Trẻ 5 tuổi ngày uống bao nhiêu nước?

Nhiều phụ huynh nghĩ cho trẻ uống nước là chuyện nhỏ nhặt hàng ngày nhưng nó không phải là điều đơn giản. Thiếu nước có thể làm trẻ bị táo bón, chậm phát triển… Vậy trẻ uống bao nhiêu nước là đủ, đặc biệt khi nắng nóng?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ được ăn sữa công thức với tỷ lệ pha sữa chuẩn thì bạn không cần cho bé uống thêm nước. Tuy nhiên, nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi hoặc trẻ bị còi xương, táo bón thì bạn có thể cho trẻ uống từ 100-200ml nước lọc/ngày.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng

Nhu cầu về nước là 100ml/kg/ngày [kể cả sữa]. Ví dụ, trẻ có trọng lượng là 8kg, sẽ cần 800ml nước. Nếu trẻ uống 600ml sữa, bạn cần phải cung cấp cho trẻ thêm 200ml nước/ngày, bao gồm cả nước ép trái cây tươi và nước rau luộc, nước đun sôi để nguội …

Trẻ trên 1 tuổi

Trẻ có trọng lượng là 10kg cần uống 1 lít nước/ngày [kể cả sữa]. Trẻ hơn 10kg nên thêm 50ml cho mỗi kg. Bạn có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau:

Lượng nước [ml] = 1000ml + nx50 [n = cân nặng của trẻ – 10]

Ví dụ, cân nặng của trẻ là 13kg, trẻ sẽ cần: 1000 ml + [3 x 50ml] = 1150ml, nếu trẻ có thể uống 500ml sữa, lượng nước cần được cung cấp cho trẻ là 1150-500 = 650ml.

Trẻ hơn 10 tuổi sẽ uống lượng nước tương đương với người lớn: 2-2,5 lít / ngày.

Trẻ hơn 10 tuổi sẽ uống lượng nước tương đương với người lớn.

Các loại nước tốt nhất cho trẻ

Nước ép trái cây tươi

Khi cho trẻ uống nước cam, quýt, bưởi, nước ép dưa leo …, bạn không nên cho thêm đường vì các loại nước ép trái cây có thể cung cấp nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể của trẻ. Những loại nước ép trái cây giúp trẻ loại bỏ sự mệt mỏi, tăng cường hoạt động của não. Ngoài ra, chúng còn làm cho các mạch máu trở nên khỏe mạnh và máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.

Các loại nước ép trái cây tươi cung cấp cho trẻ nước, vitamin và khoáng chất.

Các loại nước ép từ rau củ

Nước ép từ củ đậu, bí xanh, nước rau má … cũng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em bị thừa cân và béo phì vì uống chúng, trẻ sẽ không lo lắng về việc tăng cân. Ngoài ra, chúng còn là thức uống giải nhiệt, đặc biệt trong mùa hè.

Sữa đậu nành không đường

Đây là thức uống bổ dưỡng cung cấp nước, canxi và các chất dinh dưỡng khác cho trẻ.

Nước rau luộc

Nước rau luộc rất tốt cho cơ thể trẻ vì nó cung cấp các vitamin và khoáng chất.

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, bạn hãy đun sôi nước sạch, để nguội và cho trẻ uống mỗi ngày. Nếu bạn cho trẻ uống nước đóng chai, bạn nên chọn nhà sản xuất nổi tiếng trên thị trường.

Những loại thức uống trẻ em nên hạn chế hoặc không sử dụng

Nước khoáng

Đây là loại thức uống có chứa rất nhiều khoáng chất như natri, kali, canxi, magiê …. Do đó, loại nước này cần được uống kịp thời, với đúng đối tượng. Bạn không nên sử dụng nước khoáng tuỳ tiện, đặc biệt với trẻ vì chức năng thận của trẻ rất yếu, vì vậy, nó không thể loại bỏ các khoáng chất dư thừa tích tụ trong cơ thể trẻ. Hơn nữa, nó còn có thể gây ra rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, phù nề … cho trẻ.

Các loại nước ngọt có ga

Trẻ em không nên uống nước ngọt có ga vì có thể gây ra bệnh béo phì, biếng ăn cho trẻ. Đây cũng là loại đồ uống “rỗng kalo” [nghèo dinh dưỡng].

Các loại nước ép trái cây công nghiệp

Chúng chứa rất nhiều đường. Ngoài ra, khoáng chất và các vitamin trong đồ uống công nghiệp không nhiều, vì vậy chúng không tốt cho sức khỏe. Trẻ uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì.

Cà phê, các loại nước tăng lực

Bạn không nên cho con uống cà phê.

Trẻ uống nước thế nào để tốt cho sức khỏe?

Không cho trẻ ăn và uống cùng một lúc

Nước sẽ rời khỏi dạ dày khoảng 5 phút sau khi uống. Do đó, bạn nên cho con uống nước khoảng 10 phút trước khi ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn. Bạn không nên cho con uống nước ngay sau khi ăn hoặc vừa uống vừa ăn vì nước uống trong thời gian ăn có thể làm tan thực phẩm, đưa dịch vị từ dạ dày xuống ruột nhanh chóng và kết quả là rất khó khăn cho việc tiêu hóa.

Hơn nữa, khi ăn uống diễn ra cùng một lúc, trẻ sẽ nuốt thức ăn chưa được nhai kỹ, vì vậy, không tốt cho hệ tiêu hóa và hấp thụ.

Cha mẹ không nên cho con ăn và uống cùng một lúc.

Chia thành nhiều lần trong ngày

Bạn không nên cho con uống nhiều nước cùng một lúc. Ngay cả khi bé cảm thấy khát, bạn cũng không nên cho con quá nhiều nước tại thời điểm đó. Cách tốt nhất là bạn nên cho con uống nước từng ngụm để nước có thể hấp thụ trong ruột từ từ, giúp bé đỡ cơn khát.

Nước rất quan trọng đối với cơ thể của cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng cách uống nước như nào lại càng quan trọng hơn. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu của mình, bố mẹ hãy cho con uống nước vào 4 thời điểm "vàng" được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Cơ thể con người nếu không được đáp ứng đủ lượng nước cần thiết sẽ có thể gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Nếu bị mất nước nhẹ sẽ dễ bị đau đầu, dễ cáu gắt, cơ thể mệt mỏi và suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cũng có thể làm giảm chức năng hoạt động của tim và thận. Vì vậy, cần phải uống lượng nước vừa đủ theo từng thể trạng và uống vào đúng thời điểm.

Nước rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ

Xác định tiêu chuẩn lượng nước cần thiết dành cho trẻ mỗi ngày

Nhu cầu nước ở trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào trọng lượng cơ thể của trẻ. Trung bình người lớn sẽ cần 35 gram nước/1 kg trọng lượng cơ thể, trong khi đó nhu cầu nước ở trẻ em lại cao gấp 3-4 lần. Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị như sau:

- Trẻ em có trọng lượng từ 1kg đến 10kg [trẻ từ 0-36 tháng tuổi], nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 100ml nước/1 kg trọng lượng.

- Trẻ em có trọng lượng từ 11kg đến 20kg [trẻ từ 3 đến 13 tuổi], nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 1000ml/ngày + 50ml/kg mỗi 10kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.

- Trẻ em có trọng lượng từ 21kg trở lên [Trẻ từ 13 tuổi trở lên], nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 1500ml/ngày + 20ml/kg mỗi 20kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.

4 thời điểm "vàng" nên cho trẻ uống nước để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trẻ em thường rất lười uống nước và không tự chủ động tìm đến nước để uống. Chỉ khi quá khát nước không thể chịu đựng được trẻ mới tìm đến nước để uống. Lúc này cơ thể của trẻ sẽ rơi vào tình trạng bị mất nước nhẹ. Bố mẹ hãy áp dụng các cách cho trẻ uống nhiều nước hơn để khắc phục tình trạng này nhé. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng là thời điểm "vàng" để cho trẻ uống nước đâu. Bố mẹ hãy lựa chọn những thời điểm sau đây để cho trẻ uống nước, chắc chắn sẽ nhận lại được vô vàn lợi ích cho sức khỏe đấy.

1. Uống nước vào giữa các bữa ăn

Bố mẹ nên cho trẻ uống nước vào giữa các bữa ăn là tốt nhất. Vì sao ư? Nếu cho trẻ uống nước vào thời điểm trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, bé sẽ không muốn ăn hoặc ăn ít đi. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ do thiếu chất dinh dưỡng. Còn nếu uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đầy bụng, khó tiêu và làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn.

2. Uống nước sau khi thức dậy

Sau một giấc ngủ đêm dài, khi thức dậy bé sẽ bị khát nước, khô miệng. Lúc này bố mẹ nên cho bé uống nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng của thận. Bố mẹ hãy nhớ, không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ nhé. Bởi nó sẽ khiến trẻ buồn tiểu và đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và thận sẽ phải làm việc cả đêm không được nghỉ ngơi.

Sau khi bé thức dậy qua một giấc ngủ đêm dài, bố mẹ nên cho trẻ uống nước để tránh bị khô miệng

3. Uống nước sau khi tắm

Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao làm đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, da sẽ bị khô và trẻ sẽ cảm thấy bị khát. Cách bù nước hiệu quả cho cơ thể trẻ là sau khi tắm khoảng 15 phút hãy cho trẻ uống nước ngay.

4. Uống nước sau khi khóc

Khi trẻ khóc sẽ khiến cổ họng bị đau rát, khô họng. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ uống nước để bù nước ngay. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này.

Những loại nước không nên cho trẻ uống tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối với trẻ nhỏ thì việc đáp ứng đủ nước cần được đảm bảo để hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn loại nước cho con uống. Tuyệt đối không nên cho con sử dụng những loại nước sau đây:

- Nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nhiệt độ nước tốt nhất nên cho trẻ uống khoảng 35-38 độ C. Bạn không nên cho trẻ uống nước quá nóng vì có thể sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày. Trong khi nước lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến răng, gây ê buốt răng hoặc gây viêm họng. Sự tiếp xúc nhiệt ở trẻ em và người lớn là khác nhau nên bố mẹ hãy để ý nhé.

Không nên cho trẻ uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, nước có nhiệt độ khoảng 35-38 độ là phù hợp

- Nước có ga, nước chứa nhiều đường: Các loại nước có ga, nước hoa quả có chứa nhiều đường sẽ gây nên các bệnh về tim mạch, thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải, béo phì,...Việc cơ thế dung nạp quá nhiều đường còn gây cản trở đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

- Nước đun sôi để qua đêm: Nước sau khi đun sôi nên sử dụng trong vòng 24 giờ , vì nếu quá thời gian trên có thể sẽ bị vi khuẩn trong không khí xâm nhập và làm giảm chất lượng của nước. Kể cả các loại nước đóng chau, nếu mở nắp bạn cũng nên sử dụng sớm trong khoảng 24h, không nên sử dụng quá thời gian trên nhé.

Uống đủ nước, đúng thời điểm thực sự rất tốt nhưng nếu là nguồn nước không sạch thì sẽ không tốt chút nào. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý đến nguồn nước uống hàng ngày, không chỉ cho con bạn mà cả gia đình nữa nhé. Với tình trạng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, mỗi gia đình nên có một chiếc máy lọc nước.

Máy lọc nước Karofi đạt chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1: 2010/BYT

Tại Việt Nam, Karofi là thương hiệu máy lọc nước đầu tiên và duy nhất được cấp chứng nhận Đạt chuẩn nước uống trực tiếp được Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y Tế đánh giá. Đây là quy chuẩn cao nhất về nước uống trực tiếp. Vì vậy, hãy tin tưởng và lựa chọn cho gia đình mình một chiếc máy lọc nước đến từ Karofi để an tâm trao sức khỏe nhé.

Chủ Đề