Trẻ bị bệnh vip là gì

Trẻ bị bệnh vip là gì

Nhưng giữa bộn bề những tin không vui, nhất là những câu chuyện bạo hành trẻ em liên tục xảy ra gần đây, thông tin đưa trẻ em lên hàng... VIP lại là tin rất đáng để vui.

Bản tin nhỏ nhưng chứa đựng niềm vui không hề nhỏ, nhất là với những ai từng dắt con cái phải rồng rắn, mệt mỏi trong sự chờ đợi đứng xếp hàng làm thủ tục lên máy bay.

Sự ưu tiên này trước đây vốn chỉ được dành cho khách VIP, người có công... thì nay trẻ em đã được xếp lên ngang hàng với... VIP.

Thông tin được công bố trong Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 và chương trình chỉ được kéo dài đến hết kỳ nghỉ hè (cuối tháng 8, đầu tháng 9) cũng khiến nhiều người giật mình: Chúng ta có quá nhiều khẩu hiệu về tôn vinh, đề cao việc chăm sóc bảo vệ thiếu nhi như "Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai", "Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em"... nhưng những câu chuyện thiết thực như bố trí trẻ em và người đi cùng được làm thủ tục ở quầy VIP dường như quá hiếm hoi trong đời sống xã hội lâu nay.

Tháng hành động vì trẻ em ở Việt Nam được triển khai từ 25 năm qua, gắn với sự kiện Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 hằng năm. 

Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em luôn hướng đến sự an toàn và che chở cho trẻ. Nếu chủ đề của năm 2017 là "Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em" thì chủ đề năm 2018 là "Vì cuộc sống an toàn lành mạnh cho trẻ em".

Sự an toàn với cuộc sống trẻ em giờ đây không chỉ bị đe dọa ở môi trường thực tế, mà cả không gian ảo. 

Bởi thế, một trong những mục tiêu của Tháng hành động vì trẻ em năm nay còn lưu ý đến việc công nghệ thông tin đã làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. 

Ở nước ta, hơn 30% số người sử dụng Internet là người chưa thành niên và thanh niên. Môi trường mạng đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại cho trẻ em nếu không có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Từ việc ý thức bảo vệ an toàn cho các em trong môi trường thực tế, đến việc lưu tâm sự an toàn của các em bị đe dọa từ không gian mạng cho thấy sự quan tâm của xã hội dành cho các em gần như là trọn vẹn, tuy nhiên thực tế dường như không được như thế. 

Những bản tin đau lòng về đuối nước, về những bất cẩn gây ra cái chết cho trẻ em trong mùa hè chưa bao giờ thiếu vắng trên các trang báo.

Vì vậy, mối quan tâm lớn lao nhất mà xã hội dành cho các em nên được bắt đầu với những câu chuyện cụ thể như chuyện đưa trẻ em thành... VIP của hãng hàng không nọ, dù chỉ là ưu tiên trong việc làm thủ tục. 

Và nếu hãng hàng không này làm được thì sao các hãng khác không làm được? Không chỉ là chuyện ưu tiên thủ tục lên máy bay, câu chuyện nhỏ này xứng đáng để mỗi cơ quan, đơn vị... nên có một hành động cụ thể thể hiện sự ưu tiên cho các em. 

Và sẽ tốt hơn nếu sự ưu ái này được thể hiện suốt 12 tháng trong năm, chứ không chỉ diễn ra trong tháng 6 - tháng được gọi tên là "hành động vì trẻ em".

Hành động, chứ không phải chỉ là lý thuyết và khẩu hiệu!

Trẻ bị bệnh vip là gì

TỰ KỶ LÀ GÌ ?

Theo nghiên cứu của NIH (Sức khỏe Tâm thần Mỹ), phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ (thông thường), rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.

NHỮNG BIỂU HIỆN TỰ KỶ Ở TRẺ

Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.

Giảm tương tác xã hội

Một biểu hiện trẻ tự kỷ đặc trưng là thiếu hụt các kỹ năng tương tác xã hội. Nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đặc biệt chú ý:

• Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.

• Thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình và không cần sự chăm sóc của người khác.

• Tránh tiếp xúc thân thể, không thích ôm, hôn.

• Ít hoặc không cười với nụ cười của cha mẹ.

• Không có những biểu hiện trên khuôn mặt như vui, buồn…

• Không chỉ tay đến đối tượng hoặc sự kiện để gây sự chú ý.

• Không tỏ ra đồng cảm với người khác.

• Không thể kết bạn.

Hành vi, sở thích bất thường

Sự khác biệt về hành vi là biểu hiện trẻ tự kỷ cũng rất thường gặp. Ngoài ra, trẻ còn có những sở thích không điển hình và lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ sẽ có những hành vi như:

• Lặp đi lặp lại các thói quen, trật tự hay nghi thức và rất khó để thay đổi

• Thích xoay tròn, lắc lư, nhìn ngón tay, đi nhón chân trong thời gian dài.

• Chơi với một số bộ phận của đồ chơi thay vì toàn bộ, ví dụ bánh xe, cánh quạt…

• Luôn cầm nắm một thứ gì đó trong tay như bút, que, giấy…

• Bị ám ảnh bởi một hành động hoặc sự vật bất thường.

• Thực hiện những hành động có thể gây hại cho bản thân như cắn, đập đầu vào tường, chạy ra đường mà không biết sợ…

CÁC DẤU HIỆU GIÚP PHÁT HIỆN SỚM TRẺ MẮC TỰ KỶ

Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực:

- Tương tác xã hội

- Giao tiếp bằng lời và không lời

- Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường:

- Về Cảm xúc: Trẻ ít cười, ít bộc lộ cảm xúc với cha mẹ, không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, không phân biệt được người lạ, người quen, kém tương tác với những người xung quanh. Lúc đi học trẻ không thích chơi với bạn, không nhận thức được cô giáo la mắng hay khen, dẫn đến làm những điều không thích hợp.

- Về Ngôn ngữ: Trẻ bị chậm nói so với tuổi hoặc trẻ bị mất hẳn khả năng ngôn ngữ, trẻ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu bé không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo.

- Về Hành vi: Trẻ chỉ thích chơi với một thứ, quan tâm đến chi tiết hơn là cách sử dụng đồ chơi thế nào ( ví dụ trẻ chỉ xoay tròn chiếc bánh xe chứ không để xe chạy dưới sàn).

BỆNH VIỆN 199
Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
Hotline: 0862433199 (CSKH) ; 1900 98 68 68 (CSKH)
Email: