Uống thuốc ngủ bao nhiêu lâu có tác dụng

Hiện đại, con người càng có nhiều áp lực hơn, do đó tình trạng mất ngủ của con người xảy ra ngày càng nhiều. Việc sử dụng thuốc ngủ trở nên phổ biến, do đó điều đáng lo ngại là nhiều người tự ý mua và uống thuốc ngủ quá liều có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người sử dụng thuốc ngủ mà không chú ý tới liều lượng khi sử dụng thuốc vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, việc uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết có thể khiến nhiều người quan tâm.

1. Thuốc ngủ là thuốc gì?

Thuốc ngủ là gì, uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết là những quan tâm mà người sử dụng thuốc ngủ nhất định cần phải biết.

Thuốc ngủ hay còn gọi là thuốc an thần, đây là một nhóm thuốc có thể làm chậm hoạt động của bộ não và tạo ra cảm giác thư giãn nên thường được sử dụng để điều trị lo âu và sử dụng điều trị đối với những người bị rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, nhóm thuốc ngủ được mọi người sử dụng có thể khiến nhiều người dễ lạm dụng. Sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng như bị lệ thuộc vào thuốc hoặc nghiện thuốc. Thậm chí còn có thể khiến người sử dụng tử vong. Vậy uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết này.

2. Tác dụng của thuốc ngủ như thế nào? Khi nào cần sử dụng thuốc ngủ?

Các loại thuốc ngủ nói chung có tính chất an thần. Thuốc an thần là loại thuốc gây ngủ và thường có tác động lên não thông qua một số chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi là GABA [acid gamma – aminobutyric].

GABA có tác dụng làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương. Dù các loại thuốc an thần là thuốc có cách thức hoạt động khác nhau nhưng đích đến cuối cùng của thuốc đều chung mục đích làm tăng hoạt tính của acid gamma – aminobutyric, điều này tạo ra cảm giác thư giãn. Do đó, ở mức liều sử dụng phù hợp, các loại thuốc này có lợi ích trên những người gặp vấn đề như bị lo âu, căng thẳng hoặc bị rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, nhóm thuốc này trong một vài trường hợp còn có tác dụng gây mê, chống co giật, giảm đau và thư giãn cơ hiệu quả.

3. Sử dụng thuốc ngủ như thế nào?

Thuốc ngủ có tác dụng gì đối với con người và được sử dụng như thế nào? Dựa vào những gì nhìn thấy, có thể thấy rõ rằng thuốc ngủ đúng như tên gọi của chúng, giúp cho người sử dụng thuốc có thể duy trì được giấc ngủ tương tự như giấc ngủ sinh lý bình thường hoặc giúp họ có thể kéo dài thời gian ngủ.

Vậy uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết sẽ được giải đáp qua những thông tin tại bài viết này - Ảnh Internet

Trong khi đó, thuốc ngủ là loại thuốc có tác động đến hệ thần kinh trung ương, chúng giúp bạn nhanh chóng tìm đến giấc ngủ khi bạn bị căng thẳng hoặc xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào khiến bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo.

Phụ thuộc vào sức khỏe của người sử dụng để sử dụng liều khác nhau. Cũng tùy thuộc vào liều lượng sử dụng thuốc ngủ mà sẽ gây ra những tác dụng phụ khác nhau.

- Uống thuốc ngủ với liều lượng thấp sẽ có tác dụng an thần cho người bị mất ngủ.

- Sử dụng ở liều trung bình là thuốc gây ngủ.

- Uống thuốc ngủ quá liều có thể khiến người bệnh dẫn tới trạng thái hôn mê và tử vong. Vậy giải đáp uống thuốc ngủ quá liều có chết không? thì câu trả lời là có.

Lưu ý, thuốc ngủ được hiểu một cách đơn giản là một loại thuốc chữa bệnh mất ngủ ở con người. Đối với các loại thuốc ngủ muốn được sử dụng cần phải được chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng.

4. Uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết? Uống thuốc ngủ quá liều có chết không?

Thực tế, thuốc ngủ chỉ là biện pháp tức thời mang tính cưỡng ép giấc ngủ mà thôi. Chúng không giúp con người có giấc ngủ ngon theo đúng sinh lý của cơ thể và cơ chế tự nhiên của giấc ngủ.

Đối với giấc ngủ tự nhiên và đúng nhịp sinh học sẽ khiến bạn có cảm giác thoải mái khi thức dậy. Khi phải sử dụng thuốc ngủ cưỡng ép giấc ngủ thì người ngủ thường có giấc ngủ bị mê mệt, thức dậy cả cơ thể mệt mỏi, có cảm giác bị buồn nôn và rối loạn hành vi như hay quên, làm việc không tập trung.

Uống thuốc ngủ quá liều có thể gây tử vong - Ảnh Internet

Uống thuốc ngủ quá liều gây ngủ hoặc sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Thuốc an thần còn có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh như tâm thần, hô hấp hoặc tim mạch vì có thể khiến tình trạng ức chế trung tâm hô hấp gây ngừng thở khi ngủ.

Có thể bạn chưa biết đến Hiểm họa từ thuốc an thần: Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên hơn 50%.

Đối với việc sử dụng thuốc ngủ, đây chỉ là giải pháp tạm thời dành cho những người bị mất ngủ mà thôi. Bản thân thuốc ngủ không thể giúp điều trị tận gốc chứng mất ngủ của con người.

Thuốc ngủ còn có thể gây nghiện, khiến cho người sử dụng khó có thể kiểm soát được hành vi của mình. Thậm chí một số trường hợp còn xảy ra tình trạng không kiểm soát được cơ thể khi sử dụng chung với các loại khác.

Tình trạng sử dụng thuốc ngủ nếu bị lạm dụng sẽ gây hại. Thuốc ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi, thậm chí còn xuất hiện cảm giác buồn ngủ hơn vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc ngủ gây ảnh hưởng đối với phụ nữ nhiều hơn so với nam giới dù sử dụng chung loại thuốc ngủ. Các nguy hiểm gây ra chính là tác động của thuốc ở phụ nữ mạnh hơn trên nam giới. Do phụ nữ có xu hướng chuyển hóa giấc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người không biết điều này. Vì vậy đơn thuốc ngủ kê cho nam giới cao hơn, khiến họ sử dụng quá liều, để lại hậu quả lớn.

5. Những điều lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ

Uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết là nỗi lo ngại của người sử dụng thuốc ngủ để điều trị bệnh hoặc các vấn đề về sức khỏe - Ảnh Internet

- Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến ngộ độc.

Không chỉ sử dụng rượu và thuốc ngủ còn có thể gây ngộ độc, chỉ riêng sử dụng rượu cũng có thể gây ra tình trạng Ngộ độc cồn công nghiệp methanol do uống phải loại rượu giả: 7 người nhập viện, 1 người tử vong.

- Không ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Đối với người ăn quá no khi bị mất ngủ và sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ người sử dụng.

- Để cải thiện giấc ngủ và sử dụng thuốc ngủ không gây hại cho sức khỏe thì không nên làm tăng cảm giác stress.

- Cần hiểu rõ về tác dụng của thuốc ngủ để sử dụng đúng liều lượng, thức dậy đúng giờ.

- Tìm không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Thực sự, thuốc ngủ có thể hỗ trợ một phần đối với người bệnh bị mất ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, thuốc ngủ cũng là con dao hai lưỡi. Nếu uống thuốc an thần quá liều cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Thậm chí, uống thuốc ngủ có chết không, thực tế uống thuốc ngủ quá liều có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong,

Do đó, hãy chăm sóc giấc ngủ đúng cách, quan tâm tới sức khỏe của cơ thể đặc biệt là não bộ. Con người cần duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, chế độ ăn uống lành mạnh để tạo ra cuộc sống thoải mái, giấc ngủ sẽ đến nhanh và đem lại chất lượng như mong đợi.

Sử dụng thuốc ngủ một cách tùy tiện không đúng chỉ định đang là một vấn nạn báo động trong xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch khiến những vấn đề stress hay mất ngủ càng trở nên phổ biến hơn. Việc uống thuốc ngủ quá nhiều hoặc không đúng chỉ định có thể gây nên những tác hại rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Thuốc ngủ có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp người sử dụng nhanh chóng đạt được giấc ngủ mong muốn. Do đó thuốc ngủ thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ do áp lực công việc, gia đình hàng ngày.

Thuốc ngủ thường được phân loại dựa vào cấu trúc hóa học gồm:

  • Dẫn xuất của Barbituric: Là nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật và chống động kinh. Thuốc tác dụng trong khoảng 8-12 giờ.
  • Dẫn xuất của Benzodiazepin: Là nhóm thuốc có tác dụng an thần và gây ngủ, có hiệu quả trong vòng 6 giờ kể từ khi tác dụng.

Uống thuốc ngủ quá nhiều có thể gây nên những tác hại rất nguy hiểm

Các trường hợp lạm dụng, uống thuốc ngủ kéo dài nếu nhẹ thì thường không có triệu chứng gì rõ rệt, nhịp thở vẫn đều đặn và có đáp ứng cơ thể khi bị tác động. Tuy nhiên sau khi thức giấc thường hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Các trường hợp nặng thì có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Hôn mê sâu;
  • Mạch nhanh, thở chậm và nông, có thể kèm khò khè khó chịu;
  • Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm và thường xuyên bị ngắt quãng;
  • Đồng tử co, phản xạ ánh sáng chậm;
  • Huyết áp giảm hoặc không đo được;
  • Uống quá liều còn có thể gây co giật, hôn mê triền miên, da xanh tím, thậm chí là tiêu chảy và nôn ra máu;
  • Người uống thuốc ngủ kéo dài lâu dần cũng trở nên “nhờn thuốc” khiến cho thuốc mất khả năng cải thiện giấc ngủ mà vẫn gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ hay thậm chí là tâm thần.

3. Làm thế nào để sử dụng thuốc ngủ đúng cách?

Thực tế, khi phải đi khám vì mất ngủ thì bệnh nhân thường đã rơi vào giai đoạn mãn tính và có tiền sử tự sử dụng thuốc ngủ dài ngày nhưng không hiệu quả. Vì mất ngủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như suy nhược thần kinh, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,... nên để đưa ra được chẩn đoán và điều trị chính xác cần phối hợp nhiều phương pháp. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp với tình trạng của người bệnh. Nếu bệnh mới phát hiện thì thường ưu tiên sử dụng liệu pháp hành vi và nhận thức hơn là sử dụng thuốc.

Một số khuyến cáo chung trong việc sử dụng thuốc ngủ mà bệnh nhân cần lưu ý bao gồm:

  • Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì có thể làm tăng tác dụng phụ dẫn tới liều độc, trường hợp bất khả kháng thì tối đa có thể dùng 2 cốc bia trước khi ngủ 6 giờ;
  • Không ăn quá no vì sự tăng cao của đường máu có thể làm nặng thêm tình trạng khó ngủ;
  • Tránh tối đa các tác động stress bên ngoài;
  • Phối hợp việc điều chỉnh giấc ngủ với sử dụng thuốc ngủ để không rơi vào tình trạng ngủ quá muộn hoặc thức giấc quá sớm;
  • Ưu tiên không gian ngủ thoải mái và thân thuộc để tăng chất lượng cho giấc ngủ.

Tóm lại, uống thuốc ngủ kéo dài có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị mất ngủ phù hợp. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề