Trồng 2 răng hàm giá bao nhiêu

Hiện nay, niềng răng được nhiều bạn trẻ đón nhận và thực hiện, tuy nhiên những bạn đang niềng răng thắc mắc niềng răng có đi nghĩa vụ quận sự không?. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.Niềng răng là gì? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng bao gồm: mắc cài, dây cung, dây thun hoặc khay niềng để dịch chuyển răng về đúng vị trí và hướng mọc của răng nhằm khắc phục các vấn đề sau:Sai lệch khớp cắn: Khớp cắn chéo, khớp cắn ngược và khớp cắn hở,...Răng mọc lệch lạc: Răng khấp khểnh, răng hô, răng móm,…Sau khi niềng, các răng trên khuôn hàm được cân chỉnh về đúng vị trí giúp bạn sở hữu nụ cười đẹp rạng rỡ, tự tin và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, quá trình niềng răng cũng có thể gây ra một số khó khăn như:Đau nhức răng: Kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu tiên, sau đó sẽ giảm dần.Xước niêm mạc: Do hệ thống mắc cài và dây kim loại gây xước niêm mạc má.Kích ứng, dị ứng: Do cơ địa không hợp với chất liệu khí cụ niềng răngKhó vệ sinh: Do đeo khí cụ niềng răng làm thức ăn bám đọng nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần mất nhiều thời gian vệ sinh răng miệng hơn so với bình thường.Theo các chuyên gia nha khoa, những vấn đề nêu trên chỉ là các triệu chứng tạm thời, không có ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe tổng thể. Vậy nên, niềng răng không gây cản trở cho quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày.Niềng răng có đi nghĩa vụ quân sự không?Niềng răng không được xếp vào dạng bệnh lý, những người đang niềng răng luôn cần được sự chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ.Đi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ mà nam thanh niên Việt Nam khi đến tuổi đều phải thực hiện. Khoảng thời gian này kéo dài 2 năm và cần trải qua thời gian huấn luyện nặng đòi hỏi người lính cần có nền tảng sức khỏe tốt. Cho nên, những bệnh lý về răng sẽ cản trở họ tham gia các hoạt động rèn luyện. Theo quy định của Pháp luật nước ta đã đề rõ những trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự [đối với các vấn đề về răng miệng] như sau:STTTên bệnhTình trạng1Răng sâuBệnh lý và u vùng mặt2Mất răng– Mất 5 – 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răngcửa, sức nhai còn trên 50%– Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặcrăng cửa, sức nhai còn dưới 50%3Viêm lợiViêm loét mạn tính4Viêm quanh răng [viêm nha chu]– Viêm quanh răng từ 6 – 11 răng trở lên, răng lung lay độ 2 – 3 – 4– Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên5Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng– 5 – 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: Đang còn viêm; Đã điều trị ổn định– Trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng6Biến chứng răng khônCó biến chứng răng khôn7Viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡiViêm loét mạn tính8Viêm tuyến nước bọt– Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định– Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định9Viêm khớp thái dương hàmViêm mạn tính10Khe hở môi, khe hở vòm miệngChưa phẫu thuật11Xương hàm gãyĐang được điều trị hoặc chưa điều trị12Khe hở môi, khe hở vòm miệngKhe hở vòm mềm; Khe hở vòm toàn bộ13Bệnh lý và u vùng mặtU lành đã phẫu thuật ổn định có biến dạng vùng mặt [u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch…]Như vậy, theo các trường hợp trên thì niềng răng không nằm trong trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, nếu bạn đang niềng răng và đủ điều kiện sức khỏe cùng một số yếu tố khác vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự như bình thường.Như vậy với những thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi niềng răng có đi nghĩa vụ quân sự được không? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề răng miệng thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo các phương thức sau:THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: //www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: //nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Răng sứ có bị mòn không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng sứ được biết đến có độ bền khá cao, có thể kéo dài đến 25 năm nếu bạn có chế độ chăm sóc tốt. Tuy nhiên nhiều khách hàng thắc mắc răng sứ có bị mòn không?. Vậy để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.Răng sứ có bị mòn không?Những chiếc răng sứ chất lượng trên thị trường hiện nay đều được làm từ vật liệu cao cấp và có độ cứng rất cao. Do đó, chúng không chỉ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn có khả năng ăn nhai rất tốt. Vậy bọc răng sứ có bị mòn không?Răng sứ có bị mòn không? việc này hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng của mỗi người. Chỉ cần biết cách bảo vệ răng sứ phù hợp, răng sứ sẽ ít bị mài mòn và hoàn toàn có thể sử dụng được lâu dài.Những chiếc răng toàn sứ được cấu tạo từ 100% phôi sứ nguyên chất nên có độ bền là khá tốt. Về nguyên lý, chúng dường như sẽ không bị mài mòn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ. Tình trạng răng sứ bị mòn gây ra những khó chịu như:Bạn sẽ cảm thấy những cơn ê buốt rõ rệt khi sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc ngay cả khi ăn nhai bình thường.Một khi mà răng sứ bị mòn mặt nhai sẽ làm cho tủy răng được bảo vệ bên trong bị tổn thương, thậm chí còn có thể có nguy cơ chết tủy.Tính thẩm mỹ bị giảm sút vì các chiếc răng sứ bị mòn mặt nhai sẽ ngắn hơn so với những răng còn lại, đồng thời ngà răng bên trong có thể bị lộ ra ngoài cũng sẽ khiến cho màu sắc của răng trông như bị ố vàng.Nguyên nhân làm cho răng sứ bị mònCó rất nhiều nguyên nhân làm cho răng sứ bị mòn: Các thức ăn lên men, thực phẩm chua sẽ có khả năng làm bào mòn men răng.Tật nghiến răng khi ngủ sẽ gây mòn mặt nhai của răng hàm.Các thói quen xấu như: cắn móng tay, dùng răng để mở nắp chai, nhai vật cứng,… cũng có thể làm vỡ mẻ men răng sứ.Nếu bạn uống ít nước hoặc mắc một số bệnh lý dẫn đến bị khô miệng. Khi đó, nước bọt tiết ra ít khiến cho acid bám trên răng lâu hơn, làm tăng nguy cơ mòn răng lên nhiều lần.Việc bạn đánh răng quá nhiều lần trong ngày, sử dụng bàn chải lông quá cứng, chải răng quá mạnh theo chiều ngang có thể gây ra tình trạng mòn cổ răng sứ.Thói quen nhai 1 bên: Việc ăn nhai không đồng đều các bên trong cung hàm dẫn tới tình trạng một bên phải chịu lực ma sát lớn, khi bạn sử dụng răng sứ ở bên này thì tình trạng mòn răng sẽ rất dễ xảy ra.Thường xuyên uống nước ngọt có ga: Các thành phần có trong loại đồ uống này sẽ gây nên mòn răng. Các chất này không chỉ gây mòn răng sứ mà ngay cả răng thật cũng bị ảnh hưởng tương tự.Một số yếu tố khác: Sai khớp cắn, bị trào ngược dạ dày, ăn quá nhiều trái cây giàu axit như cam, quýt, bưởi,…Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị mònNếu răng sứ của bạn bị mòn thì bạn cần đi thăm khám với bác sĩ nha khoa để xác định rõ nguyên nhân. Dựa trên các nguyên nhân đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn cách khắc phục cho từng trường hợp cụ thể:Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Đây là một biện pháp khắc phục răng sứ bị mài mòn rất hiệu quả. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi sự kiên trì của bạn. Bạn phải từ bỏ hoặc hạn chế các thực phẩm, đồ uống như: trái cây giàu axit, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga,… Đồng thời, bạn cũng phải tập nhai đều cả hai bên hàm để giảm áp lực cho bên hàm còn lại.Đeo máng nhai: Máng nhai là một dụng cụ giúp ngăn chặn tình trạng răng bị mài mòn do nghiến răng hoặc tình trạng trào ngược dạ dày. Máng nhai sẽ giữ cho răng cách ly khỏi axit dạ dày khi trào ngược. Thay đổi cách vệ sinh răng miệng: Bạn không nên sử dụng bàn chải lông cứng khi bọc răng sứ. Ngoài ra, hãy chải răng với lực vừa phải và kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng.Làm răng sứ mới: Đây là biện pháp khắc phục răng sứ bị mòn triệt để nhất. Lúc này, phần mão sứ cũ sẽ được tháo ra và thay thế bằng mão răng sứ mới với chất lượng tốt, độ bền cao hơn. Cách hạn chế tình trạng mòn răng sứ? Hãy lưu ý một vài cách sau đây để đảm bảo tuổi thọ răng sứ được tốt nhất: Chọn địa chỉ nha khoa tin cậy để trồng răng sứ: Một nha khoa uy tín sẽ lựa chọn cho bạn dòng răng sứ chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng với mức giá răng sứ tốt, ngoài ra, việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào điều trị, kết hợp với bác sĩ có tay nghề cao sẽ giúp cho chất lượng răng sứ được đảm bảo. Chăm sóc răng miệng khoa học: Hầu hết mọi người đều ý thức được việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách vệ sinh sao cho đúng. Bạn cần điều chỉnh ngay từ việc sử dụng các dụng cụ như: bàn chải lông mềm, máy tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng… Thay đổi các thói quen xấu: Như đã nói ở trên, việc uống nước có ga, bánh kẹo sẽ làm cho răng sứ bị giảm tuổi thọ. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định trồng răng sứ cần loại bỏ ngay các thói quen này, và bỏ các thói quen như nghiến răng, đẩy lưỡi, hoặc đeo máng nhai khi ngủ để tránh làm mòn răng sứ. Thăm khám định kỳ: Nha sĩ sẽ chỉ định bạn thăm khám định kỳ răng miệng từ 4 – 6 tháng/lần để kiểm tra chất lượng của răng và sớm phát hiện và khắc phục những vấn đề nếu có. Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo cho tuổi thọ của răng sứ được kéo dài lâu nhất.Như vậy với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi răng sứ có bị mòn không?. Mong rằng những thông tin trên đây giúp ích được bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề răng miệng của bạn đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo các liên hệ sau:THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: //www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: //nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Răng sứ kim loại có tuổi thọ bao lâu? Mẹo giúp răng tuổi thọ răng sứ

Bọc răng sứ kim loại là một phương pháp bọc răng sứ có lâu từ trước đây vẫn được khá nhiều khách hàng sử dụng. Vậy răng sứ kim loại có tuổi thọ bao lâu? Có mẹo nào giúp tăng tuổi thọ răng sứ không?.Vậy để giải đáp vấn đề này, bạn hãy cùng xem các chuyên gia tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN giải đáp vấn đề này ngay bên dưới nhé.Bọc răng sứ kim loại có mấy loại?Hiện nay, răng sứ kim loại trong phục hình răng thẩm mỹ có 3 loại phổ biến sau đây:Răng sứ kim loại thườngPhần sườn bên trong được làm từ hợp kim còn phần bên ngoài được làm bởi nhiều lớp sứ nung nhiều lần ở nhiệt độ cao. Loại răng sứ kim loại này đảm bảo tính thẩm mỹ tương đối cho người sử dụng với độ an toàn cao. Tuy nhiên răng sứ có kim loại dễ bị axit trong môi trường khoang miệng, có khả năng làm đen viền nướu.Răng sứ titanPhần sườn được làm từ hợp kim Niken, Crom và Titan và phần bên ngoài được bao bọc bởi nhiều lớp sứ. Chất liệu này không gây kích ứng, biến dạng, dễ dàng tương thích với nướu nhưng lại dễ bị oxy hóa do dịch nước bọt.Răng sứ kim loại quýPhần sườn của loại này được làm từ một kim loại quý hiếm như bạc, vàng, platin,… Phần vỏ được phủ bằng nhiều lớp sứ chồng lên nhau, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Loại răng sứ này có độ bền chắc, tuổi thọ cao và rất hiếm khi bị oxi hóa tuy nhiên thì giá cả của loại răng sứ này khá đắt và không ổn định.Răng sứ kim loại có tuổi thọ bao lâu?Theo các chuyên gia trong nha khoa, răng sứ kim loại sử dụng được trong khoảng từ 7 tới 10 năm. Nguyên nhân mà răng sứ kim loại có tuổi thọ thấp hơn so với các dòng răng sứ khác là vì đặc trưng của kim loại không thể tránh được việc dễ bị kích ứng răng nướu. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đen viền nướu. Tuy nhiên tuổi thọ răng sứ kim loại ngắn hay dài sẽ dựa vào cách vệ sinh, chăm sóc cho răng miệng của người dùng. Bên cạnh đó, răng sứ kim loại có tuổi thọ bao lâu còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác, điều này có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn răng được kéo dài hay rút ngắn. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ kim loạiKỹ thuật phục hình răng sứ kim loại của bác sĩ Kỹ thuật của bác sĩ thực hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bọc răng sứ kim loại. Khi bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi, dày dặn kinh nghiệm mới đánh giá đúng tình trạng răng của khách hàng. Từ đó lên phác đồ phục hình chi tiết, hỗ trợ mang đến sự chuẩn xác trong quá trình bọc răng sứ.Tình trạng răng trước khi làm răng sứ kim loạiSử dụng răng sứ kim loại có tuổi thọ bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng thực tế của mỗi người như là: răng còn sống tủy hay đã lấy tủy,, khớp cắn giữa hai hàm, mô răng còn nhiều hay ít.…Với trường hợp răng không phải chữa tủy, còn chắc khỏe và bọc răng sứ thì độ bền sẽ không thua kém răng thật. Ngược lại, răng đã chữa tủy thì tuổi thọ sẽ bị ảnh hưởng và giảm dần theo thời gian.Hệ thống máy móc thiết bịĐể có được kết quả bọc răng sứ thẩm mỹ an toàn và mang tới hiệu quả lâu dài thì thiết bị y khoa, kết hợp móc máy hiện đại và công nghệ bọc răng sứ tân tiến sẽ hỗ trợ sự thành công cho mỗi ca bọc răng sứ. Hơn nữa, hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại cũng giúp làm hạn chế tối đa xâm lấn, ngăn chặn những sai sót khó lường, nhờ đó mà tuổi thọ của răng bọc sứ càng được kéo dài.Chế độ chăm sóc sau khi bọc răng sứ kim loạiVới việc chăm sóc răng miệng thật tốt sau khi làm răng sứ chính là cách để răng luôn giữ được độ bền đẹp lâu dài. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tồn tại của răng sứ kim loại.Nếu bạn chỉ vệ sinh qua loa, không tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ sẽ khiến răng kém chắc khỏe. Thậm chí còn có nhiều nguy cơ gây ra các vấn đề như: ê răng, khó nhai, đau nhức răng hoặc nứt vỡ răng sứ,…Những cách giúp tăng tuổi thọ răng sứ kim loại hiệu quảHạn chế các thực phẩm gây hại cho răngĐể bảo vệ răng sứ kim loại khỏi các tác động tiêu cực bạn cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và từ bỏ thói quen ăn uống gây hại cho răng. Điều này giúp góp phần cho răng sứ giữ được độ bền đẹp kéo dài.Quá trình sau khi làm răng sứ là thời điểm nhạy cảm vì lúc này răng vẫn chưa thích nghi với việc ăn thức ăn quá nóng, lạnh, cứng, giòn. Những đồ ăn này dễ gây kích ứng khiến răng bị ê buốt, đau nhức.Hạn chế dùng đồ uống như nước ngọt có gas, bia rượu, nước chè,… bởi vì có nguy cơ răng bị nhiễm màu, kém thẩm mỹ. Bỏ những thói quen gây hạiSau khi bọc răng sứ kim loại, bạn nên hạn chế nhai những đồ ăn quá cứng vì lúc này răng cần thời gian thích nghi với môi trường khoang miệng. Khoảng 1 tháng sau đó răng sẽ dần ổn định, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích.Loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ nhằm tránh tác động mạnh có thể làm vỡ, nứt răng sứ trong giai đoạn mới phục hình. Việc hút thuốc lá quá nhiều cũng là thói quen nên bỏ, bởi việc này không chỉ làm cho răng kém bền đẹp mà còn làm cho răng dần chuyển sang màu ố vàng, loang lổ.Vệ sinh răng miệng đúng cáchNghiêm túc đánh răng 2 lần mỗi ngày nhằm loại bỏ các mảng bám và ngăn ngừa hôi miệng. Kết hợp vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa chuyên dụng để làm sạch thức ăn thừa còn bám lại tại kẽ răng. Ngoài ra bạn cũng nên có thói quen sử dụng nước sát khuẩn, phòng ngừa vi khuẩn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.Việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng, không chỉ giúp gia tăng tuổi thọ của răng mà còn phòng ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ hàng nămBạn nên đặt lịch thăm khám răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra lại độ khít sát giữa răng sứ và nướu. Nếu phát hiện ra điều gì bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời để bảo vệ răng của bạn luôn chắc khỏe.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: //www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: //nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Răng bọc sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao?

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay, tuy nhiên vấn có những trường hợp bị hỏng như răng bọc sứ bị chảy máy? Vậy tình trạng chảy máu này có nguy hiểm không?.Để biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.Nguyên nhân răng bọc sứ bị chảy máuBác sĩ mài răng sai cáchBước quan trọng nhất trong bọc răng sứ chính là quá trình mài răng. Nếu bác sĩ không có chuyên môn cao hay kinh nghiệm, rất dễ thực hiện mài răng sai cách như mài răng quá nhiều, mài quá sâu,...Điều này gây tổn thương men răng, ảnh hưởng đến tủy răng gây răng hiện tượng răng bọc sứ bị chảy máu. Chất lượng sứ không đảm bảo an toànHiện nay, nhiều đơn vị nha khoa kém chất lượng sử dụng các loại sứ không đảm bảo chất lượng, tuổi thọ thấp, dễ vỡ. Thậm chí, nhiều nha khoa đánh vào tâm lý ham rẻ của người Việt, bọc răng sứ không chính hãng, vừa không mang lại hiệu quả thẩm mỹ, vừa đe dọa sức khỏe răng miệng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có việc răng bị chảy máu.Không được điều trị bệnh lý răng miệng triệt đểTrước khi bọc sứ, bác sĩ bắt buộc phải kiểm tra tổng quát và điều trị bệnh lý răng miệng triệt để. Hiện tượng răng bọc sứ bị chảy máu có thể xuất phát từ việc chưa được điều trị các bệnh lý như: Sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu,...khiến cho tình trạng răng miệng ngày càng nặng hơn. Chân răng bị nứt gãyNguyên nhân tiếp theo làm cho răng bọc sứ bị chảy máu là chân răng bị nứt gãy. Do các tác động từ bên ngoài, chân răng có thể bị nứt gãy. Lúc này, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, sẽ có cảm giác như răng bị lung lay. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể mất răng. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.Chăm sóc răng chưa đúng cáchMột số sai lầm trong việc chăm sóc răng như: Chải răng quá mạnh, không đánh răng sau khi ăn, cắn trực tiếp đồ vật cứng bằng răng,… sẽ làm cho răng bị yếu đi. Ngoài ra, việc xây dựng một chế độ ăn uống không phù hợp cũng gây tác động xấu đến răng. Từ đó, gây nên bệnh lý như viêm nướu, sâu răng,… lâu ngày răng sẽ bị lung lay, chảy máu.Quy trình bọc răng sứ không đảm bảo chất lượng an toànBọc răng sứ là kỹ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố về trình độ tay nghề bác sĩ, thiết bị máy móc hiện đại, cũng như tuổi thọ của răng sứ. Cho nên, nếu chưa tìm hiểu kỹ về địa chỉ nha khoa thực hiện dịch vụ, rất có thể rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.Đối với bác sĩ cần ít nhất 10 năm kinh nghiệm để đảm bảo không xảy ra bất kỳ sai sót trong quá trình bọc răng. Các thiết bị máy móc chính hãng, nhìn thấy được kết quả sau khi bọc răng cũng như các chức năng thiết kế răng sứ dựa trên tình trạng thực tế của mỗi khách hàng. Nếu không đảm bảo được các yếu tố trên, khuôn răng sứ được thiết kế sẽ không chính xác, ôm khít vào răng, dễ gây ra tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây chảy máu chân răng không ngừng.Cách khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị chảy máuTrường hợp răng bọc sứ bị chảy máu do viêm nướuTrong trường răng bọc sứ chảy máu do viêm nướu, khắc phục bằng cách cạo vôi răng để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Với những người do kích thước răng sứ dài xuống nướu thì bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ và thay bằng mão sứ mới. Mão sứ mới có kích thước phù hợp hơn. Nhờ đó tránh được tình trạng cộm khi ăn nhai. Mão sứ khớp với răng thật nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của răng.Trường hợp do nứt chân răngVới trường hợp nứt chân răng thì khắc phục bằng cách thay thế răng mới. Bác sĩ sẽ nhổ răng cũ và trồng lại một chiếc răng mới. Bởi lẽ răng sứ bị nứt chân răng thì sẽ không đảm bảo được chức năng ăn nhai. Răng bị lung lay có tác động xấu đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Cho nên nếu gặp phải tình trạng này bạn hãy đến nha khoa để được kiểm tra nhé.Trường hợp răng bọc sứ chảy máu do bọc sứ sai cáchViệc bị chảy máu do xâm lấn, tác động không đúng cách lên răng do tay nghề của bác sĩ không đảm bảo, bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa mới uy tín để khắc phục tình trạng này. Vì tay nghề bác sĩ chính là yếu tố quan trọng trực tiếp quyết định sự thành công của 1 ca bọc răng sứ.Trường hợp do chế độ chăm sóc răng miệng không tốtCách khắc phục vô cùng đơn giản là bạn chỉ cần chải răng đều đặn 2 lần/ngày. Kết hợp với dùng chỉ nha khoa sau khi ăn uống và súc miệng bằng nước muối để loại sạch vi khuẩn gây hại. Chỉ cần thực hiện tốt các điều này, tình trạng răng bọc sứ bị chảy máu sẽ nhanh chóng biến mất.Thay mới vật liệu sứ đảm bảoNếu biến chứng chảy máu khi bọc răng sứ xuất phát từ vật liệu sứ không đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Lựa chọn tốt nhất cho bạn là tìm tới một địa chỉ nha khoa uy tín để tháo sứ cũ, điều trị triệt để bệnh lý sau đó bọc lại răng toàn sứ cao cấp. Điều này đảm bảo cho bạn sự an toàn, tính thẩm mỹ, không gây chảy máu nữa.Răng bọc sứ bị chảy máu có nguy hiểm không?Theo các chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, hiện tượng chảy máu sau khi bọc răng sứ không chỉ làm giảm tuổi thọ của răng sứ mà còn kéo các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu như không được xử lý kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao bị áp xe, tiêu xương, tổn thương đến cấu trúc răng thật, mất răng vĩnh viễn…Ngoài ra, chảy máu chân răng thường đi kèm với tình trạng gây đau nhức và khiến cho các chức năng ăn nhai bị suy giảm. Khi đó, cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa dưỡng chất nuôi cơ thể. Sau một thời gian, các cơ quan này sẽ dần bị suy yếu và dễ dẫn tới các bệnh lý như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng…Các lưu ý chăm sóc răng miệng an toàn khi bọc răng sứBạn nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện bọc răng sứ. Một cơ sở uy tín cần phải đáp ứng được các tiêu chí như: bác sĩ giỏi, quy trình bọc sứ khoa học an toàn, răng sứ chính hãng, công nghệ hiện đại…Đánh răng với bàn chải lông mềm mỗi 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng lực vừa phải để đánh răng.Vệ sinh răng miệng kỹ càng và cẩn thận sau khi bọc sứ theo hướng dẫn của bác sĩ.Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho răng, nướu luôn chắc khỏe.Tránh ăn những loại đồ ăn cứng bởi có thể khiến cho răng sứ bị nứt, vỡ và làm tổn thương đến nướu.Không nên hút thuốc lá bởi các chất độc trong thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về răng miệng.Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước để vệ sinh răng miệng được sạch sẽ hơn.Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ tình trạng hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát.Thăm khám răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/lần tại Nha khoa.Trên đây là các chia sẻ giải đáp vấn đề nguyên nhân răng bọc sứ bị chảy máu cũng như hướng dẫn các cách khắc phục hiệu quả. Khi thấy răng xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám nha khoa để được xử lý kịp thời nhé.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: //www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: //nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Nướu răng bị đen: Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

Nướu răng bị đen ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng của bạn, để biết được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.Nguyên nhân nướu răng bị đenCao răng dưới lợi lâu ngày: Cao răng chứa nhiều vi khuẩn nếu không được làm sạch triệt để, đặc biệt là phần vôi nằm dưới nướu sẽ khiến chúng có màu đen như mảng đen cao răng.Bệnh túi nha chu: Bệnh này được hình thành khá sâu dưới lợi tới xương ổ răng. Tình trạng này không chỉ làm cho lợi bị rách, chảy máu, tiêu xương mà còn khiến lợi bị thâm đen đi.Người mang răng giả: Lợi bị thâm đen thường gặp ở những người mang răng giả, đặc biệt là sứ kim loại. Tính chất răng sứ kim loại lâu ngày khi tiếp xúc với nước bọt và các axit sẽ bị oxi hóa làm cho lợi răng bị thâm đen dần.Tuổi tác: cũng là một nguyên nhân chính khiến cho lợi ngày một bị đen đi do quá trình lão hóa các tế bào bên trong.Sâu răng: Đây là bệnh lý nha khoa phổ biến nhất mà bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là bề mặt răng xuất hiện những vết đốm nâu hoặc đen kèm theo triệu chứng đau nhức và gây ra mùi hôi khó chịu.Những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, hút quá nhiều thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích có hại… cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến màu sắc của nướu răng.Cách khắc phục tình trạng nướu răng bị đenViệc khắc phục tình trạng nướu răng bị đen sẽ tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, cho nên trước khi điều trị bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất:Trường hợp tình trạng nướu răng bị đen do cao răng đóng sâu dưới nướu thì bạn sẽ được thực hiện lấy cao răng để loại bỏ các vôi răng sâu dưới nướu.Nếu nguyên nhân là do tế bào sắc tố hoặc tuổi tác thì khó có thể tác động được nhưng vẫn có thể tiến hành ghép vạt nướu để tái tạo lại mô nướu mới cho người bệnh.Trường hợp mang răng giả có khung kim loại thì cần phải đến gặp bắc sĩ để thăm khám và kiểm tra, thay mão sứ mới bằng loại toàn sứ thì mới có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này.Trường hợp nướu răng bị đen do thói quen sinh hoạt thì bạn nên xây dựng lại cho mình một chế độ hàng ngày phù hợp, và thay đổi chúng bằng cách: đánh răng đúng cách mỗi ngày, hạn chế việc hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích… tốt hơn các bạn nên loại bỏ triệt để các thói quen xấu.Hướng dẫn chăm sóc răng miệng để hạn chế tình trạng nướu răng bị đenKhông nên dùng tay hoặc tăm để xỉa răng, thay vào đó hãy dùng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước.Sử dụng bàn chải làm mềm và đánh răng nhẹ nhàng không dùng lực quá mạnh để có thể làm sạch từng kẽ chân răng.Thời gian đánh răng thích hợp nhất là sau khi ngủ dây, trước khi đi ngủ và 30 phút sau khi ăn. Mỗi lần đánh răng kéo dài từ 2 đến 3 phútĐể tình trạng sưng đau ở nướu nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.Uống nhiều nước để tránh tình trạng bị khô miệng bởi đây chính là điều kiện lý tưởng để cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm ảnh hưởng đến nướu răng.Từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và ngoài ra là những món ăn gây hại tới sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng..Phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng bằng cách thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Chân nướu răng bị đen là những triệu chứng bệnh lý răng miệng không thể chủ quan coi thường. Nếu bạn không may mắc phải tình trạng trên thì nhanh chóng liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất nhé.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: //www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: //nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Chủ Đề