Trên đường đi học về bạn H nhặt được chiếc ví tiền và biết của người hàng xóm là anh K

Mấy ngày qua, một bài viết đăng tải trên mạng xã hội Facebook về câu chuyện cậu bé lớp 4 nhặt được 10 triệu đồng trả lại người đánh rơi đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Số tiền khoảng 10 triệu đồng đã được mẹ cháu Lâm đăng tải lên mạng xã hội Facebook

Theo đó, chiều 13.4, khi đang trên đường đi học về, em Đỗ Tùng Lâm, lớp 4G trường Tiểu học Kim Liên [H.Kim Thành, tỉnh Hải Dương] đã nhặt được chiếc ví bên trong có khoảng 10 triệu đồng tiền mặt và nhiều giấy tờ tùy thân khác mang tên Vương Huy Hoàng [nơi cư trú tại P.Tân Hưng, TP.Hải Dương].

Gia đình em Lâm đã chia sẻ thông tin trên mạng xã hội để chủ nhân chiếc ví sớm tìm lại được.

Ngay sau khi bài viết đăng tải đã nhận được nhiều lượt "thả tim" thể hiện sự yêu thích nội dung câu chuyện.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng không tiếc những lời khen, lời chúc tốt đẹp dành cho hai mẹ con cháu Tùng Lâm. Phần lớn các tài khoản đều thể hiện sự ngưỡng mộ trước tấm lòng cao đẹp của hai mẹ con.

Tài khoản Hoa Cam Chuong viết: “Mỗi ngày một câu chuyện tốt đẹp như thế này thì phần nào đẩy lùi những tin tức tiêu cực trong xã hội, khiến người đọc cảm thấy trái tim được xoa dịu nhiều hơn. Cảm ơn chị và bé, hai mẹ con có một trái tim rất ấm áp”.

Tài khoản Nguyễn Tuệ Loan viết: “Thật tốt đẹp nếu như ai cũng có tấm lòng lương thiện như hai mẹ con này”.

Tài khoản Ha Khue viết: “Khi một số tiền lớn ở trong tay, nghĩ đến việc trả lại hay giữ lấy là một cuộc đấu tranh tư tưởng rất gay gắt. Vậy nhưng mẹ và cháu vẫn quyết tâm trả lại chủ nhân chiếc ví. Xin cảm ơn những tấm lòng cao thượng!”.

Sau khi bài viết được đăng tải trên mạng xã hội Facebook chưa đến 1 ngày thì chủ nhân chiếc ví là anh Vương Huy Hoàng đã thấy thông tin và đến xin nhận lại số tài sản đã mất.

Chiều 18.4, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Giang Nam, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Liên, H.Kim Thành xác nhận, cháu Đỗ Tùng Lâm, học sinh lớp 4G của trường đã nhặt được chiếc ví bên trong có 10 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ tùy thân.

Cháu Lâm cùng anh Hoàng chụp ảnh lưu niệm tại lớp học của cháu

Theo ông Nguyễn Giang Nam, đây là tấm gương người tốt việc tốt. Vì vậy nhà trường đã tuyên dương việc làm cao đẹp của em Lâm trước toàn thể các giáo viên và học sinh để lan tỏa đến những học sinh khác cùng học hỏi và giữ gìn lối sống thật thà, lễ độ. “Chúng tôi cũng đã đề nghị UBND H.Kim Thành và Phòng GD-ĐT có giấy khen khen thưởng tấm gương của em Lâm”, ông Giang nói.

Trước đó, chiều 13.4, khi đang trên đường đi học về, em Đỗ Tùng Lâm đã nhặt được chiếc ví tại thôn Cổ Phục, xã Kim Liên. Trong ví có khoảng 10 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy tờ tùy thân khác.

Ngay sau đó, Lâm đã mang về nhà đưa cho mẹ là chị Hoàng Thị Thủy [trú tại xóm 4, xã Kim Liên] tìm người đánh rơi để trả lại.

Chị Thủy đã đăng thông tin chiếc ví lên mạng xã hội Facebook với hy vọng tìm được chủ nhân chiếc ví. Đồng thời chị Thủy đã báo với giáo viên chủ nhiệm lớp về sự việc trên.

Đến khoảng 20 giờ cùng ngày thì anh Vương Huy Hoàng [chủ nhân của số tài sản bị mất] gọi điện cho chị Thủy xác nhận số tiền và giấy tờ trong ví là của mình.

Đến 10 giờ sáng 14.4, anh Hoàng đã đến nhà cháu Lâm để xin lại chiếc ví. Vợ chồng chị Thuỷ đã đối chiếu, so sánh giấy tờ nhặt được với giấy tờ tùy thân khác của anh Hoàng là đúng.

Để cảm ơn lòng tốt của gia đình Lâm, anh Hoàng gửi tặng 1 triệu đồng nhưng gia đình từ chối không nhận.

Anh Hoàng sau đó đã đến Trường Tiểu học Kim Liên để cảm ơn nam sinh lớp 4 này cùng nhà trường.

Đỗ Tùng Lâm sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế trung bình, bố mẹ em đều làm công nhân. Ở lớp Lâm có lực học tốt, sống chan hòa với bạn bè. Lâm được khen là ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và cha mẹ.

Theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Liên, nhặt được 10 triệu đồng, số tiền có giá trị không nhỏ nhưng học sinh Lâm cũng như gia đình không bị lòng tham che mờ mà quyết tâm tìm lại chủ nhân của nó để trả lại là một là một việc làm vô cùng tốt đẹp và đầy ý nghĩa, xứng đáng để người khác học hỏi.

Tin liên quan

Câu 1: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là:

  • B. dũng cảm.      
  • C. khiêm tốn.      
  • D. tự trọng.

Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là:

  • A. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
  • B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
  • D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

  • A. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.
  • B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.
  • D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

Câu 4: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với tôn trọng sự thật?

  • A. Giúp con người tin tưởng nhau.
  • B. Giúp con người gắn kết với nhau.
  • C. Làm cho tâm hồn thanh thản.

Câu 5: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

  • B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.
  • C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.
  • D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Sự thật luôn làm đau lòng người.
  • C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.
  • D. Thường làm mất lòng người khác.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
  • B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
  • C. Không nói dối.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.
  • C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
  • D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

Câu 9: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
  • B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.
  • D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống

  • A. giản dị, chăm chỉ.              
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 11: Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người:

  • A. được người khác tin tưởng.                   
  • B. thờ ơ, hời hợt với người khác.
  • D. luôn được người khác tôn trọng.

Câu 12: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền” nói về nội dung nào dưới đây?

  • A. Giản dị, cần cù.                           
  • B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. Tôn trọng sự thật.             

Câu 13: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
  • B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
  • D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 14: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?

  • A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
  • B. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
  • C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.

Câu 15: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A.  Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình.
  • B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích.
  • D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 16: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Coi như không biết, không phải việc của mình.
  • B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
  • C. Nói với bạn cho mình xem cùng.

Câu 17: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

  • A. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
  • B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

Câu 18: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

  • B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • C. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
  • D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.

Câu 19: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người

  • A. thích thể hiện bản thân.              
  • B. có đức tính tiết kiệm.
  • D. giản dị, không đua đòi.

Câu 20: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người  nào đó luôn sống:

  • A. giản dị, cần cù.                            
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • D. khiêm tốn, siêng năng

Video liên quan

Chủ Đề