Uống nước dâu ngâm đường có tốt không

DNTN Sương Mai hiện đã cho ra lô hàng nước cốt dâu tằm nguyên chất với giá cả phải chăng, xin liên hệ 063.221.1236 để biết thêm chi tiết.

Mùa hè, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức một cốc nước dâu thì thật tuyệt. Nước dâu không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Vậy, tác dụng của nước dâu như thế nào? Cách pha chế nước dâu ra sao? Benh.vn sẽ “bật mí” giúp chúng ta vấn đề này.

Tìm hiểu về quả dâu [có 2 loại: dâu tằm & dâu lưu niên]

– Dâu ta hay còn gọi là dâu tằm, nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua.

– Dâu lưu niên [dâu Tầu] quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt.

Các thành phần trong quả Dâu

 

Quả dâu tằm có rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C [Ảnh minh họa]

Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có:

– Nước 84,71%;

– Đường 9,19% Z [có glucoza, fructoza]

– Axit 80% [có axit malic, axit sucinic]

– Protit 0,36%.

– Tanin, vitamin C, caroten.

Tác dụng của quả dâu

– Bổ thận, dưỡng huyết, khu phong.

– Sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên.

– Giải được độc của rượu, lợi cho khí và thùy trong cơ thể.

– Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm.

– Chữa váng đầu, mất ngủ, ù tai, tiêu khát, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…

– Phụ nữ bế kinh.

Cách làm nước dâu

 

Cách ngâm dâu [Ảnh minh họa]

Nguyên liệu

–  1kg dâu tằm

–  500gr đường

Cách chọn dâu

– Quả chín có màu tím sẫm.

– Quả không bị dập nát, hư hỏng.

Cách làm

– Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.

– Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.

– Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu [cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng]

– Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.

– Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.

– Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ [cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn]

– Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nước ngâm dâu

Giải khát, chữa táo bón

– Uống 2 ly nước dâu /ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

– Với 3 ly nước dâu/ngày hàm lượng vitamin C trong nước dâu sẽ trị căn bệnh táo bón rất  hiệu quả.

 

Nước dâu giải khát, thanh nhiệt [Ảnh minh họa]

Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe

– Uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện.

– Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.

Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp

– Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp.

Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn

– Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa.

– Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…

 

Nước dâu ngâm giúp phụ nữ có làn da khỏe, đẹp, hồng hào [Ảnh minh họa]

Giảm đau họng

– 500g dâu rửa sạch và ép thành nước.

– Dùng nước quả dâu để súc miệng [từ 3 đến 5 ngày] chữa các chứng đau ở miệng, họng.

Chữa bỏng

– Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch.

– Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng.

Lời kết

Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên, vì dâu thuộc tính hàn nên không dùng đối với các bệnh như sôi bụng, ỉa chảy… Mặt khác, dâu kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc  nồi đất.

Nước cốt dâu tằm là một trong những thức uống rất được yêu thích mỗi dịp hè về. Loại nước này không chỉ thơm ngon, thanh nhiệt mà còn khá bổ dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu 8 công dụng và cách pha chế để có 1 ly nước giải khát cho mùa hè nóng nực nhé.

Nhiều vitamin dinh dưỡng chứa trong một quả dâu tằm: K1, B1, C, E,..

MỤC LỤC

Thành phần dinh dưỡng:

Dâu tằm tươi có chứa 88% nước và chỉ có 60 calo trên mỗi cốc [140 gram]. Theo trọng lượng ở trái tươi, chúng chứa 9.4% carbohydrate, 1.7% chất xơ, 1.4% protein và 0.4% chất béo. Thường được tiêu thụ ở dạng khô, tương tự như nho khô. Khi khô, chúng chứa 70% carbohydrate, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo.

Trái dâu tằm cũng chứa nhiều carotene [tiền vitamin A], vitamin B1, vitamin C, vitamin E, vitamin K1, acid folic, kali, sắt…

Có thể tự ngâm để làm nước uống

Đặc biệt, trái dâu tằm cũng có chứa khá nhiều polyphenol, alkaloid, flavonoid, isoquercetin, quercetin… Đây đều là những chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

Chính vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên trái dâu tằm được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt vào mùa hè, người ta thường ngâm để lấy nước uống. Vậy uống nước dâu tằm có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu 8 công dụng tuyệt vời của nước dâu tằm nhé!

8 công dụng của nước cốt dâu:

1. Giải khát, hỗ trợ chữa táo bón:

Nước dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khá hiệu quả. Đặc biệt nếu ai bị mụn nhọt, nóng trong người thì có thể sử dụng loại nước này hằng ngày để cải thiện. Bên cạnh đó, nó còn chứa khá nhiều vitamin C nên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.

2. Tốt cho tim mạch:

Uống thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, polyphenol hay flavonoid trong nước dâu tằm cũng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh, giúp duy trì lưu lượng máu ổn định và ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ…

3. Hỗ trợ giảm cân:

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là tiền đề giúp duy trì cân nặng hợp lý. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên sử dụng nước hay quả dâu tằm sẽ có thể giảm được 10% trọng lượng cơ thể trong gần 3 tháng. Ngoài ra, khi uống nước dâu tằm đều đặn và đúng cách thì mỡ thừa ở eo, đùi… cũng được cải thiện khá hiệu quả.

4. Ngăn ngừa lão hóa da:

Không chỉ tốt cho sức khỏe, nước dâu tằm còn rất tốt cho sắc đẹp. Trong nước dâu tằm có chứa resveratrol có tác dụng bảo vệ da tránh khỏi những tia UV có hại. Bên cạnh đó, nhờ chất chống oxy hóa dồi dào mà nó còn giúp cho làn da của bạn luôn khỏe mạnh, đồng thời hạn chế nếp nhăn xuất hiện.

Giúp hạn chế lão hoá da chậm hơn bình thường

5. Tốt cho xương khớp:

Trong nước dâu tằm có chứa canxi, sắt và vitamin K. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu để xây dựng và duy trì mô xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn xương như viêm khớp, loãng xương…

6. Tăng cường hệ miễn dịch:

Thường xuyên uống nước này sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Lý do là bởi thành phần của nó có chứa vitamin C. Không những thế, nó cũng hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh rất hiệu quả.

7. Hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết:

Với những người mắc tiểu đường loại 2 thì luôn phải cẩn thận khi ăn các thực phẩm chứa nhiều carbs. Trong khi đó, nước dâu tằm có chứa 1-deoxynojirimycin [DNJ], có tác dụng ức chế 1 loại enzyme phá vỡ carbohydrate. Chính vì thế, thường xuyên sử dụng nước dâu tằm sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

8. Tốt cho mắt:

Sử dụng nước này điều độ có thể giúp bạn cải thiện thị lực, đồng thời giúp bảo vệ mắt tránh khỏi các gốc tự do – nguyên nhân chính gây nên thoái hóa võng mạc, mất thị lực.

Cùng nhìn qua Nước cốt dâu tằm Berryland 500ml của Ánh Sao:

Nước cốt dâu tằm Berryland – Đặc sản Đà Lạt thơm ngon

Rẻ hơn khi mua Nước cốt dâu tằm Berryland tại Lazada, Shopee.

Bí quyết pha nước dâu tằm thơm ngon & lưu ý khi sử dụng:


Để có được 1 ly nước thơm ngon, bạn chỉ cần cho vài thìa nước siro dâu vào cốc, sau đó cho thêm chút nước lọc cho vừa uống rồi cho chút đá bào là được.

Ngoài ra, nếu muốn ly nước dâu tăng thêm hương vị thì bạn có thể cho vào đó một chút nước cốt chanh nhé.

Chút nước cốt chanh sẽ làm nước này trở nên thanh thanh, ít gắt cổ hơn

Một số trường hợp cần chú ý khi sử dụng:

Mặc dù nước dâu tằm thơm ngon, bổ dưỡng tuy nhiên một số người sau đây cần thận trọng khi sử dụng loại nước này hoặc tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Những người cần lưu ý khi sử dụng nước dâu bao gồm:

  1. Phụ nữ có thai.
  2. Những người đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin cần thận trọng khi ăn dâu tằm vì có thể gây hạ thấp đường huyết dưới mức bình thường.
  3. Những người đang dùng thuốc an thần, chống trầm cảm, điều trị bệnh gout…

Tác dụng phụ và trường hợp cá biệt:

Dị ứng với dâu tằm rất hiếm, nhưng phấn hoa từ cây đã được báo cáo là gây dị ứng ở những người nhạy cảm.

Những cá nhân nhạy cảm với phấn hoa cây bạch dương cũng có thể phản ứng với dâu tằm, đây là kết quả của phản ứng chéo.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số loại thực phẩm dinh dưỡng như rong nho Okinawa để có thể thay đổi thực đơn cho gia đình của mình.

Chủ Đề