “người thư kí trung thành” của thời cuộc. Không có hiện thực thì không có tác phẩm, hoặc có cũng chỉ là những sáng tác mơ hồ. viển vông, không rõ ràng và bị xóa nhòa nhanh chóng khỏi đời sống văn học. Điều này đặt ra những vấn đề trong sáng tác của người nghệ sĩ. Khi cầm bút. người nghệ sĩ phải có con mẳt tinh tường, có tâm hồn nhạy cám và nắm bắt tinh tế hiện thực cuộc sống rồi dùng tài năng của mình đưa nó vào trong văn học phục vụ đời sống. Văn học gắn liền với đời sống, mang giá trị cứu rỗi, giá trị nhận thức và giáo dục cho con người bao giờ cùng được đón nhận và có sức sống lâu bền.

Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, người nghệ sĩ phải có con mắt tinh tường, có trái tim giàu cảm xúc mới nhận ra những vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên, mới nghe được, cảm được những âm thanh sống động và những vang động âm thầm của cuộc sống để đưa lên trang viết của mình. Người nghệ sĩ cũng phải có khả năng sáng tạo đặc biệt, lao động không mệt mỏi để dệt nên tác phẩm có sức sống vượt thời gian.

Văn học không đơn thuần là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Văn học thoát ra từ hiện thực cuộc sống để sau đó trở lại phục vụ cuộc sống. Nhận định của nhà thơ Tố Hữu có ý nghĩa đề cao vai trò văn học trong cuộc sống con người đồng thời nhắc nhờ người sáng tác và bạn đọc cân có sự đồng điệu để tác phẩm văn học tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đời.

Những tác phẩm văn học thăng hoa từ hiện thực cuộc sống và sau đó trở về đóng góp cho cuộc đời, bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhận định của nhà thơ Tố Hữu đề cao vai trò của hiện thực xã hội đối với mỗi tác phẩm vãn học. Bên cạnh đó, nó còn ngầm nhắc nhở các nhà văn không được thi vị hóa cuộc sống thực tại mà phải phản ánh chân thật, khách quan, phải có tâm huyết và tình yêu thương dạt dào thì tác phẩm mới nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ độc giả.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề