Trẻ sơ sinh bao lâu thì sổ sữa

Trong đó, kiến thức sữa đầu - sữa cuối rất quan trọng nhưng nhiều mẹ vẫn chưa hiểu đúng về vấn đề này. Đó chính là lí do vì sao nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng con chậm tăng cân, gây lo lắng cho mẹ, tạo áp lực cho mẹ từ đó dẫn đến ăn dặm sớm và uống sữa công thức.

1. Sữa đầu - sữa cuối là gì?

Hiểu đúng sữa đầu sữa cuối sẽ giúp trẻ tăng cân tốt

Sữa đầu giống như món tráng miệng rất nhiều nước, nhiều vitamin, nhiều protein [đây là lí do với những bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần phải bổ sung thêm nước] và là thức uống giải khát, giúp bé có cảm giác ngon miệng.

Sữa sau giống như món chính. Sữa sau rất nhiều năng lượng và nhiều dưỡng chất, chất béo giúp cho bé no bụng và tăng cân. 

Do đó, muốn bé tăng cân nhanh khi bú mẹ, mẹ cần phải cho bé bú sữa sau để nạp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Vì sao bé ít khi được bú sữa sau dẫn đến chậm tăng cân?

Mặc dù sữa sau rất tốt nhưng phần đa trẻ sơ sinh từ 2 - 3 tháng trở đi không được bú sữa cuối dẫn đến chậm tăng cân và gây hiểu lầm, lo lắng cho các mẹ. Một trong những nguyên nhân phổ biến là:

- Trẻ từ 2 - 3 tháng đã rất hóng chuyện. Một số trẻ lanh lợi và tò mò với tiếng động hoặc mọi câu chuyện diễn ra bên mình. Do đó trẻ ham chơi hơn ham ăn nên khi bú hết sữa đầu, chưa được bao nhiêu bé đã bỏ cữ hoặc chuyển bên. Vì vậy bé ít khi được bú sữa cuối dẫn đến chậm tăng cân.

- Một số mẹ sợ mất cân đối ngực nên ít khi cho con bú một bên liên tục. Hầu hết các cữ bú đều được mẹ cho bé bú đều 2 bên dẫn đến tình trạng bé bú nhiều sữa đầu hai bên nên bé no do vậy bé không bú được sữa cuối [món ăn chính] và vì vậy bé chậm tăng cân và mẹ hiểu lầm là sữa không đủ chất.

- Do ngực mẹ to quá, lượng sữa đầu về quá nhiều nên mẹ cảm thấy bé bú hết 1 cữ no nê rồi dù bên ngực cũng chưa cạn. Vì vậy, bé cũng chỉ được bú sữa đầu mà không được bú sữa cuối. Lý do vì sao mẹ nhiều sữa mà bé vẫn chậm tăng cân dẫn dến hiểu lầm sữa mẹ nóng, mất chất.

3. Làm thế nào để bé được bú sữa cuối?

Cho bé bú sữa cuối bé tăng cân vèo vèo

Cho trẻ bú đúng cách sẽ giúp trẻ có thể bú được sữa cuối và tăng cân vèo vèo. Tùy vào từng trường hợp mẹ cho bé bú khác nhau.

- Đối với trường hợp bé hiếu động khi bú và không chịu bú hết bầu ngực, khi cho bé bú mẹ hãy giữ im lặng để bé tập trung bú. Nên cho bé bú trong không gian yên tĩnh và không có tiếng người nói chuyện. Cố gắng cho bé bú càng lâu 1 bên càng tốt.

- Đối với trường hợp mẹ sợ lệch vú và không dám cho bé bú lâu một bên. Mẹ yên tâm, mỗi cữ bú của bé trọn một bên thường kéo dài từ 15 - 20 phút và cho đến khi mẹ cảm thấy sữa đã cạn. Nếu bé chưa đủ no mẹ lại cho ti tiếp bên kia. Mẹ cứ cho bú đều như vậy thì bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngực của mẹ. Ngoài ra, nếu cữ bú trước bé bú bên ngực trái thì sang cữ bú sau mẹ cho bé bú bên ngực phải. Thay đổi luân phiên từng bên ở mỗi cữ bú sẽ giúp ngực mẹ cân đối.

- Đối với trường hợp mẹ quá nhiều sữa đầu thì mẹ nên vắt bớt trước khi cho bé bú. Mẹ có thể vắt sữa đầu vào bình và cất trữ đông lạnh. Sau 6 tháng mẹ dùng sữa đầu cấp đông pha bột và cho bé ăn dặm rất tốt.

Yeutre.vn [Tổng hợp]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.

Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều có tốc độ phát triển riêng. Đa phần, các bé đều có xu hướng tăng cân trong thời gian bú sữa mẹ. Trong một số trường hợp, trẻ bú mẹ không tăng cân, điều này gây ra lo lắng cho nhiều phụ huynh. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ dành cho bạn.

Như đã nói ở trên, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều sẽ có một tốc độ phát triển riêng biệt. Có bé tăng cân rất nhanh trong những tháng đầu, nhưng cũng có bé không tăng được nhiều cân. Điều quan trọng là làm sao biết được bé tăng cân chậm do tự nhiên hay do bé có bất thường về sức khỏe?

Một bé có sự tăng cân chậm do tự nhiên thường vẫn tăng cân đều đặn nhưng tăng rất ít. Ngoài ra, một số yếu tố khác cho thấy điều này gồm:

Trong 2 tuần đầu sau khi sinh, bé có thể giảm cân nặng nhưng những tháng tiếp theo sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng này và tăng đều đặn trong suốt thời gian bú sữa mẹ.

  • Bé tăng ít nhất 30 gram mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên.
  • Trong khoảng 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ tăng ít nhất 20 gram.

Trái lại, trường hợp trẻ không tăng cân hoặc tăng dưới mức quy định được đề cập phía trên trong suốt nhiều tuần lại là dấu hiệu đáng lo ngại. Lúc này, ngoài dấu hiệu không tăng cân, bé còn có thể có một số biểu hiện khác:

  • Bé không tăng lại cân cũ sau 7 – 14 ngày sau khi sinh.
  • Có sự sụt giảm đáng kể về tốc độ tăng trưởng nói chung [cân nặng, chiều cao, chu vi đầu,...] trong đường cong tăng trưởng của bé.

Câu trả lời là có.

Nếu như tình trạng cân nặng của bé không được kiểm soát, sự tăng cân kém ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau này như:

Trẻ không tiêu hóa được loại đường Lactose dẫn đến tình trạng không tăng cân.

Lactose là dạng đường chủ yếu được tìm thấy trong tất cả các dạng sữa [sữa mẹ, sữa công thức, sữa động vật]. Đây cũng là nguồn carbohydrate quan trọng cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, một số trẻ vì lý do di truyền hoặc do đường ruột nhạy cảm, không thể tiêu hóa được loại đường này, dẫn đến hiện tượng trẻ không tăng cân trong thời gian bú sữa mẹ.

Một số triệu chứng cho thấy bé không dung nạp được Lactose bao gồm:

  • Phân lỏng, có màu xanh hoặc màu vàng.
  • Đầy hơi, nôn mửa và tiêu chảy sau khoảng vài phút đến vài giờ bú sữa mẹ.

Hiện tượng không dung nạp sữa khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.

3.2. Cho con bú sai cách

Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ không tăng cân khi bú mẹ. Việc cho bú sai cách thường dẫn đến vấn đề: bé không bú đủ lượng sữa để tăng cân [tham khảo cách bú đúng cách tại đây]. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mẹ không sản xuất đủ sữa cho bé.
  • Bé không mút được sữa.
  • Số lần bú trong ngày quá ít,...

3.3. Sinh non

Đây cũng là nguyên nhân thường thấy ở những trẻ có triệu chứng tăng cân kém. Cơ thể của những trẻ sinh non thường có xu hướng sử dụng nhiều Calo hơn bình thường để nhanh chóng thực hiện các hoạt động đơn giản, như thở đúng cách.

Trẻ sinh non đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng cũng như một số phương pháp điều trị phù hợp để duy trì sức khỏe lâu dài.

Xét nghiệm máu để chuẩn đoán tình trạng cụ thể của bé

Sẽ rất khó để xác định việc tăng cân ở bé đang diễn ra bình thường với tốc độ chậm hay do bé có sự bất thường khác trong cơ thể. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu không tăng cân trong thời gian bú sữa mẹ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Các bác sĩ có thể sử dụng nhiều cách để chẩn đoán sự tăng cân chậm của bé.

4.1. Cân nặng của bé nằm trong phần trăm dưới cùng của biểu đồ tăng trưởng

Biểu đồ do WHO cung cấp cho thấy mức độ % tăng cân của trẻ sơ sinh. Nếu như bé tăng cân dưới mức 3% thì bé đang bị tăng cân chậm.

4.2. Xét nghiệm máu

Nếu như có nghi ngờ dựa trên các triệu chứng của trẻ, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định tình trạng cụ thể của bé, từ đó đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

4.3. Tiền sử gia đình

Một số tình trạng di truyền tiềm ẩn có thể được phát hiện thông qua điều tra tiền sử gia đình. Do đó, bạn cần phải khai báo một cách đầy đủ và trung thực nhất khi được hỏi.

Cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ tiêu hóa

Việc hỗ trợ bé tăng cân cần được thực hiện từ từ và kiên nhẫn. Một vài điều dưới đây có thể hỗ trợ bạn giúp bé tăng cân đúng cách.

  • Sử dụng một tấm bảo vệ núm vú nhỏ để giúp đưa thức ăn cũng như sữa mẹ vào miệng bé dễ dàng hơn.
  • Trong thời gian ăn dặm của trẻ, nên sử dụng ống nhỏ giọt hoặc chai đựng, hạn chế thức ăn tràn ra ngoài;
  • Cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ tiêu hóa.
  • Theo dõi sự tăng cân của trẻ thường xuyên.
  • Đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể để nhận các tư vấn chính xác về tình trạng của bé, nguyên nhân bé không tăng cân cũng như cách chăm sóc – chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất.

Nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Tắm nắng cho trẻ lúc mấy giờ là tốt nhất?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề