Uống thuốc hạ sốt Hapacol quá liều

Ngày 14/8, bệnh nhi được đưa vào khoa Cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, có dấu hiệu ngộ độc Paracetamol. Người nhà cho biết 4 ngày nay bé sốt cao, ho khò khè nên cho uống thuốc hạ sốt paracetamol 500 mg với liều 4 viên một ngày, uống suốt 4 ngày.

Bé nhập viện trong tình trạng lơ mơ, mệt lả, sốt 38 độ, khó thở, ho khò khè, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém, gan to dưới bờ sườn 2 cm. Các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp toan chuyển hóa nặng trên bệnh nhi viêm phổi, ngộ độc paracetamol.

Tại Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh nhi được đặt ống nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, bù kiềm. 2 giờ sau khi vào viện, bệnh nhi hôn mê, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng kém, tim nhịp nhanh, huyết áp tụt, triệu chứng suy gan cấp, rối loạn đông máu nặng, men gan tăng cao.

Các bác sĩ đánh giá tình trạng của bé rất nặng, tiên lượng tử vong nếu không được ghép gan. Sau khi được điều chỉnh các chức năng sống cơ bản, bệnh nhi được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Uống thuốc hạ sốt Hapacol quá liều

Bệnh nhi bị ngộ độc paracetamol do dùng quá liều. Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ Phan Hồng Sáng, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Trung tâm Sản Nhi, cho biết một năm trước cũng có một bệnh nhi 3 tuổi tử vong do ngộ độc paracetamol. "Tình trạng trẻ dùng quá liều thuốc hạ sốt paracetamol gây ngộ độc rất nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo phụ huynh khi con sốt, ho cần phải được bác sĩ chuyên khoa khám và dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và đúng hướng dẫn, không được tự ý cho bé dùng thuốc", bác sĩ Sáng nói.

Bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ bú sữa mẹ. Để thuốc ngoài tầm thấy và tầm với của trẻ, tốt nhất nên cất giữ thuốc trong tủ có khóa an toàn.

Rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hạ sốt, thuốc điều trị tiêu chảy (loperamid), thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), hạ huyết áp, chống dị ứng, thuốc á phiện, thuốc ngủ...Nguyên nhân chủ yếu là người nhà tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ.Một số phụ huynh vì muốn con nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều thuốc cho trẻ.Cha mẹ sử dụng đơn thuốc của trẻ khác để mua cho con uống đã vô tình gây hại.Nhiều gia đình chưa cất giữ thuốc cẩn thận, để thuốc trong các hộp đựng bánh/kẹo khiến trẻ ăn nhầm.

Khi ngộ độc thuốc, trẻ có thể bị tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Lê Nga

Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, và trong trường hợp cần hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Thuốc không được khuyến cáo trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc không có tác dụng chống viêm.


Uống thuốc hạ sốt Hapacol quá liều
Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người bệnh. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất. Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, và trong trường hợp cần hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Thuốc không được khuyến cáo trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc không có tác dụng chống viêm.

Trên thị trường có rất nhiều biệt dược chứa hoạt chất Paracetamol như: Panadol, Hapacol, Mexcold, Dopagan, Paracetamol,….

Uống thuốc hạ sốt Hapacol quá liều

Tác dụng phụ và liều dùng

Không được tự ý uống thuốc để điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em.
Liều thông thường:

  • Trẻ em uống 10-15 mg/kg cân nặng, 3-4 lần/ngày. Và liều tối đa không quá 60 mg/kg/ngày.
    • Người lớn uống 500 mg - 600 mg/lần, 3 lần/ngày. Không nên quá 4g/ngày.
    • Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan yếu.
  • Không uống thuốc ngay sau khi uống rượu. Tránh uống rượu trong thời gian uống thuốc.
  • Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được cho là khá an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng phải lưu ý tác dụng phụ (có thể gây ra dị ứng thuốc đối với một số người) và độc tính của thuốc, đặc biệt là độc tính ở gan.

Ngộ độc Paracetamol có thể xảy ra khi

  • Khoảng cách uống thuốc quá ngắn.
  • Uống nhiều loại thuốc có chứa Paracetamol.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Uống liều quá cao:
    • Trẻ em uống 150mg/kg/ngày và khi có bệnh lý về gan thì chỉ cần uống 100mg/kg là có thể bị ngộ độc.
    • Người lớn uống 6- 10g/ 24 giờ, khi chức năng gan yếu thì khoảng 3- 4g.

Uống thuốc hạ sốt Hapacol quá liều

Triệu chứng khi quá liều Paracetamol

  • Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, xanh xao thường xảy ra trong vòng 24 giờ.
  • Tiếp đó là tình trạng tăng men gan nhanh chóng, có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não - gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong. 

Những yếu tố nguy cơ làm tăng độc tính của thuốc

  • Suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây viêm gan ở liều điều trị.
  • Người cao tuổi, suy dinh dưỡng, dùng chung các thuốc có khả năng gây tăng men gan.

Xử trí khi quá liều Paracetamol

Cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, có thể sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu của Paracetamol như N-acetylcystein tĩnh mạch hoặc đường uống, nếu có thể trước giờ thứ mười.


Ds. Trần Thị Lời - Khoa Dược, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Tham khảo: Hiểu và dùng thuốc đúng- Nhà xuất bản Trẻ .

canhgiacduoc.org.vn)

Theo các bác sĩ, Paracetamol là một thuốc hạ sốt thông thường nhưng có thể gây ngộ độc nặng, tổn thương gan nặng nề nếu sử dụng không đúng chỉ định, đúng liều.

Thời gian qua, có nhiều trường hợp sử dụng loại thuốc hạ sốt Paracetamol quá liều, có trường hợp cha mẹ tự ý cho con uống khi bị sốt, có trường hợp do suy nghĩ nông nổi ở lứa tuổi thiếu niên muốn “kết liễu” cuộc đời nên đã sử dụng thuốc này quá liều. Như trường hợp em N.T.H.V (Sn 2016, ở tỉnh Tiền Giang).

Ngày 16-8,  Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết, Khoa Hồi sức tích Cực - Chống độc của bệnh viện đang điều trị một trường hợp ngộ độc nặng do uống 40 viên thuốc Paracetamol, loại 500mg.

Người thân em V cho biết, tối 12-8, em V uống 40 viên thuốc Paracetamol, số thuốc này gia đình mua “trữ” ở nhà để trị nhức đầu, cảm cúm khi cần thiết. Sau khoảng 2 giờ uống thuốc, V thấy chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi nên nhắn tin cho cha biết. 

Cha của V lập tức chạy về nhà và đưa con gái đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Bệnh viện đã nhanh chóng xử lý nhưng tình trạng diễn tiến nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân vẫn mệt mỏi, nôn ói, qua xét nghiệm máu cho thấy men gan tăng rất cao gần 1.000 đv/L (bình thường < 40-50 đv/L) nên bệnh nhân lập tức được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh điều trị.

Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức tích Cực - Chống độc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, thời điểm nhập viện, V trong trạng lừ đừ, nôn ói, chóng mặt, mạch nhanh, tay chân lạnh,…

Uống thuốc hạ sốt Hapacol quá liều
Bệnh nhân 13 tuổi ngộ độc nặng do uống 40 viên thuốc paracetamol

Sau 3 ngày điều trị tích cực, tăng thải và truyền thuốc giải độc tính Paracetamol, tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện dần, men gan giảm đáng kể, V tỉnh táo hơn và tỏ ra hối hận khi có hành động dại dột. V cho biết, cảm thấy buồn vì xin cha đi nối tóc nhưng không được đồng ý nên đã uống thuốc. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi và chuyên gia tâm lý tại bệnh viện tư vấn giải tỏa tâm lý cho V.

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh khuyến cáo, giai đoạn vị thành niên, dậy thì là khoảng thời gian trẻ phát triển và thay đổi tâm sinh lý rất nhiều. Trẻ cần được quan tâm, giải thích và thông cảm của phụ huynh, tránh ép buộc, áp đặt, gây xáo trộn tâm lý trẻ, dẫn đến trẻ có những suy nghĩ nông cạn, bồng bột, hành động nông nổi, nguy hiểm đến tính mạng. 

Mới đây, ngày 14-8, khoa cấp cứu - Trung tâm Sản nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhi T.V.D (27 tháng tuổi, ngụ thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) có dấu hiệu ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều dẫn đến hỏng gan, sau đó bé chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị trong tình trạng nguy kịch. 

Theo BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, các trường hợp bị ngộ độc được nhận định có nguyên nhân chủ yếu do người nhà tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Thậm chí, một số phụ huynh vì muốn trẻ nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều thuốc cho trẻ, hoặc cha mẹ sử dụng đơn thuốc của trẻ khác để mua thuốc cho con uống đã vô tình gây hại cho trẻ.

Bác sĩ Tiến cho rằng nhiều phụ huynh hiện nay đang sai lầm khi nghĩ sốt là một bệnh của trẻ, phải điều trị, đơn giản nhất là dùng thuốc uống hạ sốt. Nguyên nhân thường nhất của sốt là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt nhằm thúc đẩy các phản ứng bảo vệ để loại trừ mầm bệnh. Như vậy, sốt không phải là một bệnh, mà là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể của bé đang tích cực chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây sốt, chứ không phải là hạ sốt bằng mọi cách.

Trẻ chỉ được xem là sốt khi nhiệt độ hậu môn của bé từ 38 độ C trở lên, còn bình thường thân nhiệt tự điều hòa trong khoảng 37 độ C ± 0,6 độ C. Muốn xác định trẻ đó có sốt hay không thì phải đo nhiệt độ chứ không thể chỉ dùng tay sờ trán trẻ và “phán” trẻ bị sốt là rất chủ quan.

Theo bác sĩ Tiến, chính xác nhất là đo nhiệt độ ở hậu môn của trẻ, cha mẹ cũng có thể đo nhiệt độ ở nách trẻ, nhiệt độ này thường thấp hơn nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5 độ C. Như vậy, khi bé có nhiệt độ ở nách trên 37,5 độ C đã được xem là bị sốt.

Bác sĩ Tiến cũng cho biết phương pháp chăm sóc trẻ bị sốt hiệu quả như sau:

Khi bé sốt nhẹ, hãy cho bé nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, cho bé uống nhiều nước (sữa, nước lọc, nước hoa quả, nước canh,…) và ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Trẻ bị sốt cần cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng bằng cotton màu trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.

Tuy nhiên, khi sốt quá cao (trên 39 độ C), bé sẽ dễ mất nước và thường rất mệt, lúc này cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại an toàn là Acetaminophen (Paracetamol), tên biệt dược là Hapacol, Efferalgan,… Liều thông thường là 10-15 mg/kg cân nặng của bé cho mỗi lần uống và 2 lần dùng cách nhau ít nhất 6 giờ. Tuy nhiên, nếu bé dưới 2 tuổi thì tốt nhất nên dùng thuốc hạ sốt theo liều chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc và dùng thuốc quá liều khi bé sốt cao liên tục, tức là không dùng thuốc hạ sốt nhiều hơn liều hướng dẫn của bác sĩ, làm tăng nguy cơ quá liều, ngộ độc thuốc.

Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng uống hoặc nhét hậu môn. Nếu trẻ bị ói nhiều hay đang ngủ thì dùng thuốc đặt hậu môn, còn trẻ đang bị tiêu chảy thì dùng thuốc hạ sốt dạng uống. Chỉ dùng một trong hai dạng trên, không được dùng cả 2 đường cùng lúc sẽ nguy hiểm.

Lau mát cho bé với nước ấm khoảng 30 độ C bằng cách dùng 5 khăn nhúng nước ướt vừa phải, 2 cái đắp ở nách và 2 cái đắp ở bẹn, 1 cái lau phần cơ thể còn lại (không đắp ở bàn tay, bàn chân của trẻ). Chỉ lau mát khi đã cho uống thuốc hạ sốt ít nhất 30 phút, tuyệt đối không được lau bằng nước đá, giấm, rượu hay chanh, vì có thể gây nhiễm độc.

Các bé dưới 3 tháng tuổi, khi trẻ vẫn có vẻ khỏe và sốt không cao vẫn phải đưa đi bến bác sĩ khám.

Đối với trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi, nếu sốt trên 38 độ C hay sốt từ 3 ngày trở lên, hoặc có vẻ không khỏe và có biểu hiện quấy khóc, lừ đừ, không chịu uống… phải đưa trẻ đi khám.

Còn ở bất kỳ tuổi nào, khi sốt trên 40 độ C, hay sốt kéo dài 7 ngày (dù không sốt nhiều mỗi ngày), hay có sẵn 1 bệnh lý mạn tính nào đó, hay phát ban mới xuất hiện, hay kèm dấu hiệu nặng (không uống được, nôn tất cả mọi thứ, co giật, hay li bì khó đánh thức), hay có triệu chứng ở cơ quan, bộ phận nào đó (ho nhiều, khó thở, đau tai, đau bụng…) thì phải đưa đi khám ngay.

“Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt là quấn kín trẻ; kiêng ăn uống; nặn chanh; đổ sả; đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật, vì gây sặc, tắc đường thở dẫn đến tử vong. Điều nữa là không cạo gió, cắt lễ...”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Ngoài ra, nhiều gia đình chưa cất giữ thuốc cẩn thận, để thuốc trong các hộp đựng bánh/kẹo làm trẻ ăn nhầm. Vì vậy, cần phải để thuốc ngoài tầm thấy, tầm với của trẻ, tốt nhất là nên cất giữ thuốc trong tủ có khóa an toàn để trên cao.

Huyền Nga-Nhân Sơn