Tỳ là gì trong cơ thể

Làm sao để biết tỳ vị của bạn có khỏe hay không?

Tỳ vị là 2 cơ quan có nhiều điểm gần gủi với hệ thống đường tiêu hóa của y học hiện đại (YHHĐ).

Vị được sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiểu trường, miệng trên gọi là "bí môn", miệng dưới gọi là "u môn", bí môn còn gọi là "thượng quản", u môn còn gọi là "hạ quản", cả ba vùng gọi là "vị quản". Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị, được vị làm chín nhừ, cho nên vị gọi là "đại thượng", là cái kho lớn, cái "bể chứa đồ ăn".

Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng, YHCT gọi là có công năng vận hóa. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Tỳ vị được quy nạp theo hành "Thổ" trong hệ thống ngũ hành (mộc, hỏa, thổ, kim, thủy) của triết học cổ đại phương đông. "Thổ" là mẹ đẻ ra vạn vật cũng giống như tỳ vị có chức năng hấp thu, chuyển vận chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, vai trò của tỳ vị trong hệ thống tạng tượng của YHCT là đặc biệt quan trọng.

Không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào, trái lại chức năng của tất cả các tạng tượng đều góp phần thực hiện chức năng của các bộ máy trên.

Ví dụ: chức năng tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa cần phải có vị để thu nạp làm ngấu nhừ thức ăn, có tỳ dễ hấp thu, chuyển vận, có đại trường để truyền tống chất cặn bã, có tâm để cung cấp nhiệt, có thận để dự trữ.. Như vậy, toàn thân chứ không phải từng tạng tượng.

Tuy nhiên, cho đến nay nhiều tài liệu YHCT cũng như trong nhận thức của nhiều thầy thuốc YHHĐ vẫn tồn tại một sự ngộ nhận cho rằng, tạng tượng học trong YHCT giống như giải phẫu học trong YHHĐ. Từ đó, họ không thể hiểu một cách chính xác nội dung tạng tượng học, thậm chí coi đó là giải phẫu học thô sơ, thiếu sót, nhiều sai lầm do khả năng nghiên cứu có giới hạn nhất định của các thời đại trước. Và nếu như vậy thì cần gì phải học tập thừa kế vì đã có giải phẫu học hiện đại rất tinh vi, đầy đủ, chính xác. Lẽ đương nhiên, phải thừa nhận rằng học thuyết tạng tượng quả thật là độc đáo nhưng khi đi sâu vào các cấu trúc của tạng tượng thì vẫn dừng lại ở trực quan, thiếu rất nhiều chi tiết về giải phẫu học, tế bào học, sinh lý, sinh hóa để đào sâu vào cơ sở vật chất và quá trình vận động của chúng trong từng tạng tượng. Bởi vậy, chủ trương kết hợp YHHĐ với YHCT để làm phong phú thêm nội dung của học thuyết tạng tượng là một điều rất cần thiết.

Bốn bộ phận cơ thể dưới đây sẽ cho bạn biết tỳ vị kém:

  1. Môi: Những người có tỳ vị yếu, môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.
  2. Mũi: Khô mũi, khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi, chảy máu mũi đa phần đều là do tỳ vị yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng tỳ vị không ổn.
  3. Mắt: Tỳ vị yếu dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến gan, gan biểu hiện ở mắt, vì thế mắt dễ bị mỏi, nhìn không rõ. Ngoài ra, tỳ và việc hấp thụ của cơ thể có quan hệ mật thiết, nếu mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng có thể là do vấn đề ở tỳ.
  4. Tai: Tỳ vị yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.

Chăm sóc tỳ vị bằng việc ấn huyệt Công Tôn

Tỳ là gì trong cơ thể

Huyệt Công Tôn là một trong những huyệt có liên quan đến tỳ có thể ức chế axit trong dạ dày, nếu bị nôn ra nước chua, có thể tăng nhu động của ruột non, tăng cường khả năng tiêu hóa, sau khi ăn xong mà khó tiêu... Hãy xoa huyệt này thì sẽ nhanh chóng xoa huyệt Công Tôn một lúc sẽ đỡ. Là thuốc chữa tỳ vị trên chính cơ thể, là cách chăm sóc tỳ vị rất tốt.