Cách trị kiến ba khoang đốt

Vì sao kiến ba khoang có thể gây tổn thương trên da người?

Kiến ba khoang thường sống ở vùng đất ẩm ướt, đặc biệt là ở các bờ cỏ, bụi rậm… Vào ban đêm, kiến ba khoang trưởng thành thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn, nhất là đèn huỳnh quang nên chúng thường bay vào nhà.

Khi tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang hoặc thông qua các vật dụng khác mà chúng đậu vào, như khăn bông, quần áo… mà chúng ta có thể bị dính dịch tiết của kiến. Dịch tiết của kiến ba khoang có chất pederin - là một amid, độc tố cao, độc gấp 12 lần so với nọc độc của rắn độc ở vùng nhiệt đới. Từ đó các sang thương viêm da hình thành.

Kiến ba khoang sinh trưởng mạnh nhất từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Đặc biệt là khi có mưa nhiều, người dân gặt lúa, đốt đồng là lúc kiến ba khoang thường bay vào nhà nhất. Chính vì vậy mà thời điểm này cũng là lúc thường gặp của bệnh nhất.

1. Dấu hiệu kiến ba khoang cắn

Một số dấu hiệu nhận biết bị kiến ba khoang cắn mọi người cần lưu ý sau:

  • Mức độ viêm da từ nhẹ đến nặng tuỳ theo độc chất của kiến ba khoang xâm nhập qua da.
  • Dấu hiệu trên da có nhiều dạng: rát đỏ, thành vệt, thành đám,… Phần da có mụn nước, mụn nhỏ li ti ở giữa,..
  • Các tổn thương sẽ tiếp tục xuất hiện nếu người bị cắn gãi ngứa quệt ra vùng da lành.
  • Người bị kiến cắn có thể gặp cảm giác rát bỏng tại chỗ, có thể sốt nhẹ, nổi hạch.

2. Kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không?

Độc tính trong kiến ba khoang mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ mang do có chứa độc tố Pederin [C24H43O9N]. Tuy nhiên, do khi cắn, lượng tiếp xúc ngoài da và rất nhỏ nên chưa đủ mạnh để gay chết người. Tổn thương trên da còn dễ nhầm với tổn thương giống bệnh zona thần kinh.

Mặc dù không nguy hiểm như bị rắn cắn nhưng những tổn thương trên da nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến loét, rỉ dịch và gây nhiễm trùng. Những tổn thương chỉ gây đau rát, ngứa ngáy nhưng có trường hợp bị sốt, nổi hạch hay biến chứng dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.

15 cách diệt kiến ba khoang đuôi nhọn ở chung cư triệt để chỉ 1 lần

Tổng hợp cách diệt kiến ba khoang đuôi nhọn ở trong nhà, chung cư, ngoài sân vườn từ thiên nhiên và thuốc diệt côn trùng sinh học.

Đã cập nhật 8 tháng 11 năm 2021Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Kiến ba khoang [tên khoa học là Paederus Fuscipes] là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và không gian sống như chung cư, nhà cao tầng. Bởi đây là loài côn trùng bọ cánh cứng nguy hiểm, nọc độc của chúng khiến da phồng rộp, bỏng rát, đau nhức, sốt cao,... thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn và nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng đâu mới là cách diệt kiến ba khoang an toàn và tận gốc?Đọc thêm hơn 44 cách diệt kiến ba khoang và côn trùng trong nhà hiệu quả, sáng tạo và tiết kiệm nhất qua bài viết này bạn nhé.

1. Những triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn

Kiến ba khoang có thân thon dài, trên thân chia làm các khoang đen và vàng xen kẽ. Loại kiến này thường sinh sống ở những vườn cây, cánh đồng, bãi rác, công trình xây dựng, bay vào trong nhà, hoặc có thể đậu vào quần áo, chăn màn,…

Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin

Kiến ba khoang có thể tiết ra dịch và loại dịch này thường có chứa độc tố có tên là pederin. Độc tính của nó có thể mạnh gấp 12-15 so với rắn hổ. Vì lượng dịch tiết ra từ kiến ba khoang thường ít nên không gây chết người như những trường hợp bị rắn cắn. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, vết thương do bị kiến ba khoang cắn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh thường có cảm giác râm ran ngay tại lúc đó. Sau khoảng 6 đến 8 giờ thì những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện. Khoảng 1 đến 2 ngày sau những tổn thương đặc trưng nhất sẽ xuất hiện. Tiếp đó khoảng 3 ngày thì trình trạng bệnh bắt đầu có sự thuyên giảm, vết kiến cắn có hiện tượng bong vảy. Khoảng 5 đến 7 ngày sau, vảy bong hết nhưng có thể để lại vết thâm rất lâu.

Không nên gãi nếu bị kiến ba khoang cắn

Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể khi không may bị kiến ba khoang cắn:

- Trên vùng da bị kiến cắn có vệt, hơi cộm lên trên mặt da, có mụn nước nhỏ.

- Khi gãi vùng da bị kiến cắn, sẽ khiến độc tố, vi khuẩn lây sang vùng da lành, nhất là những vùng có nếp gấp.

- Lưu ý: Những đặc điểm vết cắn của kiến ba khoang có thể dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, nhất là bệnh zona.

- Người bị kiến cắn có cảm giác bỏng rát tại vết kiến đốt hoặc cũng có thể bị tổn thương trên diện rộng. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ hoặc nổi hạch lân cận.

Video liên quan

Chủ Đề