Trường đại học điểm thấp có sao không năm 2022

Mùa tuyển sinh năm 2022, các trường đại học, cao đẳng chưa công bố điểm chuẩn vào trường. Chính vì thế, trong nội dung bài viết trường đại học lấy điểm thấp ở Hà Nội 2022, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin các trường có điểm chuẩn dưới 20 ở các mùa tuyển sinh trước đó để phụ huynh và các em học sinh có thể xác định nộp vào trường nào.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có các ngành lấy điểm chuẩn 16, tại tất cả tổ hợp, thấp nhất trong 39 ngành đào tạo là ngành Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhiều ngành có điểm chuẩn dưới 20 như Triết học, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Chính trị học chuyên ngành quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa…

Tuy nhiên, vào năm 2020, điểm chuẩn của trường này tăng tương đối cao so với mặt bằng chung các trường trên cả nước. Vì vậy nếu thật sự có nguyện vọng muốn học ngôi trường này thì cần phải cân nhắc học lực để đưa ra sự lựa chọn an toàn, chính xác.

Đại học Văn hóa Hà Nội

Vào năm 2020, một số ngành của trường này có điểm chuẩn ở mức dưới 20 như: Quản lý văn hóa – Quản lý di sản văn hóa, Thông tin thư viện, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản lý văn hóa – Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật, Quản lý văn hóa – Chính sách văn hóa quản lý nghệ thuật, Văn hóa các DTTS [dân tộc thiểu số] Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hóa vùng DTTS…

Các ngành Quản lý nhà nước về gia đình, Bảo tàng học, Kinh doanh xuất bản phẩm có điểm chuẩn thấp nhất là 15.

Đại học Mở Hà Nội

Đại học Mở Hà Nội là lựa chọn hợp lý dành với những thí sinh thắc mắc đạt 20 điểm khối D nên chọn trường nào ở Hà Nội bởi đây là ngôi trường được đánh giá có chất lượng đào tạo tốt, điểm chuẩn lại nằm ở tầm trung. Nếu như được 18 – 20 điểm thì bạn hoàn toàn có thể chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa. Hoặc có thể chọn ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học….với điểm chuẩn từ 15 – 17,5 điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng là một ngôi trường phù hợp cho những thí sinh có mức 18, 19, 20 điểm khối D. Vào năm 2020, ngôi trường này có mức điểm chuẩn từ 15 – 18.5 điểm đối với các ngành như: Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế nông nghiệp, Công nghệ thực phẩm [Công nghệ thực phẩm, Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm] và rất nhiều ngành nghề khác.

Đại học Thủy Lợi

Đây là ngôi trường đào tạo rất nhiều ngành nghề và có mức điểm chuẩn năm 2020 từ 15-22,75, cao nhất là ba ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.

Nhóm các ngành có điểm chuẩn trên 20 còn có Kỹ thuật ôtô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Quản trị kinh doanh, Kế toán và Kinh tế. Ngưỡng trúng tuyển các ngành còn lại chủ yếu 15-18. Năm 2019, Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất 19,5. Hai ngành khác lấy trên 19 là Kế toán và Quản trị kinh doanh, đều tăng khoảng 1,5 so với năm 2018. Ở nhóm có đầu vào thấp, 12/25 ngành lấy mức 14.

Đại học Công đoàn

Đây cũng là ngôi trường đào tạo các ngành từ xã hội học đến các lĩnh vực thuộc kinh tế ở mức điểm chuẩn dưới 20. Năm 2020, điểm chuẩn các ngành của trường dao động 14,5 – 23,25 điểm. Bên cạnh các ngành có điểm chuẩn ở ngưỡng 22-23, Đại học Công đoàn có bốn ngành lấy 14,5 và 15 điểm, trong đó Quan hệ lao động, Bảo hộ lao động và Xã hội học thấp nhất.

Đại học Lao động Xã hội

Trường Đại học Lao động – Xã hội có mức điểm khá thấp, chỉ từ 14 đến 21 điểm.

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải là nơi đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật xây dựng. Dù vậy, trường vẫn có một số ngành khác thuộc kinh tế xây dựng. Điểm trúng tuyển vào các ngành học của trường này năm 2020 có nhiều mức khác nhau. Giữa ngành có điểm chuẩn cao nhất với ngành có điểm chuẩn thấp nhất cách nhau 9 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là 24 điểm [logistics và quản lý chuỗi cung ứng], những ngành có điểm chuẩn thấp nhất là 15 điểm.

Một số ngành có điểm chuẩn dưới 20 như Kế toán, hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu…

Học viện Chính sách và phát triển

Học viện chủ yếu đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Mức điểm của trường nằm ở mức trung bình từ 19-20 rất phù hợp cho những bạn trẻ học lực khá.

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường top đầu khu vực Hà Nội. Năm 2020, ngành Triết học [khối A00] và Ngành Công nghệ Thông tin[A00] có điểm chuẩn thấp nhất với 16 điểm. Ngành Giáo dục mầm non sư phạm tiếng Anh lấy 19 điểm; Giáo dục đặc biệt 19,15 điểm; Sư phạm Tin học 19,5 điểm; Sư phạm Lịch sử 19,95 điểm; Sư phạm tiếng Pháp 19,34 điểm; Sư phạm công nghệ 18,55 điểm; Chính trị học 18 điểm…

Đại học Nội vụ Hà Nội

Năm 2020, điểm trúng tuyển Đại học Nội vụ Hà Nội từ 14,5 đến 23, cho các ngành học của trường. Các ngành như Luật, Văn hóa học [Chuyên ngành Du lịch và truyền thông], Quản lý nhà nước đều có mức điểm trúng tuyển từ 16 đến 20 điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có điểm chuẩn xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 15-18,5, trong đó hầu hết ngành lấy 15-16.

Nhóm ngành Sư phạm Công nghệ lấy cao nhất 18,5, hai ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Nông nghiệp công nghệ cao cùng lấy 18. Đây là 3/25 nhóm ngành có ngưỡng trúng tuyển từ 18 trở lên, còn lại đều lấy 15-16 điểm.

Trên đây là nội dung bài viết trường đại học lấy điểm thấp ở Hà Nội 2022, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Ngày 2/8, hơn 200 trường đại học trên cả nước đã hoàn thành công bố điểm sàn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Điểm sàn [còn gọi là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào] không phải điểm chuẩn [hay điểm trúng tuyển]. Đây là mức tối thiểu thí sinh cần đạt để có thể đăng ký xét tuyển vào ngành hoặc trường đại học đó. Sau quá trình xét tuyển, trường đại học sẽ đưa ra điểm chuẩn của từng ngành, và ngưỡng này không được thấp hơn điểm sàn.

Tại phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn thường được tính theo thang 30, là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp và điểm ưu tiên. Tại một số ngành chú trọng ngoại ngữ hoặc các môn năng khiếu đặc thù, số ít ngành sẽ tính điểm sàn theo thang 40, nhưng đa số vẫn quy về thang 30.

Trước đây, điểm sàn của tất cả trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nhưng từ năm 2018, chỉ các ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe cấp chứng chỉ hành nghề được Bộ đặt ngưỡng đầu vào, còn lại do các trường quyết định.

Theo nhiều chuyên gia, xét mặt bằng chung, điểm sàn đại học năm nay tương đối ổn định, nếu có chỉ tăng nhẹ 0.5-1 điểm, không biến động lớn so với năm ngoái. Điều này thể hiện ngay ở ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sư phạm, sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Cụ thể, nhóm sư phạm lấy điểm sàn 19, riêng các ngành giáo dục thể chất, nghệ thuật 18. Với các ngành sức khỏe, điểm sàn từ 19 đến 22, cao nhất là Y khoa và Răng - Hàm - Mặt. Tại cả hai nhóm ngành, điểm sàn được Bộ quy định không thay đổi so với hai năm trước, được các chuyên gia đánh giá hợp lý.

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ ổn định điểm sàn sư phạm, sức khỏe, hầu hết các trường đại học cũng lấy ngưỡng đầu vào bằng mức này, chỉ số ít trường top đầu lấy cao hơn. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất 21,5 tại ngành Sư phạm Hóa học [dạy bằng tiếng Anh], còn lại 18-21. Trường Đại học Y Hà Nội, Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng lấy 23 điểm cho các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền, cao hơn ngưỡng của Bộ 1 điểm.

Ngoài nhóm sư phạm và sức khỏe, các đại học top đầu hoặc ngành hot tại các trường top giữa cũng lấy điểm sàn cao, dao động 23-26 điểm. Nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh cần đạt khoảng 7,5-8,5 điểm mỗi môn [mức khá, giỏi] mới đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Với nhóm trường kỹ thuật, ngành Robot và trí tuệ nhân tạo [hệ Nhân tài], trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, có mức điểm sàn xét tuyển lên tới 26. Trường Đại học Công nghệ thông tin [Đại học Quốc gia TP HCM] lấy điểm sàn 23 cho mọi ngành đào tạo, bằng Bách khoa Hà Nội. Tại hai trường Đại học Thủy lợi, Công nghiệp Hà Nội, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phổ biến 20-21, riêng Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 23.

Năm ngoái, các trường này cũng có mức sàn cao nhất ở ngưỡng 23 và điểm chuẩn tập trung 25-27 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính [IT 1] của trường Đại học Bách khoa Hà Nội lấy ngưỡng trúng tuyển 28,43 điểm.

Giữa tháng 7, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đưa ra nhận định Công nghệ thông tin, Tự động hóa là nhóm có các ngành hot, cạnh tranh cao. Do đó, để tuyển chọn được sinh viên chất lượng, đáp ứng chương trình đào tạo khắt khe và cung cấp cho thị trường nguồn lao động chất lượng cao, các trường đại học có xu hướng nâng chuẩn đầu vào.

Ở nhóm trường Kinh tế, trường Đại học Ngoại thương "đầu bảng" với điểm sàn 23,5 cho mọi ngành tại trụ sở Hà Nội và cơ sở TP HCM. Mức này đã "soán ngôi" 23 điểm năm ngoái, vốn được coi là mức sàn cao kỷ lục của Ngoại thương. Theo dự đoán của chuyên gia, việc trường Ngoại thương tăng điểm sàn có thể dẫn tới điểm chuẩn tăng nhẹ so với năm ngoái, dù mức thấp nhất năm 2021 đã là 28,05.

Trường Đại học Kinh tế lấy điểm sàn 23 cho mọi ngành và chương trình đào tạo, cao hơn 3 điểm so với ngưỡng sàn chung mà Đại học Quốc gia Hà Nội quy định với các trường, khoa thành viên.

Tương tự với các trường quân đội - nhóm đặc thù với những yêu cầu đầu vào khắt khe, Học viện Kỹ thuật quân sự có điểm sàn cao nhất, từ 20 đến 24,5. Mức 24,5 áp dụng với thí sinh nữ ở miền Bắc, xét tuyển bằng tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa] hoặc A01 [Toán, Lý, Anh].

Bên cạnh các ngành, trường "cao ổn định", một trường hợp tăng vượt trội so với năm ngoái là trường Đại học Quy Nhơn. Tại sáu ngành Sư phạm Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý của trường, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào lên tới 28,5 [trung bình 9,5 điểm mỗi môn nếu không có điểm cộng].

Lý giải điều này, TS Lê Xuân Vinh, Trưởng Phòng Đào tạo Đại học, trường Đại học Quy Nhơn, cho biết điểm sàn lên tới 28,5 là do chỉ tiêu tuyển sinh của sáu ngành này rất ít, chỉ 8-19 mỗi ngành theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, để đảm bảo tuyển đúng, đủ chỉ tiêu được giao, trường Đại học Quy Nhơn đã lấy điểm sàn cao hẳn. "Mức sàn này được đưa ra dựa trên số lượng thí sinh có thể đạt được năm ngoái", ông Vinh nói.

Ở chiều ngược lại, một số ngành, trường lấy điểm sàn 14-15, nghĩa là thí sinh chỉ cần đạt trung bình 4,5-5 điểm mỗi môn, không cần điểm cộng, là đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Điểm sàn thấp chủ yếu rơi vào các ngành truyền thống, nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm không nhiều, khó tuyển sinh.

Các ngành Địa chất học, Khí tượng và khí hậu học, Thủy văn học, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững [trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM] và tất cả ngành của trường Đại học Xây dựng miền Tây lấy điểm sàn 14. Mức sàn 15 phổ biến hơn, là ngưỡng đầu vào của Phân hiệu trường Đại học Nông lâm TP HCM tại Ninh Thuận và nhiều ngành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Y tế công cộng...

Như các năm trước, các ngành lấy điểm sàn thấp thường có điểm chuẩn cũng không cao, chỉ bằng hoặc hơn sàn 1-2 điểm.

Tuy nhiên, nhìn chung điểm sàn chỉ là điều kiện cần, không phải ngưỡng trúng tuyển. Các chuyên gia cảnh báo thí sinh cần tham khảo chênh lệch "sàn-chuẩn" các năm trước của ngành yêu thích để lựa chọn phù hợp, bởi đôi khi sàn ở mức trung bình nhưng điểm trúng tuyển vẫn cao.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt nhấn mạnh điều này. Ông lấy ví dụ điểm sàn 2021 của trường Sư phạm là 19 nhưng điểm chuẩn ngành tiếng Anh lấy tới 28 điểm, Toán học bằng tiếng Anh 27,7.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 tại trường THPT Võ Thị Sáu [quận Bình Thạnh, TP HCM], ngày 7/7/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Cũng đưa ra khuyến cáo tương tự, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng thí sinh cần cẩn trọng khi đăng ký nguyện vọng. Chỉ những ngành học nào số hồ sơ đăng ký không cao, những ngành không "hot" thì điểm chuẩn mới có thể tương đối sát với điểm sàn, ví dụ các ngành khoa học cơ bản như Triết học, Lịch sử,... Còn với những ngành đang "hot" hiện nay như Công nghệ thông tin, điểm sàn rất khó sát với điểm chuẩn.

Ví dụ, ngành Công nghệ thông tin có điểm sàn là 22, có nghĩa tất cả thí sinh từ 22 điểm trở lên có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành này nhưng không đồng nghĩa tất cả thí sinh nộp sẽ trúng tuyển. Các trường đại học sẽ xét điểm của tất cả thí sinh đã đăng ký, lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

"Có thể 1.000 thí sinh nộp hồ sơ nhưng chỉ lấy 100 em có điểm cao nhất. Như vậy, dù điểm sàn là 22, điểm trúng tuyển có thể lên tới 27. Thí sinh đặt hồ sơ vào ngành nào càng đông, khoảng cách giữa điểm sàn và điểm chuẩn lại càng lớn", ông Đức phân tích.

Cũng vì lý do trên, ông Đức khuyên thí sinh nên căn cứ vào điểm chuẩn năm trước của các ngành, các trường; phổ điểm các tổ hợp và chỉ tiêu năm nay của các trường để xác định mức điểm của mình có "an toàn" hay không thay vì dựa vào điểm sàn.

Năm nay, gần 1 triệu thí sinh đã tham dự kỳ thi THPT, ít hơn khoảng 12.000 so với số lượng đăng ký. Trong đó, hơn 860.000 thí sinh thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học. Hiện [từ 22/7 đến 20/8], thí sinh đang đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến.

Thanh Hằng - Dương Tâm

Video liên quan

Chủ Đề