Văn hóa học có đặc điểm gì

Văn hóa là gì? Văn hóa đại diện cho ý nghĩa gì? Di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể có lẽ hai khái niệm này bạn cũng đã từng học và nghe nhưng liệu rằng bạn đã hiểu bản chất cũng như tính chất đặc trưng của hai khái niệm này, những loại sản phẩm nào mới gọi là di sản văn hóa? Có lẽ nói đến văn hóa là chúng ta sẽ nghĩ đến những điều tốt đẹp và có ý nghĩa giá trị nhất mà ông bà ta đã để lại cho đến bây giờ, nhưng cụ thể ra sao? 

Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm văn hóa, hay muốn biết nhiều hơn đến nền văn hóa nước ta một phần cơ bản nào đó thì hãy cùng lafactoriaweb chúng tôi chúng tôi tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây để hiểu thêm.

Văn hóa là gì? Định nghĩa khác nhau về văn hóa?

+ Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. 

+ Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

+Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

+ Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

+ Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.

Ở một số cách nhìn nhận khác, người ta xem văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn, cụ thể là qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người gìn giữ, sử dụng phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên thực tế là rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra nhưng đến hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào là thống nhất và thỏa mãn được hàm ý sâu rộng của văn hóa.

Văn hóa là tất cả những gì con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

Văn hóa là gì? Bạn có thể hiểu sơ lược văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… 

Thông thường hằng ngày văn hóa được hiểu là văn học, nghệ thuật là thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh….

Một cái hiểu khác lại cho rằng văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận…, chúng ta hay nói người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong lĩnh vực nhân loại học và xã hội học, văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất là bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người, không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng

Văn hóa vật chất là các sản phẩm vật thể, đồ dùng, dụng cụ do con người làm ra dùng để chỉ năng lực sáng tạo của con người.

Văn hóa tinh thần là bao gồm các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống. 

Văn hóa tinh thần được tạo ra để phục vụ cho các hoạt động tinh thần như ứng xử, kỹ năng, tri thức, giá trị khoa học nghệ thuật với những nguyên tắc, tiêu chí có tác động chi phối các hoạt động của con người. 

Văn hóa tinh thần cũng là thị hiếu, nhu cầu về tinh thần và cách thỏa mãn nhu cầu đó.

Tiểu văn hóa dùng để nói đến văn hóa của các cộng đồng nhỏ hơn có những sắc thái khác, riêng nhưng không hề đối lập mà hòa vào với nền văn hóa chung của xã hội đó. Có thể nói nó là một bộ phận của nền văn hóa chung nhưng có những nét khác biệt của mình.

Như tiểu văn hóa của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu đời ở một nước, ví như tiểu văn hóa của dân tộc H’Mông, tiểu văn hóa của khu vực nông thôn, tiểu văn hóa thanh niên, tiểu văn hóa của những người cao tuổi. 

Hay có thể hiểu mỗi xã hội đều có những dân tộc và cộng đồng khác nhau và mỗi cộng đồng nhỏ ấy đều có những mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy. Những biểu hiện ấy được gọi là “tiểu văn hóa” hay “văn hóa phụ”. Các cộng đồng này bao gồm những cá nhân có cùng một nền tảng dân tộc hoặc chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo, đôi khi đó còn là những nhóm người trong các lĩnh vực nghề nghiệp, lứa tuổi,… Trong các nhóm tiểu văn hóa có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng tình. Mặc dù không đối lập với nền văn hóa chung nhưng các tiểu văn hóa trong xã hội thường có những sự đối lập, thường xảy ra bất đồng.

Văn hóa nhóm là hệ thống, tập hợp các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong một nhóm người. Văn hóa nhóm hình thành với sự ra đời của nhóm nhằm duy trì, thiết lập sự hoạt động của nhóm. Các nhóm nhỏ đều có văn hóa riêng của mình đồng thời là một phần nằm trong văn hóa chung của xã hội. 

Như vậy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau gọi là văn hóa nhóm và văn hóa nhóm chỉ nền văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu văn hóa.

Phản văn hóa là sự công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung. Phản văn hóa được xem là tập hợp các chuẩn mực, giá trị của một nhóm người nào đó trong xã hội mà có sự đối lập với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. 

Vì vậy mà sự khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều so với sự khác nhau giữa tiểu văn hóa và văn hóa chung.

Nếu văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần sâu xa của cộng đồng thì văn minh bắt nguồn từ khoa học và thể hiện đầu tiên ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. 

Nền văn minh nông nghiệp từ thời cổ đại

Hay có vài quan điểm khác cho rằng, thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm văn hóa Pháp, Anh, Đức,…

Một số khác lại có cách nhìn nhận khác, coi văn hóa là những khía cạnh trừu tượng hóa của một xã hội riêng biệt. Còn văn minh thì lại được chia thành những bậc cao thấp khác nhau. Đặc biệt trong quan điểm này cho rằng văn minh bậc cao được coi là một tổng thể văn hóa bao gồm những nét đặc trưng văn hóa quan trọng nhất thấy được trong nhiều xã hội riêng biệt; văn minh phương Tây trong đó có nhiều xã hội có chung một hình thức đặc thù về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,… Văn minh bậc thấp được cấu thành bởi một dân tộc thuần nhất đặc trưng cho những xã hội giai cấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử [văn minh Ai Cập, Trung Hoa,…].

Di sản văn hóa vật thể là các sản phẩm vật chất lâu đời, mang trong mình các giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử ví như: danh lam thắng cảnh, cổ vật, di vật, di tích lịch sử – văn hóa và bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, lưu truyền bằng cách truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Trang phục truyền thống cũng là nét đẹp văn hóa riêng

Danh lam thắng cảnh bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc lâu đời có giá trị về thẩm mỹ, khoa học và lịch sử.

Các di tích hay công trình này do con người xây dựng nên hay các di vật, bảo vật quốc gia, cổ vật hay địa điểm nào đó mà có giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học.

Cổ vật là những hiện vật có niên đại lâu đời mang trong mình giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử được lưu truyền qua các thế hệ. Một hiện vật được coi là cổ vật khi có từ 100 năm tuổi trở lên.

Di vật là những hiện vật có giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử được người đời lưu truyền lại

Bảo vật quốc gia hiện vật do người đời lưu giữ và truyền lại qua các đời kế tiếp. Nhưng bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, thể hiện được những nét văn hóa, khoa học và lịch sử tiêu biểu của đất nước.

Đặc trưng và chức năng của văn hóa là gì?

– Tính hệ thống

Tính hệ thống của văn hóa giúp tập hợp, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự kiện văn hóa, các hiện tượng, quy luật hình thành, phát triển cùng đặc trưng của nó. Với tính hệ thống, văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động của xã hội, giúp tổ chức xã hội tốt hơn.

– Tính giá trị 

Giá trị của văn hóa dựa theo mục đích phân thành giá trị vật chất phục vụ nhu cầu vật chất của con người hay giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người. Còn nếu dựa theo ý nghĩa, văn hóa chia thành giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng. Dựa theo thời gian, văn hóa chia thành giá trị nhất thời, giá trị vĩnh cửu.

Giá trị theo thời gian giúp con người có thể đánh giá khách quan, biện chứng hơn về giá trị của văn hóa, tránh được sự phủ nhận sạch trơn hay tán dương hết lời một cách cực đoan.

Một hiện tượng, sự vật có thể tồn tại nhiều giá trị khác nhau nhiều hay ít tùy vào việc chúng ta xem xét ở những góc độ nào, dựa trên bình diện gì. Chính vì vậy, một hiện tượng được đánh giá có thuộc phạm trù văn hóa hay không sẽ được xem xét các giá trị và phi giá trị trong mối tương quan của nó.

Một hiện tượng có giá trị hay không còn phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử với các chuẩn mực văn hóa được lấy làm hệ quy chiếu. 

– Tính nhân sinh

Văn hóa là tất cả các sản phẩm do con người tạo ra và phục vụ lợi ích của con người nên văn hóa có tính nhân sinh. Từ lâu con người biết điêu khắc đã, chạm khảm gỗ là những hoạt động mang tính vật chất và thực hiện các hoạt động mang tính tinh thần như đặt tên cho các danh lam thắng cảnh, xây dựng truyền thuyết về cuộc sống xung quanh. 

– Tính lịch sử

Thời gian giúp phân biệt văn hóa là sản phẩm của một quá trình mà con người tạo ra. Vì vậy mà tính lịch sử của văn hóa cho thấy văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ, có những giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử của văn hóa tạo nên chiều sâu, bề dày cũng như giúp văn hóa phải điều chỉnh, phân loại lại các giá trị một cách thường xuyên. Truyền thống văn hóa sẽ là cốt lõi trong lịch sử phát triển của lĩnh vực này. Truyền thống văn hóa gồm các giá trị khá ổn định được tích lũy và phát triển theo thời gian của một cộng đồng người, sau đó được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội, lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, nghi lễ, tập quán, phong tục và dư luận, luật pháp…

– Chức năng nhận thức của văn hóa

Khả năng nhận thức, tư duy và học tập của con người một cách có ý thức, có chủ đích là sự tiến hóa so với các loài động vật khác trên Trái Đất. Nếu loài vật chỉ sống đơn thuần theo bản năng tồn tại từ khi mới sinh ra thì con người luôn có nhận thức cao, từ khi sinh ra luôn vươn tới cuộc sống cao hơn. 

Văn hóa với sự kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người thực hiện được điều này tức là họ học hỏi hay rút kinh nghiệm từ những giá trị trước để hướng đến điều mới mẻ tốt hơn, hình thành nên một xã hội nhân bản hơn.

– Chức năng thẩm mĩ của văn hóa

Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn hóa để con người, cộng đồng người không ngừng hoàn thiện hơn. Văn hóa là cái đẹp, làm cho con người đẹp hơn lên. 

– Chức năng giáo dục của văn hóa

Chức năng này giáo dục giúp con người nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng của con người. Con người lĩnh hội không chỉ kiến thức học vấn mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức và lối sống trong các mối quan hệ xã hội.

– Chức năng điều tiết của văn hóa

Văn hóa với lịch sử và giá trị của nó có thể giúp điều tiết xã hội luôn đi theo định hướng nhất định, làm xã hội luôn vận hành ổn định vì mục đích chung của cộng đồng. 

Cụ thể ở đây là pháp luật và văn hóa pháp luật giúp con người luôn chấp hành để giữ trật tự xã hội, giúp mọi người sinh sống tương sinh với nhau.

– Chức năng động lực của văn hóa

Văn hóa có chức năng làm động lực, định hướng cho xã hội phát triển, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của xã hội loài người, giúp chất lượng sống của con người tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội nền văn hóa cũng có nhiều vai trò to lớn, cụ thể như:

– Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, bởi nó là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc.

– Văn hóa đã góp phần làm cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần.

– Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, đem lại được những giá trị lợi ích về tinh thần và vật chất cho con người từ đó tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam.

– Văn hóa một trong những tư liệu để minh chứng cho lịch sử huy hoàng, đầy uy quyền của dân tộc. Bởi văn hóa được phát triển trong quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó mà thế hệ sau có thể cảm nhận được những truyền thống văn hóa của ông cha ta.

– Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp và thể hiện được là cầu nối gắn kết giữa con người với con người, gắn kết thế hệ trước với thế hệ sau.

– Văn hóa còn có chức năng giáo dục, giúp cho thế hệ sau thấu hiểu về lịch sử dân tộc, đảm bảo được sự lưu giữ và ngày càng phát triển.

– Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Do văn hóa thể hiện cho nét đẹp đặc trưng của một đất nước, là một trong những yếu tố thu hút được bạn bè du khách quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa đất nước ấy.

Văn hóa có cơ cấu ra sao? [Hình ảnh hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn]

– Biểu tượng: Biểu tượng là bất cứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự chữ viết,… đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau.

– Chân lý: Chân lý chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Ý kiến cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người ủng hộ thừa nhận. Còn nhiều ý kiến theo quan điểm thực dụng gán ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Nên chúng ta có thể hiểu một cách sâu hơn chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người.

– Giá trị: Giá trị [Value] với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào các: mối quan tâm, thích thú, ưa thích, sở thích, bổn phận, trách nhiệm, ước muốn, nhu cầu, ác cảm, lôi cuốn và nhiều hình thái khác của định hướng lựa chọn.

– Mục tiêu: Mục tiêu là một yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi là sự dự đoán trước kết quả của hành động hay đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người thực hiện mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế này. Mục tiêu tạo ra khả năng hợp tác các hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Trong thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung [cộng đồng, xã hội]. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc.

– Chuẩn mực: Chuẩn mực là những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên trong xã hội. Nhìn nhận trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Chính tầm quan trọng của nó các chuẩn mực đạo đức được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân.

Ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế. 

Văn hóa không ngừng thay đổi kế thừa từ hàng triệu năm

Văn hóa không ngừng phát triển, liên tục thay đổi, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng. Chúng ta có thể đề cập đến những nguyên nhân:

+ Phát minh: Phát minh là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới, như phát minh ra bóng đèn điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử… có tác động rất lớn đến văn hóa nó làm thay đổi cuộc sống của con người. Mà cuộc sống con người thay đổi thì văn hóa mà nó sinh ra sẽ khác, hoàn toàn mới hoặc có thay đổi mới một phần.

+ Khám phá: Khám phá chính là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang tồn tại ví dụ như việc khám phá, tìm ra một hành tinh hay một loài thực vật, động vật mới…. Khám phá có thể tình cờ như việc tìm ra lửa nhưng thường thì là kết quả của việc nghiên cứu khoa học.

+ Phổ biến: cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến, lan truyền từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát minh có thể nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng. Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự “xâm lăng” của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa.

Các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn. 

Chế độ xã hội chủ nghĩa được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị [sau khi giai cấp công nhân kết hợp nhân dân lao động giành được chính quyền] và tiền đề kinh tế [chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được thiết lập]. Từ hai tiền đề chính trị và kinh tế, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành, phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Đặc trưng này thể hiện ở mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, quá trình xây dựng xã hội mới. Trong các xã hội khác, giai cấp thống trị bóc lột độc quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất và trên cơ sở đó cùng độc quyền chi phối đời sống tinh thần, nền văn hóa của xã hội.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản, dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành và phát triển một cách tự phát mà nó phải được hình thành và phát triển một cách tự giác, có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống tinh thần của xã hội, đối với nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hóa tinh thần của xã hội mất phương hướng chính trị.

Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện đa dạng và phong phú của một dân tộc

Bản sắc văn hóa của mỗi một dân tộc là khác nhau và ở nước ta sẽ có kết cấu cụ thể như sau:

– Tầng thứ nhất, ở tầng thấp nhất và đây là tầng mang bản chất của văn hóa người ta, đây là tầng thể hiện sự tương đối ổn định trong hệ thống cấu trúc văn hóa của xã hội. Bản sắc ở tầng này thể hiện vai trò kép của mình trong xã hội. Một mặt thì bản sắc văn hóa giữ vai trò vai trò chi phối cho toàn bộ nền văn hóa, sẽ là nhân tố quyết định biểu hiện của bản sắc văn hóa. Một mặt khác nó thể hiện phương thức tồn tại của chính mình để hình thành nên văn hóa và trở thành bản sắc. 

Ở tầng này bao gồm các yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa đó là: thế giới quan của con người qua nhận thức về cảnh vật bên ngoài, cùng các yếu tố về nhân sinh quan, qua hai yếu tố này thể hiện nên giá trị căn bản của bản sắc dân tộc trong suốt chiều dài của nền lịch sử. 

– Tầng thứ hai, tầng bao gồm các yếu tố về cách tư duy của con người, lối sống của con người, lý tưởng và tính thẩm mỹ. Đây là tần trung gian để kết nối các giá trị văn hóa với thế giới quan và cuộc sống của con người. Đây là tầng kết nối giữ quá khứ và hiện tại để tạo nền một bản sắc văn hóa xuyên suốt. Bản sắc văn hóa ở tầng kết cấu này thể hiện cho sự phong phú và đa dạng hơn và cùng với đó là một chút biến đổi của bản sắc văn hóa gốc để phù hợp với những lối sống, lối tư duy của con người.

– Tầng thứ ba, tầng cao nhất trong kết cầu của bản sắc văn hóa được biểu hiện bởi

ngôn ngữ, phong tục tập quán, các nghi lễ đặc trưng, trang phục, kiến trúc, kho tàng về văn học nghệ thuật, ca dao tục ngữ,… Là những biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa trong đời sống xã hội con người. Một mặt thể hiện sự tiếp nối, một mặt thiện sự các sự kiện, hiện tượng vẫn đang diễn ra trong đời sống xã hội. Ở tầng này bản sắc văn hóa chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố khách quan bên ngoài, yếu tố của môi trường tự nhiên xung quanh, các yếu tố về kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa.

Vậy nên bản sắc văn hóa được biểu hiện với ba tầng kết cầu khác nhau, thông qua việc chia kết cầu này sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể tốt nhất cho bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là cách chia bản sắc văn hóa để có được các nghiên cứu cụ thể cho bản sắc văn hóa và biết cách để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp.

Bản sắc văn hóa là nét tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc. Được con người tạo ra và thể hiện những nét riêng của dân tộc, gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia nào đó, một địa phương nào đó.

Trong suốt lịch sử phát triển xã hội của một quốc gia nào đó thì bản sắc dân tộc chính là sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn của lịch sử để đi lên phát triển văn minh và tồn tại vững chắc. 

– Phân biệt qua tính đặc trưng

+ Bản sắc văn hóa mang tính bản chất, nó thể hiện những đặc trưng cụ thể của văn hóa. Bản sắc là gốc hình thành văn hóa từ đâu và bắt nguồn của văn hóa đó như thế nào. 

+ Sắc thái văn hóa mang đặc trưng biểu hiện bằng hiện tượng. Hiện tượng là thứ biểu hiện ra bản ngoài, là cái hiện hữu có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận và tham gia nhưng không phải là cái bản chất thực sự của nó.

Ví dụ với nét văn hóa về ma chay của người Việt. Nếu xét theo hướng sắc thái văn hóa thì sẽ có thấy được các hiện tượng và biểu hiện bên ngoài của hoạt động ma chay này. Còn nếu xét về bản sắc văn hóa sẽ mang đặc trưng trong từng nghi lễ, mỗi nghi lễ diễn ra đều mang một ý nghĩ nhất định nào đó chứ không phải là một nghi lễ vô nghĩa mà chúng ta nhìn thấy bên ngoài.

– Sự thể hiện của bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

+ Bản sắc văn hóa thể hiện nội dung văn hóa, mỗi một nghi lễ hay hiện tượng, sự vật nào đó đều có một nội dung và mang một ý nghĩa hình thành nào đó chứ không chỉ đơn giản là một nghi lễ với các nghi thức bình thường mà bạn thấy bên ngoài.

Giống như ví dụ với mỗi nghi lễ thể hiện trong phong tục ma chay thì đều mang một ý nghĩa nhất định nào đó mà người sống muốn gửi đến người chết.

+ Sắc thái văn hóa thể hiện hình thức của văn hóa, là cái bên ngoài giúp bạn dù có không hiểu bản chất bạn vẫn có thể nhìn thấy và cảm nhận bởi các hình thức bên ngoài. Không chỉ vậy, hình thức văn hóa có rất nhiều như ngôn ngữ, trang phục, hay các phong tục tập quán. 

– Tính chất của bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

+ Bản sắc văn hóa mang tính bền vững với thời gian. Theo thời gian thay đổi những nét văn hóa dân tộc vẫn còn được gìn giữ với thời gian và không sai biệt với bản sắc văn hóa ban đầu. Các hoạt động được thực hiện để bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc là mang tính tuyệt đối và chỉ có dân tộc đó mới có bản sắc dân tộc như vậy.

+ Sắc thái văn hóa mang tính linh hoạt theo thời gian, cùng với sự biến đổi và phát triển của xã hội đều có sự thay đổi để phù hợp với nó. Sắc thái văn hóa thể hiện sự văn minh và phát triển của xã hội. Còn đối với sắc thái văn hóa nó chỉ mang tính tương đối, sắc thái văn hóa này có thể bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa lớn trên thế giới.

Văn hóa doanh nghiệp một khái niệm được quan tâm hàng đầu hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp có lẽ lại là một vấn đề có rất nhiều sự quan tâm, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp:

– Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị niềm tin sứ mệnh mà mọi thành viên đều công nhận, thực hiện theo. 

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các giá trị, các quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nó chi phối đến tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên hướng đến mục đích của doanh nghiệp. 

Yếu tố này là nền tảng cốt lõi của mọi doanh nghiệp, góp phần tạo nên những giá trị cốt lõi. sự tin tưởng của xã hội.

Các hoạt động tạo dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động: Giao tiếp chào hỏi, Nói chuyện \,Giới thiệu, tự giới thiệu

Sử  dụng danh thiếp 

Ứng xử với đồng nghiệp 

Ứng xử với khách hàng 

Giao tiếp qua điện thoại

Xử lý các công việc 

Văn hóa  hội họp 

Tổ chức các hoạt động ngoài công việc

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Nhiều các hoạt động khác trong doanh nghiệp

Mỗi biểu hiện thế hiện từng cấp độ của văn hóa công ty. 

– Biểu hiện hữu hình là cấp độ cơ bản nhất. 

– Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không.

– Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân cần được lĩnh hội từng bước để đạt được mức độ cao nhất.

Mỗi một doanh nghiệp sẽ tạo riêng cho một bộ quy ước văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp. Bao gồm:

+ Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi: chào hỏi là kỹ năng cơ bản trong môi trường làm việc, cách cúi đầu, cách bắt tay, xưng hô,… tất cả những điều đơn giản nhất trở thành quy tắc.

+ Văn hóa trong giới thiệu và tự giới thiệu: trong doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào, giới thiệu và tự giới thiệu đều được quy ước chung.

+ Văn hóa trong sử dụng danh thiếp: danh thiếp được trao đổi, sử dụng như một cách giới thiệu và tạo mối quan hệ.

+ Văn hóa nói chuyện: cách nói chuyện, ứng xử thể hiện văn hóa không chỉ của cá nhân người nói mà còn của cả doanh nghiệp.

+ Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác: luôn lịch sự, tận tâm là văn hóa nhiều doanh nghiệp hướng tới.

+ Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp: ứng xử với lãnh đạo, với đồng nghiệp,…thể hiện phù hợp và đúng đối tượng.

+ Văn hóa trong giao tiếp qua điện thoại: ứng xử qua điện thoại với đồng nghiệp, với khách hàng,… từng đối tượng sẽ có cách giao tiếp khác nhau tuy nhiên vẫn cần thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với đối tác.

+ Văn hóa trong làm việc: vệ sinh nơi làm việc, tác phong làm việc, giờ giấc làm việc,…

+ Văn hóa xử lý, giải quyết công việc: ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý công việc,…

+ Văn hóa hội họp: nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp, giờ giấc hội họp, ứng xử trong cuộc họp,…

+ Văn hóa tổ chức hoạt động ngoài công việc: bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc, văn hóa dự tiệc, cách thức ngồi trong xe ô tô, văn hóa khi đi du lịch,…

+ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp: chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ nội bộ, quan hệ bên ngoài,..

Qua tất cả những gì chúng tôi chia sẻ về các khái niệm văn hóa, cũng như đề cập đến nền văn hóa xã hội, hay phân biệt bản sắc văn hóa hay sắc thái văn hóa, hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức có giá trị phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống, văn hóa được tích lũy và truyền từ đời này sang đời khác, mỗi nền văn hóa là nhiều tiểu văn hóa góp thành, hãy luôn nhớ rằng bản thân chúng ta là một phần của văn hóa. Hãy giữ gìn và phát huy văn hóa tốt đẹp của cộng đồng bạn đang sống, xa hơn là dân tộc và thế giới, văn hóa là những điều tốt đẹp duy trì cuộc sống bình yên hiện tại.

Video liên quan

Chủ Đề