Trình bày cách sử dụng kính hiển vi

CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

Đa số ký sinh trùng [KST] không thể nhận thấy bằng mắt thường mà cần có những dụng cụ quang học để phóng đại chúng lên như kính lúp, kính hiển vi. Tùy theo yêu cầu của kỹ thuật, kính hiển vi còn cần có những phụ tùng để đo kích thước KST, tụ quang nền đen,...

Kính hiển vi là một công cụ thường dùng và quan trọng nhất của một phòng xét nghiệm KST. Kính hiển vi có thể có những hình dạng khác nhau tùy theo mẫu sản xuất, nhưng cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm có những bộ phận:

© Thị kính là một thấu kính nằm ở phía trên để mắt nhìn ảnh qua vật kính. Có 3 loại thị kính x5, x10, x15; loại x10 thường được dùng nhiều nhất.

© Ống kính là một ống mà ánh sáng phải đi qua từ vật kính đến thị kính và có chức năng giữ thị kính và vật kính nằm cách nhau một khoảng nhất định.

© Đĩa mang vật kính là một bộ phận có 4 lỗ để gắn vật kính, khi xoay sẽ đưa vật kính cần sử dụng vào ống kính.

© Vật kính: ánh sáng đi qua vật quan sát rồi đến thấu kính này. Có 4 loại vật kính, nhưng thường dùng 3 loại:

- Vật kính x10: có thị trường lớn nhất, sau khi điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách kính mang vật khoảng 16mm.

- Vật kính x 40: có độ phóng đại trung bình, sau khi điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách kính mang vật khoảng 4mm.

- Vật kính x100: có độ phóng đại lớn nhất, sau khi điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách kính mang vật khoảng 1mm. Sử dụng vật kính với dầu soi kính và dùng ốc vi cấp để điều chỉnh.

© Kính tụ quang: tập trung ánh sáng.

© Màng chắn ánh sáng: để cho ánh sáng qua nhiều hay ít để vào vật kính.

® Gương tròn dùng để lấy ánh sáng, thường có 2 mặt:

- Mặt lõm: khi sử dụng vật kính x10, x40.

- Mặt phẳng: khi sử dụng vật kính x100.

Những loại kính dùng ánh sáng của bóng đèn gắn trong thân máy không có gương.

® Tiểu xa: dùng để giữ tiêu bản được gắn với một trục có một ốc dùng để di chuyển sang trái, sang phải và một ốc dùng để di chuyển phía trước, về sau.

® Thân kính mang ống kính, bàn mang mẫu vật, kính tụ quang, ốc vi cấp, ốc thứ cấp và gương.

® Chân: có chức năng giữ cho kính được vững và ổn định.

Cấu tạo kính hiển vi quang học

© Đặt tiêu bản lên bàn mang tiêu bản.

© Điều chỉnh ánh sáng với gương tròn, kính tụ quang và màn chắn sáng.

© Xoay trục mang vật kính x10 vào đúng vị trí.

© Vặn ốc thứ cấp để thấy rõ vật.

© Nếu cần quan sát với độ phóng đại lớn thì đổi qua vật kính lớn hơn x40, dùng ốc vi cấp để điều chỉnh đến khi thấy rõ vật. Khi sử dụng vật kính x100, ta phải dùng dầu soi kính. Nhỏ 1 giọt dầu lên tiêu bản rồi đổi qua vật kính x100.

© Đặt kính hiển vi đúng chỗ, xa hơi nóng và chỗ ẩm ướt.

© Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân của kính. Phải để đứng kính hiển vi, không được để kính nghiêng.

© Cẩn thận không làm rơi chất ăn mòn hay bất cứ một dung dịch nào lên bàn kính.

© Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

© Lau thị kính và vật kính bằng giấy lau kính trước và sau khi dùng. Khi soi với vật kính dầu, thấm giấy lau kính với một giọt xylen để lau vật kính. Sau khi lau với xylen, phải lau khô ngay bằng giấy lau kính, nếu không xylen có thể làm bong những thấu kính gắn trong vật kính.

© Trước khi cất kính hiển vi, để vật kính nhỏ ở vị trí quan sát và hạ thấp ống kính bằng ốc lớn. Vặn nhẹ nhàng, đừng ấn mạnh ống kính. Nếu cẩn thận hơn, hạ tụ quang kính xuống. Nếu tụ quang kính bẩn, lau bằng giấy lau kính khô.

© Để gương nghiêng, mặt phẳng ra phía ngoài để tránh bụi.

® Che kính hiển vi bằng bao của kính. Cất kính vào đúng chỗ của kính, để lui vào phía trong, đừng để mấp mé phía ngoài.

1. Trình bày cách sử dụng kính hiển vi để quan sát một mẫu phân tươi.

2. Khi sử dụng kính hiển vi để soi lam máu, anh [chị] cần chú ý đến yếu tố nào để có thể nhìn thấy rõ KST sốt rét [KST SR] trên phết máu nhuộm?

3. Sau khi soi lam máu tìm KST SR, anh [chị] bảo quản kính hiển vi như thế nào trước khi cất vào tủ kính?

Video liên quan

Chủ Đề