Vai trò của chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp

17/11/2021 Từ viết tắt Đọc bài viết

Chính sách pháp luật đất đai phát triển kinh tế hợp tác xã

Trên cơ sở thực tế triển khai thi hành Luật Đất đai cho thấy những yêu cầu, thách thức cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, sử dụng đất trong bối cảnh hiện nay đối với phát triển kinh tế hợp tác xã.

Page Content

Làm rõ cơ chế tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp

Pháp luật đất đai, pháp luật đầu tư, pháp luật đấu thầu và một số pháp luật khác có liên quan vẫn chưa quy định thống nhất về việc doanh nghiệp được quyền tiếp cận đất đai. Luật Đất đai chỉ quy định các trường hợp phải áp dụng hoặc không áp dụng đấu giá quyền sử dụng đất, Luật Đấu thầu chỉ quy định các trường hợp phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Luật Đầu tư chỉ quy định các trường hợp quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, khi xem xét một trường hợp cụ thể sẽ gây khó khăn cho địa phương quyết định áp dụng hình thức đấu giá, đấu thầu hay quyết định chủ trương đầu tư.

Việc tiếp cận đất đai giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài chưa hoàn toàn bình đẳng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà phải thuê đất của nhà nước hay nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất thì phải chờ Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để bàn giao, cho thuê đất; trong khi nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện về mặt kinh tế thì lại không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Ảnh minh họa

Khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp

Chủ trương, cơ chế, chính về khuyến khích tích tụ , tập trung đất nông nghiệp được quan tâm. Theo đó, xây dựng chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã là chủ trương lớn đã được đặt ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI [Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012] và Nghị quyết Trung ương 7 về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Việc thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết đã tạo bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,… để thực hiện “dồn điền đổi thửa”, quy hoạch lại đồng ruộng, phát triển kinh tế trang trại, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa hoặc là để xây dựng, chỉnh trang lại các khu dân cư, xây dựng nông thôn mới,...

Quá trình này đã góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp, phát huy tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống của nhân dân, thay đổi diện mạo của nông thôn mới, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của các địa phương phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua quá trình tích tụ và tập trung đất đai còn chậm, việc thực hiện còn chưa thực sự gắn với tính công bằng, bền vững, hiệu quả, hướng phát triển dài hạn và còn những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Minh bạch về thị trường quyền sử dụng đất

Công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng đất là yếu tố quan trọng, góp phần hạn chế việc đầu cơ, gian lận trên thị trường, là yếu tố đảm bảo thúc đẩy sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, khung pháp lý hiện hành đối với vấn đề này vẫn còn những khoảng trống, hoạt động giám sát mới tập trung đối với giám sát công tác quản lý đất đai của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, chưa có các quy định cụ thể về hoạt động giám sát sử dụng đất, giám sát quyền và nghĩa vụ của sử dụng đất; quy định về việc tiếp nhận và giải quyết các các kiến nghị của người dân trong quá trình quản lý, sử dụng đất còn quá mờ nhạt, ý kiến của người dân tham gia ít khi được quan tâm xem xét một cách thấu đáo và chưa có quy định về việc giải quyết các ý kiến đồng thuận hay không đồng thuận của người dân.

Quy định về quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, tuy đã gỡ bỏ những hạn chế về mục đích thế chấp song vẫn còn thiếu linh hoạt trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp do chưa cho thế chấp tại các bên cho vay ở nước ngoài, thế chấp của tổ chức kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong việc tiếp cận đất để đầu tư kinh doanh hạ tầng đối với nghĩa trang, nghĩa địa; việc nhận quyền sử dụng đất trên thị trường từ hộ gia đình, cá nhân; thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhận chuyển quyền đất có thời hạn ổn định lâu dài;…

* Đất đai là nguồn lực phát triển kinh tế HTX

Kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho xã viên và người lao động. Thời gian qua, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, tạo điều kiện và có chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình HTX.

Hướng đến phát triển bền vững mô hình HTX, một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, nền tảng công nghệ tiên tiến cần thiết phải có là một hệ thống chính sách phù hợp với xu thế phát triển. Đất đai là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là một yếu tố tác động đến cơ cấu giá thành sản phẩm thì chính sách pháp luật đất đai cũng phải phù hợp với xu thế đó. Đồng thời, hạn chế tình trạng HTX khó khăn tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Theo các chuyên gia thời gian tới, chính sách, pháp luật đất đai cần thiết tăng cường các giải pháp chính như: Nghiên cứu tháo gỡ các rào cản về thể chế nhằm phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong đó có thị trường về quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp... Xây dựng cơ chế khuyến khích việc tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là đối với việc hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp tập trung quy mô lớn; Thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp [khoanh vùng các khu vực đất trồng lúa cần bảo vệ; quy hoạch sử dụng các khu vực chuyên canh gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ]; Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai...

N.Bách

* Thành tựu nổi bật

Sau 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003, việc phân bổ quỹ đất đai của Việt Nam đảm bảo được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời tạo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận về đất đai.

Riêng đối với đất nông nghiệp, được Nhà nước chủ yếu giao cho nông dân, một phần khác được giao cho các nông, lâm trường quốc doanh quản lý và sử dụng. Đi đôi với việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân; thực hiện chính sách đổi mới tạo điều kiện cho nông dân đầu tư, cải tạo, bồi bổ đất, giảm nguy cơ suy thoái đất nông nghiệp theo hướng kéo dài hơn thời hạn giao đất, cho thuê đất…

Nhờ đó đã khuyến khích tập trung và tích tụ đất nông nghiệp, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn, vừa giải phóng sức lao động, đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện. Từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới ở các mặt hàng thế mạnh như gạo, thủy sản… Mặt khác, Nhà nước cũng đưa ra một số chính sách bảo hộ, quy hoạch quỹ đất nông nghiệp ổn định lâu dài giúp người nông dân yên tâm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật trong quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp từng bước theo nguyên tắc phù hợp theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước góp phần đảm bảo cho thị trường phát triển đúng hướng, ngăn chặn đầu cơ, tạo đà cho nông dân có nguồn vốn thực sự khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp góp phần tạo được lợi thế cho nông dân góp vốn, hoặc mua cổ phần bằng đất vào các doanh nghiệp kinh doanh.

Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sau 10 năm thi hành Luật, các địa phương đã thu hồi hơn 650.000 ha đất nông nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế. Việc hạn chế thẩm quyền thu hồi đất đối với chính quyền địa phương đã đảm bảo quỹ đất tròng lúa ở mức trên dưới 4 triệu ha, giữ vững an ninh lương thực, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ việc đưa đất thu hồi vào sử dụng.

Những thành tựu nổi bật đó là trong giai đoạn 2008-2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng 4,6%/năm, giá trị gia tăng ước đạt 3,28%/năm. Sản lượng lúa trong 5 năm qua tăng thêm hơn 5 triệu tấn. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm [2008-2012] đạt 113,3 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 11,4%/năm. Đã có nhưng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, sắn, hạt điều, hồ tiêu, gỗ…Kim ngạch xuất siêu chiếm tỷ trọng lớn, đã góp phần đáng kể vào cán cân thanh toán của nước ta.

Trong giai đoạn 2000-2012, trung bình có khoảng trên 100.000 lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất đã tạo cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân, trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

* Những hạn chế cần khắc phục

Theo nhận xét của Thạc sĩ Vũ Văn Nâm, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề quản lý, sử dụng đất đai cũng bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội. Trước hết là diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả. Diện tích nông nghiệp còn bị mất chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ước tính diện tích đất canh tác mất 0,4%, trong đó đất trồng lúa khoảng 1%.

Đất canh tác bị mất còn do việc xây dựng và tích nước của các hồ thủy điện, trong khi dân số mỗi năm tăng trung bình 1 triệu người. Do đó việc duy trì được diện tích 3,81 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2020 đang là một khó khăn thách thức rất lớn. Mặt khác khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân rất thấp, dẫn đến mức lợi nuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của họ.

Kinh tế trang trại phát triển chậm, chỉ 1% số nông hộ lập trang trại. Quy mô đất trung bình của một trang trại đạt chừng 6 ha. Hiện nay GDP khu vực nông nghiệp khoảng 400 USD/người/năm, trong khi GDP bình quân cả nước gần 2.000 USD/người/năm. Có tới 47,4% nông dân chưa hài lòng với cuộc sống hiện tại, có nơi nông dân bỏ ruộng, thậm chí bỏ làng để tìm sinh kế ở nơi khác.

Chính vì vậy, việc cần thiết là phải tập trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và vấn đề việc làm, thu nhập của bộ phận nông dân không có đất sản xuất. Phân bổ đất đai hợp lý cho các ngành kinh tế khác nhau. Nhất là mối quan hệ gữa đất trồng cây lương thực, đất trồng rừng, đất phi nông nghiệp, đất dịch vụ, đất chỉnh trang và phát triển đô thị.

Về cơ bản cần nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, nhất là phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh để điều tiết việc phân bổ, sử dụng đất đai. Nhà nước phải can thiệp mạnh bằng các công cụ như quy hoạch, kế hoạch và chính sách tài chính đối với đất đai để bảo đảm hài hòa giữa các mục tiêu sử dụng. Phân chia lợi ích từ đất một cách công bằng giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Về nguyên tắc nên sử dụng quan hệ thị trường và chính sách điều tiết địa tô của Nhà nước để cân bằng lợi ích. Song Nhà nước cũng cần có công cụ hỗ trợ thích hợp để có thể can thiệp vào việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy hoạch, nhằm hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho người dân sử dụng lâu dài có thời hạn, gắn với lợi ích của họ. Điều này sẽ cho phép khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên hữu hạn này. Luật Đất đai 2013 cũng đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất hình thành sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Điều quan trọng là t ạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tốt hơn với hệ thống tư pháp, như tạo quỹ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nông dân; phổ biến các quy định của tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai; tăng cường thông tin qua các phương tiện truyền thông các quyết định của tòa án tới nhân dân…/.

Video liên quan

Chủ Đề