Tư mã ý vì sao chết

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Tư Mã Ý đã không báo thù mà còn có ý bảo vệ mộ phần của kẻ địch không đội trời chung!

  • Gia tộc của Tần Thủy Hoàng còn tồn tại không? Người mang 4 HỌ này có thể là con cháu của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
  • Trung Quốc có một HỌ "hẩm hiu" nhất, lịch sử chỉ xuất hiện một Hoàng đế mang họ này nhưng lại bị hậu thế sỉ nhục nghìn năm
  • Cái TÊN may mắn nhất Trung Quốc: 3 người phụ nữ mang tên này đều là phi tử của Hoàng đế tôn quý, có dung nhan lay động lòng người

Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các cuộc chiến tranh diễn ra triền miên, dân chúng lầm than, chư hầu khắp nơi lần lượt khởi nghĩa hòng xưng bá một phương.

Năm đó, Lưu Bị xưng đế đã ban hành chiếu dụ thiên tử, thề tiêu diệt Tào Tháo. Từ đó, Lưu Bị và Tào Tháo trở thành tử địch và đương nhiên, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng cũng là đối thủ không đội trời chung.

Gia Cát Lượng có tài năng hơn người, liệu sự như Thần, nên Lưu Bị đã ba lần hạ cố đến nhà tranh để cầu được gặp Gia Cát Lượng, mời ông xuống núi giúp khôi phục nhà Hán.

Trong khi đó, vai trò của Tư Mã Ý khi phụ vụ dưới trướng Tào Tháo không thực sự rõ ràng. Một phần vì ông chỉ miễn cưỡng phò tá Tào Tháo, một phần vì Tư Mã Ý là người thận trọng, luôn tránh gây sự chú ý không cần thiết. Đến khi Tào Phi lên nắm quyền, ông mới thật sự bộc lộ tài năng.

Gia Cát Lượng đã cùng Lưu Bị tranh đấu khắp bốn phương với khát khao thống nhất thiên hạ, nhưng sau đó lại qua đời vì lao lực trong hành trình Bắc phạt. Cuối cùng, Tư Mã Ý đã may mắn giành chiến thắng.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng chiến đấu với nhau cả đời. Cuộc đối đầu giữa hai vị thần tướng luôn bất phân thắng bại. Nếu Tư Mã Ý có thất bại thì chỉ là để đổi lấy thời gian, cho đến khi Gia Cát Lượng vì mệt nhọc mà sinh bệnh rồi qua đời.

Trong đó, Tư Mã Ý suýt bị Gia Cát Lượng dùng hỏa công mai phục giết chết trong trận Thượng Phương Cốc, nhưng đã may mắn thoát được trong biển lửa. Sau này, dòng họ Tư Mã đã thống nhất Tam quốc, sở hữu thiên hạ rộng lớn.

Suýt bị Gia Cát Lượng cướp đi một mạng, tại sao Tư Mã Ý không quật mồ kẻ thù cả đời của mình để báo thù cho đại hận?

Chiếu theo dòng chảy thời gian và diễn biến của lịch sử thời bấy giờ, chúng ta có thể giải thích cho nghi vấn này bằng 4 nguyên nhân:

Một, chết là hết. Trung Quốc từ xưa đã lấy lễ nghĩa làm đầu, coi trọng phép tắc, việc động chạm vào người đã chết là chuyện tày trời đáng bị trừng phạt. Hơn nữa, Gia Cát Lượng lại là trung thần đại tài để lại tiếng vang muôn nơi, nếu cả gan quấy phá linh cữu dưới mồ kia chắc chắn bị hậu nhân chỉ trích nghìn năm.

Hai, anh hùng làm bạn, tri kỷ khó tìm. Đối thủ lại càng là tri kỷ hiếm hoi khó có. Thời Tam quốc, còn ai có thể đáng làm đối thủ của Tư Mã Ý như Gia Cát Lượng? Mặc dù, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý lúc nào cũng muốn giết nhau trong những trận chiến, nhưng đó cũng chỉ là vì đại sự làm trọng. Rời khỏi cuộc chiến và sự nghiệp thì hai người không có lý do để tiếp tục đấu đá.

Ba, lấy đức để trị thiên hạ. Nếu Tư Mã Ý dám quật mồ Gia Cát Lượng thì xem như ông không còn tư cách để cai trị thiên hạ, mất lòng dân chúng, để lại tiếng xấu muôn đời.

Bốn, cảm ơn Gia Cát Lượng! Sự tồn tại của Gia Cát Lượng đã tạo nên giá trị của Tư Mã Ý. Nếu không có Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý có lẽ chỉ là một chư hầu bình thường, không hơn không kém!

Lòng trung thành của Gia Cát Lượng và sự ngoan cường của Tư Mã Ý được hậu thế ca tụng. Cả hai người đều là nhân vật lớn của thời Tam quốc. Nếu năm đó Tư Mã Ý mạo phạm đến mộ của Gia Cát Lượng thì tổ mộ của dòng họ Tư Mã cũng bị hậu nhân “khai quật”.

“Oan oan tương báo, bao giờ mới hết”. Tư Mã Ý thâm minh đại nghĩa đã sử dụng một vài biện pháp nhất định để bảo vệ mộ phần của Gia Cát Lượng trong thời điểm đó. Cuối cùng, mộ của vị thần tướng lẫy lừng trong lịch sử đã trở thành cổ tích văn vật được giữ gìn hoàn chỉnh có ý nghĩa lịch sử to lớn của Trung Quốc.

[Nguồn: Sohu]

//afamily.vn/suyt-bi-gia-cat-luong-giet-chet-trong-bien-lua-tu-ma-y-khong-dam-quat-mo-ky-phung-dich-thu-de-bao-thu-vi-4-nguyen-nhan-20220204160414505.chn

Gia tộc của Tần Thủy Hoàng còn tồn tại không? Người mang 4 HỌ này có thể là con cháu của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

Tam Quốc là một thời kỳ lịch sử nhiều biến động. Nhiều cuộc chiến liên tiếp xảy ra và đỉnh cao là những màn đấu trí và lực giữa ba tập đoàn chính trị mạnh nhất, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Ba thế lực với tham vọng thống nhất thiên hạ nhưng cuối cùng người chiến thắng lại là gia tộc Tư Mã, với sự đóng góp quan trọng của Tư Mã Ý.

Cả đời ẩn nhẫn chờ thời cơ, Tư Mã Ý có thể được coi là một trong những chiến lược gia xuất sắc nhất trong Tam Quốc. Tư Mã Ý phục vụ và chịu đựng ba đời nhà họ Tào, thậm chí có thể vượt qua mối nghi ngờ của Tào Tháo. Ông cũng được coi là một kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, thừa tướng của Thục Hán và cũng là một trong những quân sư kỳ tài bậc nhất Tam Quốc.

Tư Mã Ý được coi là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng trong Tam Quốc.

Người xưa có câu "long tranh hổ đấu". Nếu như Gia Cát Lượng được mệnh danh là "Ngọa Long", thì Tư Mã Ý có biệt hiệu là "Chủng Hổ". Chính biệt hiệu này đã nói lên tính cách và con người Tư Mã Ý. Bởi "Chủng Hổ" ý chỉ rằng tính cách hung ác, nham hiểm và con hổ này có thể lao đến tấn công bất cứ lúc nào.

Trên thực tế, suốt mấy chục năm ẩn mình dưới trướng của Tào Ngụy, đến tuổi 70, Tư Mã Ý mới thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực đầy ngoạn mục. Theo đó, dưới sự hoạch định cẩn thận của Tư Mã Ý, quyền lực của Tào Ngụy được chuyển giao cho gia tộc Tư Mã, đặt nền móng vững chắc cho con cháu lập ra nhà Tấn sau này.

Năm 251, Tư Mã Ý sinh bệnh rồi qua đời. Trước khi mất, ông đã cẩn thận căn dặn con cháu không được xây mộ, không trồng cây, không chôn theo đồ dùng quý giá, không cho người khác chôn chung.

Với cương vị là một thừa tướng quyền lực của Tào Ngụy, lẽ ra Tư Mã Ý phải được chôn cất một cách hoàng tráng. Nhưng Tư Mã Ý lại chọn chôn cất đơn giản, không đồ tùy táng. Điều này quả là kỳ lạ.

Đặc biệt, Tư Mã Ý còn nhiều lần dặn dò con cháu rằng đừng quét dọn mộ của ta. Vì sao?

Tư Mã Ý không cho con cháu đi tảo mộ?

Tư Mã Ý dặn con cháu không được đi tảo mộ của ông.

Theo các chuyên gia, hóa ra Tư Mã Ý cố tình dặn đi dặn lại con cháu không được đến quét dọn mộ của ông là vì chính bài học xương máu trong quá khứ.

Sự sắp đặt kỳ lạ của Tư Mã Ý trước khi qua đời được cho là có liên quan đến "sự biến lăng Cao Bình". Cuộc đảo chính này cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Tư Mã Ý.

Cụ thể, năm 249, Ngụy đế Tào Phương cùng với Tào Sảng, quyền thần của nhà Ngụy, đến lăng Cao Bình để bái tế mộ Minh đế. Lúc bấy giờ, Tư Mã Ý chớp lấy cơ hội này để phát động một cuộc đảo chính, nắm quân quyền ở kinh thành Lạc Dương, đồng thời ép Tào Sảng phải đầu hàng.

Tào Sảng tưởng rằng nếu đầu hàng thì vẫn có thể thụ hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý. Đáng tiếc, Tào Sảng đã lầm. Bởi Tư Mã Ý nuốt lời và ra lệnh hành quyết phe cánh của Tào Sảng cùng họ hàng vì tội danh mưu phản.

Sự biến lăng Cao Bình là bước ngoặt để gia tộc Tư Mã chính thức nắm toàn bộ quyền lực của Tào Ngụy, biến hoàng đế họ Tào chỉ còn trên danh nghĩa.

Nguyên nhân không ngờ

Sở dĩ cuộc đảo chính lăng Cao Bình có thể thành công chính là vì lý do tảo mộ và bị đánh úp từ phía sau. Do là người trong cuộc và từng trải qua, nên Tư Mã Ý lo lắng người khác sẽ có thể làm theo.

Đến lúc đó, khi con cháu Tư Mã Ý đang sửa sang, quét dọn lăng mộ của ông thì những kẻ mưu phản cũng đã dàn dựng một cuộc đảo chính. Chính vì vậy, trước khi qua đời, Tư Mã Ý không cho phép con cháu đi bái tế, sửa sang lại lăng mộ của mình, cũng là ngầm ngăn chặn bi kịch có thể xảy ra.

Tư Mã Ý lo sợ họa sát thân sẽ xảy ra với con cháu của mình.

TIN LIÊN QUAN

  • Trước khi mất, Gia Cát Lượng bí mật để lại một vị tướng, Lưu Thiện không dùng: Sai lầm lớn

  • Hơn 10 xác ướp tự nhiên ở Colombia khiến chuyên gia tranh cãi: Bí mật từ đất hay trái cây?

Trong tâm lý học có một hiện tượng gọi là "hiện ứng phóng chiếu", tức là khi bạn đối xử với người khác như thế nào thì bạn cũng sẽ lo lắng người khác đối xử với mình như thế. Trước khi qua đời, đây chính là loại tâm lý của Tư Mã Ý.

Gần 2.000 năm sau khi xảy ra sự biến lăng Cao Bình và Tư Mã Ý cũng ra đi chừng ấy thời gian. Nhiều chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu về nguyên nhân Tư Mã Ý lại không cho con cháu của mình đi tảo mộ, quét dọn lăng mộ. Thậm chí, lăng mộ của Tư Mã Ý ở đâu vẫn còn là một ẩn số lớn với hậu thế. Nhưng với những suy đoán trên, nhiều khả năng Tư Mã Ý di ngôn lại như vậy nhằm bảo vệ cho hậu duệ sau này.

Cả đời thận trọng tính toán, che giấu tham vọng xưng bá thiên hạ, không ngờ ngay trước khi qua đời, Tư Mã Ý vẫn có mưu sâu. Hơn nữa, mưu kế ngầm này lại trở thành bài toán thách thức hậu thế suốt hàng nghìn năm qua. Tư Mã Ý quả không hổ danh là một trong những nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử Tam Quốc.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Qulishi

Xem thêm:

Tin liên quan

Kỳ phùng địch thủ khiến ái tướng của Tào Tháo phải kiêng nể: Mãnh tướng này là ai?

//soha.vn/truoc-khi-chet-can-dan-tuyet-doi-khong-lam-viec-nay-tu-ma-y-am-tham-cuu-song-hau-due-20220309011833782.htm

Video liên quan

Chủ Đề