Vai trò của cách mạng thuộc địa

Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc

Thứ Bảy, 05-06-2021, 02:30

Facebook Email Bản in +

Khi nghiên cứu những quan điểm cách mạng sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc, phải bắt đầu xem xét từ những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, để thấy được sự bổ sung và phát triển sáng tạo của Người.

Trước hết là về vấn đề dân tộc thuộc địa, khái niệm này chỉ xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh, sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc cấu kết với nhau xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu khiến vấn đề dân tộc trở nên gay gắt [bởi sự áp bức dân tộc], từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Ở thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, các ông không đi sâu nghiên cứu, giải quyết vấn đề dân tộc, vì về cơ bản, vấn đề dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; nhất là các ông chưa có điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa - như V.I.Lê-nin đã nhận xét - đối với C.Mác, so với vấn đề giai cấp vô sản, thì vấn đề dân tộc chỉ là một vấn đề thứ yếu thôi. Mặc dầu vậy, Mác - Ăng-ghen cũng đã đưa ra những quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc - giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc; về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa... Trong bản Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo"

[1]; tức là chỉ có thể giải quyết vấn đề giai cấp một cách triệt để thì vấn đề dân tộc mới được giải quyết. Quan điểm đó hoàn toàn đúng với đòi hỏi của cách mạng vô sản ở châu Âu đang đặt ra lúc bấy giờ, nhưng có thể nói, không phù hợp với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

Ðến thời V.I.Lê-nin, chủ nghĩa đế quốc đã phát triển thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, V.I.Lê-nin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Theo V.I.Lê-nin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản [ở chính quốc] sẽ không thể giành được thắng lợi, nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, V.I.Lê-nin đã bổ sung khẩu hiệu của C.Mác và Ph.Ăng-ghen: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại"; thành khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại". Tuy vậy, nhưng trong Tuyên ngôn thành lập quốc tế cộng sản năm 1919, V.I.Lênin đã viết: Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiêri, Bengan mà cả ở Ba Tư hay Ácmênia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh và Pháp lật đổ được Lôiít Gioócgiơ và Clêmăngxô giành chính quyền nhà nước vào tay mình [2]. Như vậy, mặc dù C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin khẳng định mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, nhưng các ông đều cho rằng, trong mối quan hệ đó, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của giai cấp công nhân là phải là tiến hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Sau khi lên nắm chính quyền, sẽ trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, hoặc tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa giành thắng lợi. Có nghĩa là, cách mạng vô sản ở chính quốc có vai trò quyết định đến thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, là người xuất thân từ một nước thuộc địa, trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin tìm thấy con đường cách mạng giải phóng dân tộc qua bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Mặc dù coi hệ thống lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là "cẩm nang thần kỳ", nhưng từ sự nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiều vấn đề lý luận các nhà kinh điển đưa ra, chỉ đúng với điều kiện châu Âu, cho nên, cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, phù hợp, không giáo điều, dập khuôn. Người nói: "Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh". "Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi" [3].

Nghiên cứu về sự thay đổi của tình hình cách mạng thế giới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng thuộc địa là không phải là làm ngay một cuộc cách mạng vô sản [như các nước tư bản], mà trước hết phải tiến hành đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc; có độc lập dân tộc rồi, mới có điều kiện để giải phóng giai cấp. Theo quan điểm của Người, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người, trong mối quan hệ dân tộc - giai cấp, dân tộc là tổng thể, giai cấp là một bộ phận. Do đó, quyền lợi của giai cấp, [tức là quyền lợi của bộ phận] phải phục tùng quyền lợi của dân tộc [bộ phận phục tùng tổng thể]. Ðó là những quan điểm lý luận sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa.

Thứ hai về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở các nước tư bản chính quốc. Theo quan điểm của Mác - Ăng-ghen, các dân tộc thuộc địa không thể tự mình làm cách mạng thắng lợi. Quan điểm này còn tồn tại trong Quốc tế Cộng sản đến tận Ðại hội VI, [1928]. Thể hiện trong Những luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến [4].

Ðối với Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu phong trào cách mạng thuộc địa, ngay từ năm 1921, Người đã nhận định: "trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"[5]. Năm 1924, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể giành thắng lợi trước. Hơn nữa, yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc không cho phép ỷ lại, ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu Âu để được trả lại nền độc lập cho các dân tộc thuộc địa. Ðây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Ðặc biệt, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, là một minh chứng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn.

Thứ ba về vấn đề lực lượng cách mạng. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"; phát triển tư tưởng của Mác - Ăng-ghen trong điều kiện mới, V.I.Lê-nin khẳng định: Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được… [6]. Mặc dù đánh giá cao vai trò của quần chúng,"quần chúng là những người làm nên lịch sử", nhưng theo V.I.Lê-nin: "Chỉ có giai cấp vô sản công nghiệp ở thành thị, do đảng cộng sản lãnh đạo, mới có thể giải phóng quần chúng lao động" [7]. Phải chăng quan điểm này chỉ đúng với điều kiện của các nước tư bản phát triển, nơi có phong trào công nhân lớn mạnh, mà không đúng với điều kiện ở các nước thuộc địa có nền kinh tế kém phát triển, [chủ yếu là sản xuất nông nghiệp], cơ cấu dân số có tới hơn 90% là nông dân.

Ðối với Quốc tế Cộng sản, quan điểm về vấn đề lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa cũng thể hiện nhiều hạn chế. Trong đó, rõ nhất là một số hạn chế thể hiện trong bản "Ðề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa" được thông qua tại Ðại hội VI [1928]. Bản Ðề cương đã quá nhấn mạnh về tính không triệt để cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa; từ đó đề ra nhiệm vụ đặc biệt của các đảng cộng sản là đấu tranh chống lại phong trào dân chủ tư sản trong nước mình [8]. Quan điểm "tả khuynh" cứng nhắc, biệt phái, hẹp hòi, đã đẩy giai cấp tư sản dân tộc ở thuộc địa đứng về phe đế quốc, mà lẽ ra các đảng cộng sản có thể tranh thủ được họ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhất là sự đánh giá không đầy đủ về yếu tố dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc bị áp bức, dẫn đến những quan điểm mang tính phiến diện, thậm chí sai lầm về lực lượng cách mạng.

Nhìn nhận từ thực tiễn tình hình lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa [nói chung], ở Việt Nam [nói riêng], Hồ Chí Minh khẳng định, lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người" [9]. Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn dân, trong đó "công nông là gốc cách mệnh"; học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là "bầu bạn cách mệnh của công nông"[10]. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, tập hợp trong Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi: sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền.

Lấy "mẫu số chung là lòng yêu nước", lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo... đó là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đại đoàn kết dân tộc, được Hồ Chí Minh thể hiện bằng một sắc thái mới, tư duy mới trong thời đại mới. Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tổ chức, tập hợp xây dựng lực lượng, tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi ở Việt Nam. Ðồng thời góp phần chống lại tư tưởng "tả khuynh", hẹp hòi trong Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế; góp phần ngăn chặn sự ảnh hưởng của nó đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Thứ tư về xây dựng Ðảng Cộng sản ở một nước thuộc địa kém phát triển. Xuất phát từ điều kiện lịch sử, thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại mới [từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga], Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc [ở Việt Nam], muốn giành thắng lợi triệt để phải do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Người nói: Cách mệnh trước hết "phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Ðảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" [11]. Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Ðảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp một cách sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thành lập một chính đảng mác-xít ở Việt Nam. Không chỉ là người sáng lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người lãnh đạo và rèn luyện Ðảng ta trở thành: Ðảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Ðảng luôn giương cao ngọn cờ tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành công trong việc xây dựng Ðảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện thiên tài về trí tuệ, sự mẫu mực trong việc vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. Ðồng thời là một đóng góp to lớn của Người về lý luận xây dựng đảng cộng sản trên thế giới, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh là thành quả của một tư duy sáng tạo, thể hiện tư tưởng cách mạng và khoa học, được kiểm chứng trong tiến trình đấu tranh cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Tuyệt nhiên đó không phải là sự vay mượn, hay "nhập khẩu cách mạng". Quan điểm của Người thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc hướng tới mục tiêu phục vụ cho quyền lợi và khát vọng của dân tộc, hòa quyện trong tình yêu giai cấp, yêu nhân loại, đượm tính nhân văn, không có ranh giới quốc gia ngăn cách.

PGS, TS Trần Minh Trưởng

[Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh]

[1] C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. CTQG - ST, H. 2004, Tập 4, tr.624.
[2] Xem: Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những người vô sản trên thế giới, [tại Ðại hội thành lập Quốc tế Cộng sản, 3-1919].
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQGST, tập 7, tr.120.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQGST, tập 11, tr.95.
[4] Những luận cương về Nghị quyết Ðại hội VI Quốc tế Cộng sản, Sđd, tr.78-79.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.48.
[6] V.I.Lênin: Toàn tập, tập 39, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr.251.
[7] Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tập 41, tr.207.
[8] Ðiacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Sđd, tr.66.
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQGST, H.2011, t.2, tr.283, 288.
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Sđd, tr.288.
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb. CTQGST. H.2011, tr.289.

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Cách mạng Tháng Mười đối với con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức

27/03/2018 10:24:00 Xem cỡ chữ

Cách mạng Tháng Mười diễn ra cách đây đã tròn một thế kỷ. Trong suốt chặng đường lịch sử một thế kỷ qua, nhiều chính đảng của giai cấp công nhân, nhiều lãnh tụ cách mạng và nhiều nhà nghiên cứu trên khắp hành tinh đã có những đánh giá hết sức sâu sắc về cuộc cách mạng long trời lở đất này. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định ý nghĩa trọng đại của Cách mạng Tháng Mười; đặc biệt, Người luôn nhấn mạnh vai trò to lớn của cuộc cách mạng này đối với con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lịch sử loài người, chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như Cách mạng Tháng Mười. Đánh giá về ý nghĩa, vai trò to lớn của cuộc cách mạng này đối với tiến trình cách mạng thế giới, Người nhấn mạnh: "Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người"[1]. Người cũng đã nhiều lần khẳng định rằng, cách mạng Tháng Mười mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện về Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung luận giải một cách sâu sắc về vai trò của Cách mạng Tháng Mười đối với con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức. Từ năm 1924 đến năm 1967, Người đã viết hàng chục bài đánh giá về ý nghĩa, vai trò của Cách mạng Tháng Mười, trong đó Người đã nhiều lần khẳng định: "Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người"[2]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường giải phóng mà Cách mạng Tháng Mười mở ra cho các dân tộc bị áp bức được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức về mục tiêu, con đường giải phóng cho mình.

Cách mạng Tháng Mười chẳng những là tiếng chuông báo hiệu xã hội loài người bước sang kỷ nguyên mới, thời đại mới, mà nó còn là hồi chuông rộn rã làm thức tỉnh hàng triệu con tim của các dân tộc bị áp bức nhận thức được mục tiêu, con đường giải phóng cho mình. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng về ý nghĩa, vai trò của Cách mạng Tháng Mười. Bởi vì, xã hội loài người từ thời cận đại cho đến Cách mạng Tháng Mười, quần chúng nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước dân tộc chủ nghĩa đều đang còn chìm đắm, đau thương dưới ách thống trị, đô hộ, áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa phong kiến. Mặc dù chính quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo ra tất cả mọi của cải xã hội, nhưng họ đều bị dìm trong đói khổ, ngu dốt, không tìm được lối thoát. Chính vì điều này, mà vai trò của Cách mạng Tháng Mười càng to lớn và ý nghĩa của nó càng sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví Cách mạng Tháng Mười như mặt trời sáng chói làm thức tỉnh triệu triệu con người bị áp bức, chỉ cho họ rõ con đường đấu tranh giải phóng, tiến tới độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc. Người đã nhấn mạnh: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất"[3].

Thực tế lịch sử nhân loại từ sau Cách mạng Tháng Mười cho thấy, sự thức tỉnh này có vai trò hết sức to lớn. Chính sự thức tỉnh này đã là động lực tạo nên sức mạnh vô biên cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự thức tỉnh này làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dâng lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn. Trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, phong trào giải phóng dân tộc nổi lên như vũ bão, làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giải phóng cho hàng trăm triệu người thoát khỏi xiềng xích nô lệ, được sống trong độc lập, tự do.

Hai là, Cách mạng Tháng Mười là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức noi theo.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, quyền tự quyết của các dân tộc được thực hiện trên một phần sáu hành tinh. Cách mạng Tháng Mười đem lại nhà máy cho công nhân, ruộng đất cho nông dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc, bình đẳng, tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cách mạng Tháng Mười không chỉ tuyên bố những lý tưởng cao đẹp, mà nó còn thực sự hành động vì lợi ích của các dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những điều tốt đẹp này là mục tiêu cao cả, là tương lai tươi sáng mà các dân tộc phải kiên quyết đấu tranh để đi tới. Chính từ những lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, Cách mạng Tháng Mười là tấm gương sáng, là ngọn cờ rực rỡ cho các dân tộc bị áp bức noi theo.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và những thành tựu bước đầu về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã là tấm gương chói lọi, là tiếng kèn giục giã thôi thúc các dân tộc bị áp bức anh dũng đứng lên đấu tranh giải phóng cho mình. Người đã từng nhấn mạnh: "Từ ngày Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, Liên Xô đã thành tiếng kèn kêu gọi đấu tranh cho tự do bình đẳng, hữu nghị và hạnh phúc của các dân tộc, đã thành ngọn cờ hy vọng và thắng lợi, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới dũng cảm tiến lên"[4].

Cách mạng Tháng Mười đã ảnh hưởng rất to lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, nó thực sự là ngôi sao chói lọi dẫn đường, là tiếng trống ầm ầm xung trận, thôi thúc các dân tộc bị áp bức anh dũng tiến bước, không ngừng lập được những thành tựu vĩ đại.

Ba là, Cách mạng Tháng Mười chỉ ra nội dung, phương pháp đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện trọng đại nhất của thế kỷ XX, nó đã đưa loài người bước vào kỷ nguyên mới, thời đại mới. Thắng lợi mới của Cách mạng Tháng Mười đã chỉ cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên toàn thế giới nhiều bài học lịch sử quý báu, trong đó đặc biệt là nội dung, phương pháp đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ vấn đề này: "Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người"[5].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài học của Cách mạng Tháng Mười về nội dung, phương pháp đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức thể hiện trên một số vấn đề chủ yếu là: Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Phải tổ chức, tập hợp được lực lượng cách mạng hùng hậu; Phải dùng bạo lực cách mạng để đánh bại bạo lực phản cách mạng; Phải kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế trong sáng; Đúc rút từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc những năm tiếp theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn"[6]. Từ kết luận ấy, Người kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thực hiện theo khẩu hiệu của Lê-nin đề ra: "Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!".

Bốn là, đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, dân tộc Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi và nhất định sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc.

Mặc dù thực dân Pháp ra sức bưng bít, nhưng ánh sáng chói lọi của Cách mạng Tháng Mười vẫn đến với Việt Nam vào cuối thập niên 20 của thế kỷ XX. Sự gặp gỡ giữa yêu cầu giải phóng dân tộc, giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười là cuộc gặp gỡ tự nhiên, tựa như một cuộc hò hẹn lịch sử tuyệt đẹp giữa dân tộc và thời đại, giữa hai trào lưu cách mạng lớn là cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười là ngôi sao sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam. Đánh giá về vai trò của Cách mạng Tháng Mười đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Có thể nói rằng nếu không có Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thì nhân dân Việt Nam không thể hoàn thành được cuộc Cách mạng Tháng Tám của mình"[7]. Người còn nhấn mạnh: "Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam một lần nữa đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tính chất đúng đắn của đường lối mà Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 đã vạch ra"[8].

Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, dân tộc ta đã liên tục giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết nên những trang sử vàng chói lọi. Thực tiễn lịch sử dân tộc từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến 30 năm anh dũng chiến đấu đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mỹ, cùng với những thành tựu đạt được qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới đã chứng tỏ rằng, con đường mà Đảng và Nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn, là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững vàng, sáng tạo đi theo con đường ấy, thì nhất định dân tộc ta sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc.

--------

[1], [7], [8]: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2000, tập 8, tr. 558, 442, 572.

[2], [3], [5], [6]: Sách đã dẫn, tập 12, tr. 301, 300, 303, 304-305.

[4]: Sách đã dẫn, tập 10, tr. 635.

Cách mạng Tháng Mười diễn ra cách đây đã tròn một thế kỷ. Trong suốt chặng đường lịch sử một thế kỷ qua, nhiều chính đảng của giai cấp công nhân, nhiều lãnh tụ cách mạng và nhiều nhà nghiên cứu trên khắp hành tinh đã có những đánh giá hết sức sâu sắc về cuộc cách mạng long trời lở đất này. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định ý nghĩa trọng đại của Cách mạng Tháng Mười; đặc biệt, Người luôn nhấn mạnh vai trò to lớn của cuộc cách mạng này đối với con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lịch sử loài người, chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như Cách mạng Tháng Mười. Đánh giá về ý nghĩa, vai trò to lớn của cuộc cách mạng này đối với tiến trình cách mạng thế giới, Người nhấn mạnh: "Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người"[1]. Người cũng đã nhiều lần khẳng định rằng, cách mạng Tháng Mười mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Trên cơ sở đánh giá toàn diện về Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung luận giải một cách sâu sắc về vai trò của Cách mạng Tháng Mười đối với con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức. Từ năm 1924 đến năm 1967, Người đã viết hàng chục bài đánh giá về ý nghĩa, vai trò của Cách mạng Tháng Mười, trong đó Người đã nhiều lần khẳng định: "Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người"[2]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường giải phóng mà Cách mạng Tháng Mười mở ra cho các dân tộc bị áp bức được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau: Một là, Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức về mục tiêu, con đường giải phóng cho mình. Cách mạng Tháng Mười chẳng những là tiếng chuông báo hiệu xã hội loài người bước sang kỷ nguyên mới, thời đại mới, mà nó còn là hồi chuông rộn rã làm thức tỉnh hàng triệu con tim của các dân tộc bị áp bức nhận thức được mục tiêu, con đường giải phóng cho mình. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng về ý nghĩa, vai trò của Cách mạng Tháng Mười. Bởi vì, xã hội loài người từ thời cận đại cho đến Cách mạng Tháng Mười, quần chúng nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước dân tộc chủ nghĩa đều đang còn chìm đắm, đau thương dưới ách thống trị, đô hộ, áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa phong kiến. Mặc dù chính quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo ra tất cả mọi của cải xã hội, nhưng họ đều bị dìm trong đói khổ, ngu dốt, không tìm được lối thoát. Chính vì điều này, mà vai trò của Cách mạng Tháng Mười càng to lớn và ý nghĩa của nó càng sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví Cách mạng Tháng Mười như mặt trời sáng chói làm thức tỉnh triệu triệu con người bị áp bức, chỉ cho họ rõ con đường đấu tranh giải phóng, tiến tới độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc. Người đã nhấn mạnh: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất"[3]. Thực tế lịch sử nhân loại từ sau Cách mạng Tháng Mười cho thấy, sự thức tỉnh này có vai trò hết sức to lớn. Chính sự thức tỉnh này đã là động lực tạo nên sức mạnh vô biên cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự thức tỉnh này làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dâng lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn. Trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, phong trào giải phóng dân tộc nổi lên như vũ bão, làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giải phóng cho hàng trăm triệu người thoát khỏi xiềng xích nô lệ, được sống trong độc lập, tự do. Hai là, Cách mạng Tháng Mười là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức noi theo. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, quyền tự quyết của các dân tộc được thực hiện trên một phần sáu hành tinh. Cách mạng Tháng Mười đem lại nhà máy cho công nhân, ruộng đất cho nông dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc, bình đẳng, tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cách mạng Tháng Mười không chỉ tuyên bố những lý tưởng cao đẹp, mà nó còn thực sự hành động vì lợi ích của các dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những điều tốt đẹp này là mục tiêu cao cả, là tương lai tươi sáng mà các dân tộc phải kiên quyết đấu tranh để đi tới. Chính từ những lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, Cách mạng Tháng Mười là tấm gương sáng, là ngọn cờ rực rỡ cho các dân tộc bị áp bức noi theo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và những thành tựu bước đầu về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã là tấm gương chói lọi, là tiếng kèn giục giã thôi thúc các dân tộc bị áp bức anh dũng đứng lên đấu tranh giải phóng cho mình. Người đã từng nhấn mạnh: "Từ ngày Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, Liên Xô đã thành tiếng kèn kêu gọi đấu tranh cho tự do bình đẳng, hữu nghị và hạnh phúc của các dân tộc, đã thành ngọn cờ hy vọng và thắng lợi, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới dũng cảm tiến lên"[4]. Cách mạng Tháng Mười đã ảnh hưởng rất to lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, nó thực sự là ngôi sao chói lọi dẫn đường, là tiếng trống ầm ầm xung trận, thôi thúc các dân tộc bị áp bức anh dũng tiến bước, không ngừng lập được những thành tựu vĩ đại. Ba là, Cách mạng Tháng Mười chỉ ra nội dung, phương pháp đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức. Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện trọng đại nhất của thế kỷ XX, nó đã đưa loài người bước vào kỷ nguyên mới, thời đại mới. Thắng lợi mới của Cách mạng Tháng Mười đã chỉ cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên toàn thế giới nhiều bài học lịch sử quý báu, trong đó đặc biệt là nội dung, phương pháp đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ vấn đề này: "Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người"[5]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài học của Cách mạng Tháng Mười về nội dung, phương pháp đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức thể hiện trên một số vấn đề chủ yếu là: Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Phải tổ chức, tập hợp được lực lượng cách mạng hùng hậu; Phải dùng bạo lực cách mạng để đánh bại bạo lực phản cách mạng; Phải kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế trong sáng; Đúc rút từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc những năm tiếp theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn"[6]. Từ kết luận ấy, Người kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thực hiện theo khẩu hiệu của Lê-nin đề ra: "Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!". Bốn là, đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, dân tộc Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi và nhất định sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc. Mặc dù thực dân Pháp ra sức bưng bít, nhưng ánh sáng chói lọi của Cách mạng Tháng Mười vẫn đến với Việt Nam vào cuối thập niên 20 của thế kỷ XX. Sự gặp gỡ giữa yêu cầu giải phóng dân tộc, giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười là cuộc gặp gỡ tự nhiên, tựa như một cuộc hò hẹn lịch sử tuyệt đẹp giữa dân tộc và thời đại, giữa hai trào lưu cách mạng lớn là cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười là ngôi sao sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam. Đánh giá về vai trò của Cách mạng Tháng Mười đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Có thể nói rằng nếu không có Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thì nhân dân Việt Nam không thể hoàn thành được cuộc Cách mạng Tháng Tám của mình"[7]. Người còn nhấn mạnh: "Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam một lần nữa đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tính chất đúng đắn của đường lối mà Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 đã vạch ra"[8]. Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, dân tộc ta đã liên tục giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết nên những trang sử vàng chói lọi. Thực tiễn lịch sử dân tộc từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến 30 năm anh dũng chiến đấu đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mỹ, cùng với những thành tựu đạt được qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới đã chứng tỏ rằng, con đường mà Đảng và Nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn, là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững vàng, sáng tạo đi theo con đường ấy, thì nhất định dân tộc ta sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc. -------- [1], [7], [8]: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2000, tập 8, tr. 558, 442, 572. [2], [3], [5], [6]: Sách đã dẫn, tập 12, tr. 301, 300, 303, 304-305. [4]: Sách đã dẫn, tập 10, tr. 635.

Các bài khác

  • Học Bác để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái
  • Tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ vẫn luôn là bài học quý giá
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ - vận dụng cho đổi mới công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay
  • Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - nền tảng tinh thần cho xây dựng nền đạo đức mới trong hiện tại và tương lai ở Việt Nam
  • Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và những vấn đề đặt ra trong xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam thời kỳ mới
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

Những luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và thuộc địa

[ĐCSVN] -Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Gần 30 năm sau, vào ngày 28/1/1941, Người mới có điều kiện trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 30 năm ấy, Người đã mất gần 10 năm để tìm lời giải cho bài toán khó lúc bấy giờ là làm thế nào để giải phóng Tổ quốc và nhân dân thoát ách nô lệ của thực dân Pháp, nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do hạnh phúc.

Ở thời điểm ấy, những người yêu nước Việt Nam như các cụ: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu v.v.. đều đã ra sức tìm chủ thuyết và con đường giải phóng dân tộc nhưng đều bế tắc và thất bại. Sau nhiều năm bôn ba nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nguyễn Tất Thành đã phần nào thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy, khi gặp Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L’Humanité, người càng tâm đắc và khẳng định thêm nhận thức của mình về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc gặp Luận cương của Lênin có thể coi là một dấu ấn, một mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chính vì vậy, năm 1960, trong bài "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", viết nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, Người đã thổ lộ: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[1].

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920[ảnh tư liệu]

Đúng như lời Người nói sau này rằng, trong Luận cương có những chữ chính trị khó hiểu nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần cuối cùng cũng hiểu được ý chính.

Điều tâm đắc đầu tiên khi Người đọc Luận cương của Lênin chính là đã tìm thấy lời giải đáp về khẩu hiệu TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI.

Qua nhiều tài liệu, chúng ta đều biết rằng “Từ độ tuổi 13, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành nghe ba chữ Pháp TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI”. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy…”[2].

Từ ngày rời Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã đi qua Pháp, nhiều nước châu Phi ven biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, đã từng sống ở Mỹ, ở Anh. Người đã chứng kiến tình hình thực tế của xã hội tư bản:

“Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”

“Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ”.

Đọc Luận cương của Lênin, NguyễnÁi Quốccàng hiểu sâu hơn “những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Lênin viết:

“Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”[3].

Đúng là một khẩu hiệu mỹ miều nhưng đằng sau đó ẩn giấu một sự lừa bịp, xã hội tư bản đâu đã là tốt đẹp.

Điều tâm đắc thứ hai Người tìm thấy từ các tác phẩm của Lênin chính là tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Lênin cho rằng nếu không có sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân và các dân tộc thuộc địa, trước hết là của các dân tộc phương Đông thì giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến trên thế giới khó giành thắng lợi. Trên phạm vi toàn cầu chủ nghĩa tư bản chỉ sụp đổ khi nào cuộc tấn công cách mạng của hàng trăm triệu người bị áp bức ở thuộc địa hòa với cuộc tấn công của công nhân bị bóc lột ở những nước đó.

Tiếp thu tư tưởng này của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết:

“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”[4].

Người chỉ rõ “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”[5].

Trên cơ sở của tư tưởng đó, ngay từ khi hoạt động trên đất Pháp, Người đã cùng một số nhân vật đại biểu cho các thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức mặt trận liên kết các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị nhằm liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Điều tâm đắc thứ ba chính là hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Luận cương của Lênin đã vạch ra đó là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lênin viết:

“Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình; không phải thế, đó sẽ còn là cuộc đấu tranh của tất cả các nước thuộc địa và tất cả những nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế”.

Từ đó Người kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”.

Từ tư tưởng đó Lênin kêu gọi các đảng cộng sản các nước phải tiếp tục ủng hộ phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và các dân tộc phụ thuộc, sự ủng hộ đó là “điều kiện đặc biệt quan trọng” để cuộc đấu tranh của các thuộc địa chống áp bức giành thắng lợi. Đồng thời, Lênin cũng khuyên các dân tộc ở phương Đông phải liên hệ trực tiếp với cuộc đấu tranh của nước Cộng hòa Xô viết Nga chống chủ nghĩa đế quốc quốc tế thì mới phát triển thành công, mới giành được thắng lợi.

Sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của Lênin - con đường giải phóng chúng ta đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn nhưng không đơn giản. Bởi lẽ ở thời điểm ấy, bên cạnh những tư tưởng đúng còn tồn tại một số luận điểm… của Roi, của Prêôbraginxki, của Marinh hơi trái với những luận điểm của Lênin. Roi không tán thành luận điểm các Đảng cộng sản phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc tư sản ở phương Đông; Prêôbraginxki coi thường vai trò cách mạng của các nước thuộc địa: “Việc phóng đại ý nghĩa cách mạng của các khởi nghĩa các nước thuộc địa là không đúng”. V.v..

Chí ít, sự tiếp thu của Nguyễn Ái Quốc về các luận điểm quan trọng trên đây đã phác thảo con đường giải phóng dân tộc của đất nước ta!

Song, cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân diễn ra như thế nào vẫn còn là dấu hỏi lớn, một bài toán đòi hỏi các nhà cách mạng giải đáp. Vấn đề này, ngay các nhà kinh điển Mácxít cũng trả lời rất thận trọng.

Tháng 9 năm 1882, trả lời Caoxki về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của một số nước đang bị nước ngoài chiếm đoạt, Ăngghen nói:

“Theo ý kiến tôi, đích thực là các thuộc địa, tức là những đất đai mà dân châu Âu chiếm đoạt - Canađa, tỉnh Cap, Ôxtơralya, tất cả sẽ được độc lập; trái lại chỉ những đất đai phụ thuộc do người bản địa chiếm giữ, Ấn Độ, Angiêri, các đất của Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chiếm đoạt, giai cấp vô sản phải học lấy một thời gian và hết sức nhanh chóng tiến tới độc lập. Quá trình này triển khai chính như thế nào, thật khó nói!”[6].

Tháng 11 năm 1921, trong buổi Lênin tiếp Đoàn đại biểu Mông Cổ tại Điện Kremli, khi Xukhêbatô hỏi Người rằng “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc liệu có sẽ giành được thắng lợi không?” thì Lênin trả lời rằng:

“Bản than tôi đã tham gia phong trào cách mạng 30 năm và qua kinh nghiệm bản thân, tôi biết rõ rằng đối với bất cứ dân tộc nào thì việc giải phóng mình khỏi những kẻ nô dịch trong nước và ngoài nước cũng là một công việc khó khăn”[7].

Người cũng dự đoán rằng những cuộc cách mạng sau này trong những nước phương Đông chắc chắn là sẽ “có nhiều điểm độc đáo hơn cuộc cách mạng Nga”.

* * *

Tiếp thu và quán triệt tư tưởng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sớm xác định hướng đi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Ngay từ Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, họp vào cuối năm 1920, Người đã nói: “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong các nước thuộc địa”.

Câu nói ấy không phải là một lời kêu gọi chung chung, mà là dựa trên sự phân tích hoàn cảnh chính trị xã hội của các nước thuộc địa. Sau Đại hội Tours không lâu, tháng 5 năm 1921, trong bài nhan đề Đông Dương đăng trên La Revue Communiste, Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra câu hỏi: Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Qua sự phân tích về điều kiện địa lý và lịch sử, Người nhận định rằng: “Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu”.

Việc định hướng cho một cuộc cách mạng là rất quan trọng. Đó là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu lý luận và quan sát thực tế từ các cuộc cách mạng Pháp, Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. Nhưng phương hướng ấy có trở thành hiện thực hay không đã đặt ra những vấn đề mới để Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng ở các nước thuộc địa tiếp tục giải quyết. Nói cách khác, phải có những tìm tòi mới bổ sung cho những vấn đề lý luận mà Ăngghen và Lênin chưa đề cập tới.

Trước đây, Mác, Ăngghen, Lênin cũng đã từng giải quyết vấn đề điều kiện thành công của cách mạng vô sản. Mác cho rằng một trong những điều kiện để cách mạng vô sản thắng lợi là cuộc cách mạng đó phải nổ ra cùng một lúc ở nhiều nước. Lênin trong hoàn cảnh và điều kiện lịch sử mới, đã phân tích sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc và khẳng định rằng cách mạng vô sản có thể bùng nổ và thành công trong một nước, nước đó là khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Đối với cách mạng giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi ách thực dân, Nguyễn Ái Quốc cũng phải làm tròn nhiệm vụ của một nhà tư tưởng, nhà lý luận, tức là phải “đi trước phong trào tự phát và chỉ đường cho nó” như Lênin đã xác định.

Thấm nhuần quan điểm của Lênin về mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, nhưng phải chăng đó là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, chính quốc thắng thì thuộc địa mới thắng, lúc bấy giờ một số nhà lãnh đạo Đảng ở một số nước chính quốc nghĩ như thế.

Nguyễn Ái Quốc cho rằng, cách mạng giải phóng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ năm 1921, Người đã viết:

“Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và qua việc thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, sẽ có thể giúp cho những người anh em của họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”[8].

Người còn nêu rõ: Những người cách mạng ở thuộc địa cần chủ động tạo ra thời cơ: “Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến!”[9].

Luận điểm đó của Người xác định rõ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam không thể ngồi chờ, không ỷ lại vào cách mạng ở “chính quốc”.

Luận điểm này đến năm 1924 được nâng lên một tầm mới: đó là cách mạng ở thuộc địa cần phải tiến hành trước cách mạng giải phóng giai cấp ở chính quốc. Luận điểm đó được Người phát biểu tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản:

“Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới phụ thuộc phần lớn vào các thuộc địa, nơi cung cấp lương thực và binh lính cho các nước lớn đế quốc chủ nghĩa. Nếu chúng ta muốn đánh bại các nước này thì trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng đi”[10].

Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản khi nghe một số ý kiến coi trọng cách mạng vô sản ở chính quốc hơn thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn nêu ý kiến của mình:

“Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể không nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng các đồng chí lại khinh thường thuộc địa”[11].

Những luận điểm trên đây của Nguyễn Ái Quốc nói lên tính chủ động, tích cực của phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Luận điểm đó rõ ràng là khác với quan điểm của một số đông lúc bấy giờ cho rằng cách mạng ở thuộc địa chỉ được giải quyết sau khi giai cấp vô sản ở “chính quốc” giành được chính quyền.

* * *

Một vấn đề lớn trong lý luận về cách mạng giải phóng thuộc địa là vấn đề động lực cách mạng, tức là vấn đề dựa vào lực lượng nào để tiến hành cách mạng.

Về điểm này trong Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Lênin nhấn mạnh sự ủng hộ trực tiếp của tất cả các đảng cộng sản:

“Nếu không có điều kiện đặc biệt quan trọng là sự ủng hộ trực tiếp của tất cả các đảng cộng sản thì cuộc đấu tranh của dân tộc phụ thuộc và của các thuộc địa chống áp bức, cũng như việc thừa nhận quyền phân lập của họ, chỉ là những chiêu bài dối trá như vẫn thường thấy trong các Đảng của Quốc tế 2”[12].

Nguyễn Ái Quốc lại nhấn mạnh động lực cách mạng chính là phải dựa vào sức minh để giải phóng mình.

Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc dự thảo đã nêu rõ:

“Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?

Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”[13].

Thực tiễn giúp chúng ta nhận rõ rằng Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp đỡ các dân tộc khác thoát khỏi ách thống trị của Nga hoàng là chứng minh cho những điều Lênin đã nói về sự giúp đỡ của giai cấp vô sản “chính quốc” có vai trò quan trọng đối với nhân dân thuộc địa; thì Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam chứng minh luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là đúng, Việt Nam làm cách mạng trước nước Pháp “chính quốc”, hoàn toàn dựa vào sức mình và đã thành công.

Cũng cần nói thêm rằng, Nguyễn Ái Quốc nhìn rõ tiềm năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địa, cụ thể là Đông Dương nhưng Người không đánh giá quá cao và chủ quan một chiều về năng lực ấy. Người đã phê phán, cảnh báo về những sai lầm trong đánh giá đó:

“Nói rằng Đông Dương gồm 20 triệu người bị bóc lột hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai; nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta vẫn thường nghĩ, như thế lại càng sai hơn nữa”[14].

Cách mạng giải phóng thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính nhưng đương nhiên phải có những điều kiện khác nữa như tổ chức hạt nhân lãnh đạo cách mạng, quân đội cách mạng, các tổ chức quần chúng, thời cơ thuận lợi và chắc thắng cho cách mạng, vấn đề đoàn kết quốc tế…

Những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trên đây rõ ràng có vai trò rất to lớn trong tổ chức và chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Thực tiễn đã chứng minh những luận điểm đó là hoàn toàn đúng đắn.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.127.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.461.

[3] Lênin Toàn tập, Bản tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, M, t.4, tr.198.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.130.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.134.

[6] Thư gửi Caoxki, 12-9-1892.

[7] Lênin Toàn tập, Bản tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, M, t.5, tr.288-288.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.48.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.40.

[10] Tạp chí La Correspondance internationnale, số 41, 1924.

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.295-296.

[12] Trích Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.138.

[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.39.

Chuyên đề 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, GIẢI PHÓNG GIAI CẤP, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

Thứ hai - 22/04/2013 20:00

.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hànng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.

Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

I. Sự thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

1. Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

- Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài lịch sử. Từ những hình thức cộng đồngthị tộc, bộ tộc, bộ lạc đầu tiên đã hình thành nên các cộng đồng dân tộc, các quốc gia dân tộc. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa; độc lập, tự do của các dân tộc trở thành vấn đề thời đại.

- Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

Thấm đượm tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam, trong tư tưởng Hồ Chí Minh cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập...”[1]. Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, Người hiểu rõ chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do.

- Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Người gửi đến Hội nghị hòa bình Vécxây một bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã không được dư luận chú ý đến. Người rút ra bài học: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”[2].

- Trong Chánh cương vắn tắt cũng như trong Lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là:

“a. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến

b. Làm cho nước Nam được hoàn thành độc lập”[3]

- Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[4]. Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong một câu nói bất hủ: “Dù có phải đối cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết giành cho được độc lập!”....

- Cách mạng Tháng Tám thành công, người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước quốc dân đồng bào và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[4].

- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[2].

- Khi đế quốc Mỹ điên cuồng tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam, mở rộng chiến tranh miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Vì thế, Người không chỉ được tôn vinh là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn được thừa nhận là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.

2. Kết hợp nhuần nhuyển dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cần được tiến hành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một vấn đề lý luận quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời đại cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo Người, chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.

- Ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc mình theo con đường của cách mạng vô sản. Người viết rằng: “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được chút ít thắng lợi trong một nước nào đó,... thì đó càng là thắng lợi cả cho người An Nam”[5].

- Hồ Chí Minh đã đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số đảng cộng sản châu Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa. Người đưa ra dư luận điểm: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.

- Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở những luận điểm sau đây:

+ Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước.

Năm 1924, từ sự phân tích đặc điểm giai cấp, dân tộc ở các nước phương Đông, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”[6];“Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”[7]. Nguyễn Ái Quốc kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi,... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”[8].

+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ khi gặp được Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bài Cuộc kháng chiến viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nói về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”[4].

Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng [tức cách mạng dân tộc – dân chủ] để đi tới xã hội cộng sản [tức cách mạng xã hội chủ nghĩa].

Đến năm 1960, Người khẳng định lại rõ hơn: “... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”[5].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp.

+ Độc lập cho dân tộc mình đồg thời độc lập cho tất cả các dân tộc.

Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc, “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.

+ Giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của con người.

Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ thương nước, thương nòi, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền mục tiêu giải phóng dân tộc với việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

Người lựa chọn con đường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản chính vì cách mạng vô sản không chỉ giải phóng giai cấp công nhân mà còn giải phóng mọi giai cấp và tầng lớp khác thoát khỏi sự áp bức, bóc lột giai cấp. Người nói: giành độc lập rồi phải xây dựng chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã hội “làm cho dân giàu, nước mạnh”,... “làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”.

Quan điểm giải phóng con người của Hồ Chí Minh được nâng lên, trở thành tâm điểm của hoạt động cách mạng của Người. Khi chưa giành được độc lập, Người thể hiện ý chí độc lập bằng câu nói “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”. Nhưng sau đó Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân khôn được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[9]. Do đó theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí minh viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,... đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[2].

Như vậy, tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người luôn luôn gắn chặt, hòa quyện với nhau trong ttư tưởng Hồ Chí minh.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể tóm tắt thành một hệ thống các luận điểm như sau:

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường của cách mạng vô sản.

- Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễnViệt Nam qua các chặng đường gian nan thử thách, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định một chân lý là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là cách mạng vô sản.

- Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sự nghiệp giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công”[10]

- “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[2].

- Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyên tắc xây dựng Đảng: Đảng của giai cấp công nhân phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông.

Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc việc của một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người khẳng định cái cốt của nó là công – nông, “công nông là người chủ cách mệnh... công nông là gốc cách mệnh”[11].

- Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm nô lệ trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do.

- Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng tập trung...[12]

- Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”[13]. Và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”[14].

4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

- Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này vô hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản [tháng 6-1924], Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”[15];“nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”[16], nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn đằn đuôi”[6].

- Vận dụng công thức của Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em [tức nhân dân thuộc địa] chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”[6].

- Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc và do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước.

- Khẳng định vị trí và vai trò của cách mạng giải phóng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”[17].

Những luận điểm trên đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa của Hồ Chí Minh. Nó có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn và đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.

Ngay từ đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Hồ Chí Minh đã đề cập khả năng một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo Người, cuộc khởi nghĩa vũ trang đó: phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn... Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự phân tích vai trò của quần chúng nhân dân, bản chất phản động của chính quyền thực dân Pháp và bài học kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam, của cách mạng Nga, từ sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

- Tháng 5 – 1941, Hội nghị Trung ương 8 do Người chủ trì đã đưa ra nhận định: Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương.. mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.

- Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của quần chúng, lập ra các đội du kích vũ trang, chủ động đón thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và chỉ trong vòng 10 ngày đã giành được chính quyền trong cả nước.

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, ság tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã chứng minh tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.


[1] T.Lan: vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.15.

[2] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Nà Nội,1986, tr.31.

[3] [4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.1, 198.

[4] [2] Sđd, t.4, tr.4, 480.

[5] Sđd, t.1, tr.469.

[6], [2] ,[3] Sđd, t.1, tr.466,467.

[7] . Sđd, tr.416.

[8] . Sđd, t.10, tr.128.

[9], [2] . Sđd, t.4, tr.56, 161.

[10], [2] . Sđd, t.2, tr.267-268.

[11] . Sđd, tr.266.

[12] Sđd, t.3, tr.3.

[13] Sđd, t.2, tr.266.

[14] Sđd, t.3, tr.3

[15], [5],[6] . Sđd, t.1, tr.273, 274.

[16] Sđd, t.2, tr.128.

[17] Sđd, t.1, tr.36.

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Ngày đăng: 18/08/2021

In bài Gửi

Xem với cở chữ : A- A A+

vai-tro-cua-chu-tich-ho-chi-minh-trong-cach-mang-thang-tam-nam-

[Cổng TTĐT AG] -Chiến thắng của Đồng minh trước phe phát xít trong năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành độc lập. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị từ trước thì mới có đủ lực lượng để đón nhận thời cơ này. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tính toán một cách kỹ lưỡng và chu toàn ngay sau khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài [1911 - 1941].
  • Đảng ủy Quân sự tỉnh An Giang Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022
  • Viếng nhà bia lịch sử Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh An Giang
  • Hội thi sáng tác biểu trưng [logo] thành phố Long Xuyên

Cách mạng thuộc địa có thể thắng lợi trước

Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” [1927], Người nhấn mạnh: “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước” Để cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi, tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Người đã chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Người cũng nói rõ thêm, Đảng cách mạng sẽ có nhiệm vụ “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức, vô sản giai cấp ở mọi nơi”.

Nhận định và nắm bắt thời cơ

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Làm cách mạng phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chiến thắng”. Vì việc nhận định đúng thời cơ và nắm bắt thời cơ để giành độc lập dân tộc là vô cùng quan trọng. Ngày 22/6/1940, Pháp mất nước vào tay phát xít Đức. Nắm được tin này, tại Côn Minh [Trung Quốc], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập cuộc họp Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Người phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”.

Chuẩn bị cho việc giành độc lập

Năm 1941, sau khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Tiếp đó, thực hiện chỉ thị của Người, ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập bao gồm hai căn cứ lớn trên địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc ngoại vi tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Tân Trào được chọn là Thủ đô lâm thời của Khu giải phóng. Với 1 triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, khu giải phóng đã thực sự là “hình ảnh nước Việt Nam mới”, cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Việt Minh hợp tác với phe Đồng minh chống phát xít

Tháng 10/1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Ðồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Đến khi Nhật đảo chính Pháp [9/3/1945], tuy thời cơ đã xuất hiện, song Đảng vẫn chưa quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa, bởi do cuộc đảo chính diễn ra quá nhanh, các tầng lớp đứng giữa chưa ngả hẳn về cách mạng, đội tiên phong còn đang lúng túng về chuẩn bị khởi nghĩa. Trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, có một đoạn đề cập như sau: “Dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa của ta; vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”. Trong Tuyên ngôn Độc lập [2/9/1945], Người khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh

Ngay trong đêm 13/8/1945, nắm chắc quân đội Nhật sẽ đầu hàng Đồng minh vì Liên Xô đã tham gia tấn công Nhật, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1. Về nhiệm vụ của Quân giải phóng Việt Nam, Quân lệnh số 1 [13/8/1945] ghi rõ: “Dưới mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các đô thị và trong trận của quân địch; đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực các bạn hãy kiên quyết tiến!”. Quân lệnh số 1 còn kêu gọi nhân dân toàn quốc: “Dưới mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo Quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù”.

Tiếp đó, ngày 16 và 17/8/1945 [khi Nhật Bản đã đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945], Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. Trong Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa [18/8/1945], Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. Điều này là do Người đã học tập sâu sắc lời dạy của V.I.Lênin: “Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng hôm nay có thể chiến thắng [và nhất định sẽ thắng lợi hôm nay] mà lại để chậm trễ, vì nếu đợi đến ngày mai thì không khéo sẽ mất nhiều, không khéo lại bị mất tất cả... Lịch sử tất cả các cuộc cách mạng đã chứng minh điều đó. Và những người cách mạng sẽ phạm một tội ác vô cùng lớn, nếu họ bỏ lỡ mất thời cơ”.

Trong Tuyên ngôn Độc lập [2/9/1945], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát diễn biến Cách mạng Tháng Tám: “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà” .Về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước”. Giáo sư William J.Duiker, nhà sử học nổi tiếng của Mỹ, thì bổ sung thêm với nhận định: “Chỉ riêng các điều kiện khách quan thì không làm nên một cuộc cách mạng, và ở đây công lao thuộc về những người Cộng sản. Họ đã có thể chớp lấy thời cơ được mở ra vô cùng thuận lợi vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh... Chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương sở hữu ý thức về sự kịp thời và thấu hiểu được sự tinh tế có tính chiến lược của hoàn cảnh để vùng lên đúng lúc”./.

H.B [tổng hợp]

Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Cập nhật lúc: 06:10, 17/02/2022 [GMT+7]

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời [6/1925] và sau đó là phong trào “Vô sản hóa” vào những năm 1928-1929 của hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở đất nước ta: Đông Dương Cộng sản Đảng [6/1929], An Nam Cộng sản Đảng [8/1929], Đông Dương Cộng sản Liên đoàn [9/1929]. Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đã ra đời vào ngày 3/2/1930 từ sự hợp nhất ba tổ chức cộng sản này.

SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN

Vào tháng 6/1924 tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc [Chủ tịch Hồ Chí Minh] được Quốc tế Cộng sản chỉ định vào Ban Chấp hành những người Cộng sản Châu Á phụ trách Bộ phương Đông và đặc trách Cục phương Nam. Khi tham gia Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV tại Mátxcơva [Liên Xô] vào tháng 7/1924, Người đã chủ trì soạn thảo và trình bày tại Đại hội “Luận cương về thanh niên thuộc địa”, trong đó nêu lên yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên cách mạng và hình thành các đoàn thể thanh niên, xây dựng các tổ chức thanh niên cộng sản ở thuộc địa.

Tiếp đó, Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu [Trung Quốc] công tác, nhằm xúc tiến mọi điều kiện để xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở các nước Đông Nam Á. Tháng 2/1925, Người mở lớp học chính trị đầu tiên tại Trung Quốc. Sau lớp học, Người chọn những thanh niên tích cực nhất để lập ra nhóm bí mật là Cộng sản Đoàn làm hạt nhân cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam. Tháng 6/1925, Người lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với nòng cốt là Cộng sản Đoàn. Việc Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cho thấy đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau. Do đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã công bố Chương trình và Điều lệ, nói rõ mục đích làm cách mạng dân tộc để giành lấy độc lập dân tộc, sau làm cách mạng thế giới để đi đến xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc còn ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” [1927], là tài liệu giảng dạy cho hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Người khẳng định: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” .

VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO “VÔ SẢN HÓA”

Tại Đại hội lần thứ nhất Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ [tháng 9/1928], đồng chí Ngô Gia Tự đã nhận định: Cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã rộng khắp toàn xứ nhưng số hội viên là công nhân - những hạt nhân tiên tiến lại chưa có nhiều. Bởi vậy, cần phải đưa các hội viên đi về xí nghiệp, hầm mỏ, bến cảng, đồn điền, nơi tập trung công nhân và là các yết hầu kinh tế để đẩy mạnh phong trào đấu tranh của công nhân, để rèn luyện mình thành người vô sản. Lý lẽ của đồng chí đã nhanh chóng thuyết phục được mọi người. Hội nghị đã quyết định thông qua chủ trương “Vô sản hóa”. Thực hiện chủ trương này, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ đã phân công đồng chí Ngô Gia Tự và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đặc trách theo dõi và vận động công nhân toàn kỳ. Do đó, sau hội nghị, đông đảo hội viên Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ tỏa đi “Vô sản hóa” khắp các cơ sở công nghiệp trong toàn xứ. Bản thân đồng chí Ngô Gia tự đi “Vô sản hóa” ở Nhà máy xe lửa Gia Lâm [Hà Nội].

Cuối tháng 3/1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Cộng sản đầu tiên trong nước được thành lập trong đó có đồng chí Ngô Gia Tự. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, là hành động tiên phong để tiến tới vận động thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Tại Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên toàn quốc họp ở Hương Cảng [Trung Quốc] tháng 5/1929, đồng chí Ngô Gia Tự và các đại biểu Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ kiên quyết đấu tranh, nêu yêu cầu thành lập ngay Đảng Cộng sản ở Việt Nam nhưng không đạt kết quả. Đoàn đại biểu Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ tuyên bố thoát ly Đại hội ra về. Về nước, đồng chí Ngô Gia Tự cùng các đồng chí tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng, tuyên truyền vận động ủng hộ việc thành lập Đảng cộng sản. Ngày 17/6/1929, tại số nhà 312, Khâm Thiên [Hà Nội], Đông Dương Cộng sản Đảng chính thức ra đời. Đồng chí Ngô Gia Tự tham gia Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

Cuối tháng 7/1929, đồng chí Ngô Gia Tự được cử vào Nam Kỳ vận động các đồng chí trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tiếp tục thực hiện chủ trương đi “Vô sản hóa”, đồng chí Ngô Gia Tự làm công nhân khuân vác ở bến cảng Sài Gòn. Đồng chí đã đầm mưa, giãi nắng đẩy xe than, xi măng, bốc vác hàng hóa vất vả ở các bến tàu. Qua đó, đồng chí đã tuyên truyền giáo dục cách mạng, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh. Do sự hoạt động tích cực của đồng chí Ngô Gia Tự, các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng phát triển mạnh ở nhiều nơi, từ Sài Gòn - Chợ Lớn đến Mỹ Tho, từ nhà máy đến các đồn điền ở Nam Kỳ đều có chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng.

Thời gian này, phong trào “Vô sản hóa” đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ khắp các địa phương trong cả nước, nhất là các thành phố lớn, các khu công nghiệp và vùng mỏ. Trước tình hình thúc bách, những người tiên tiến của cách mạng ở Trung Kỳ cũng nhanh chóng thành lập tổ chức của mình là An Nam Cộng sản Đảng vào tháng 8/1929. Ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng ra đời vào tháng 9/1929.

Từ ngày 6/1/1930 đến đầu tháng 2/1930, Hội nghị thành lập Đảng đã họp tại bán đảo Cửu Long thuộc Hương Cảng [thuộc địa của Anh vào năm 1842, trở về với Trung Quốc năm 1997] dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan phong trào cách mạng ở Đông Dương. Hội nghị nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9/1960 quyết nghị “từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”.

Trong bản Tuyên đạt thành lập đảng của mình, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng chủ trương phải hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một tổ chức cộng sản ở xứ Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất mới có thể thực hiện cách mạng cộng sản. Vì thế, sau Hội nghị thành lập Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn được chấp nhận gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ đây, cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một Đảng cộng sản duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản [1931] đã kết nạp Đảng ta làm thành viên chính thức.

NGUYỄN VĂN TOÀN

Video liên quan

Chủ Đề