Trường học là đơn vị gì


Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT. Ảnh: Thế Dương

50 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc gồm: Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kiên Giang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Mở Hà Nội [Viện Đại học Mở Hà Nội], Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Xây dựng, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Hữu nghị 80, Trường Hữu nghị T78, Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học, Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm số lượng đơn vị, tinh giản biên chế, tăng cường tự chủ./.

Tìm hiểu đơn vị sự nghiệp công lập là gì và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập. So sánh đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập tường tận nhất.

Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định..

Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự [sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ].

– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Ví dự như: Trường Đại học Công nghiệp trực thuộc Bộ công thương là đơn vị sự nghiệp công lập. Bệnh viện 115 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh…Các đơn vị nghiên cứu, sự nghiệp [nghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục [bệnh viện, trường, viện nghiên cứu]… Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì [Ảnh minh họa] 

So sánh đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập

Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước [trực tiếp hay gián tiếp]. Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy, không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này.

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp có hai loai :

Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn

Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn

Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.

2.1. Theo tiêu chí mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

– Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:

Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

– Luật Viên chức năm 2010 quy định 2 loại đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.

2.2. Xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành 5 loại sau:

– Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;

– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm:

– Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ [các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí. Trung tâm thông tin hoặc tin học. Trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện]. Và các đơn vị sự nghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Chủ Đề