Trần quốc toản và trần quốc tuấn là ai

         Trong bài thơ “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”, tác giả Khiết Minh đã có sự nhầm lẫn “chết người” khi sử dụng các sử liệu về vị tướng Trần Quốc Toản để ca ngợi danh tướng Trấn Quốc Tuấn. Theo cách viết của tác giả, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Toản là một! 

Bìa tập thơ “Lời thương mở lối”.
          Khi đọc bài thơ “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn” của tác giả Khiết Minh [tên thật là Huỳnh Tấn Minh, sống ở Nha Trang] in trong tập thơ Lời thương mở lối - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2010, tôi giật mình bởi tác giả bài thơ đã có những sự nhầm lẫn “chết người”. Bài thơ có nội dung ca ngợi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, nhưng tác giả Khiết Minh đã gắn thêm câu chuyện lịch sử về tuổi trẻ anh hùng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Theo cách viết của tác giả, Trần Quốc Toản và Trần Quốc Tuấn là một! Bài thơ có 4 khổ, xin được trích nguyên văn 2 khổ thơ thứ nhất và thứ 3: “Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân/Đứng ngoài nghe lén việc quan quân/Bình Thang hội nghị không cho dự/Bóp nát quả cam quyết tự thân” và “Giặc Nguyên thu tóm nửa Á đông/Cứ tưởng dân Nam phải phục tùng/Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ/Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong”. Cuối bài thơ, tác giả còn có lời chú giải “cờ thêu sáu chữ” là “Phá cường địch báo Hoàng Ân”.

       Qua 2 khổ thơ trên, độc giả dễ dàng nhận ra tác giả đã gắn câu chuyện lịch sử “bóp nát quả cam” và “lá cờ thêu sáu chữ vàng” của vị tướng trẻ Trần Quốc Toản cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đó là sự nhầm lẫn ngớ ngẩn không thể nào hiểu nổi! Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ chuyện này như sau: Tháng 10-1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than [chứ không phải là Bình Thang như tác giả viết] bàn kế chống quân Nguyên. “Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” [phá giặc mạnh, báo ơn vua]. Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương”. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử bằng lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và khí phách hiên ngang, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc. Nhiều thế hệ học sinh Việt Nam cũng đã thuộc lòng câu chuyện nói trên qua tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Vậy nhưng tác giả bài thơ vẫn nhầm lẫn?!

Bài thơ “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn” của tác giả Khiết Minh.

            Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đàm Quang Hát - Trưởng Ban quản lý Đền thờ Trần Hưng Đạo [124 Nguyễn Trãi, Nha Trang] rất bức xúc: “Đây là một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Cả 2 vị danh tướng này đều rất nổi tiếng, đến một học sinh lớp 5 cũng biết câu chuyện “Bóp nát quả cam” và “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là của Trần Quốc Toản chứ không phải của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn… Khi tổ chức hội nghị Bình Than [1282], Hưng Đạo Vương đã hơn 50 tuổi, giữ vai trò tổng chỉ huy quân đội nhà Trần thì làm gì phải “nghe lén việc quan quân” như tác giả viết”. Ông Hát nói thêm: “Nhà thơ nhầm lẫn đã đành, đằng này Ban biên tập của một nhà xuất bản quốc gia như Nhà xuất bản Văn hóa thông tin cũng để “lọt” một lỗi “chết người” như vậy. Phải chăng những người biên tập đã quá cẩu thả trong khâu kiểm duyệt bản thảo, hoặc là họ không nắm những kiến thức sơ đẳng về lịch sử dân tộc”. “Dù là lý do gì đi nữa, đây cũng là một sự xúc phạm với những bậc tiền nhân, nhất là với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị danh tướng lẫy lừng 2 lần lãnh đạo quân dân Đại Việt chống quân xâm lược Nguyên - Mông, được nhân dân sùng kính gọi là Đức Thánh Trần” - ông Hát và các thành viên trong Ban quản lý Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng bày tỏ.

This entry was posted on Tháng Bảy 18, 2018, in Lịch sử Việt Nam and tagged Nhà Trần, Trần Quốc Toản, Đặng Thanh Bình. Bookmark the permalink.4 phản hồi

[Ảnh bìa sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của NXB Kim Đồng]

Đặng Thanh Bình

[1] Sách Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do hai tác giả Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn viết: “Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con Trung Thành Vương, cháu nội của Nhân Đạo Vương”.

Bài Thiếu niên dũng tướng Trần Quốc Toản đã thành Liệt sĩ công huân như thế nào của tác giả Lê Văn Lan viết: “Có một hệ “tín hiệu chìm” giông giống như một quy định, ẩn trong những tước hiệu của các tôn thất quý tộc đời Trần có thể tìm ra bậc tiền bối sinh thành của Trần Quốc Toản Trần Bà Liệt với việc phong tước Hoài Đức vương, còn có việc cấp đất miền đất có trung tâm là làng Trang Liệt [Kẻ Sặt] ở tỉnh Bắc Ninh […] Các tài liệu điều tra thực địa, địa phương chí, thần tích, truyền thuyết […] ở vùng Từ Sơn, Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh […] cũng thống nhất xác nhận các tài liệu địa phương chí và văn hóa dân gian vùng Từ Sơn-Tiên Du ở tỉnh Bắc Ninh, cũng đều thống nhất […] Trần Quốc Toản là người quê làng Trang Liệt”.

Đang xem: Trần quốc toản là gì của trần quốc tuấn

Bài Trần Quốc Toản có chết trên vịnh Hạ Long không của tác giả Trần Nhuận Minh viết: “Theo một tài liệu tôi có thì Quốc Toản là con bà Trần Ý Ninh. Bà Ninh và anh trai là con Trần Hiến, Hiến là người cầm đầu toán quân chủ lực đảo chính quân sự, nhằm đưa ngôi vua về cho Trần Liễu, bị Trần Thủ Độ chém đầu cùng với vợ là Lê Thị Đạt. Trần Liễu cảm cái ơn ấy nên đưa hai con của Hiến về nuôi. Ông gả Ý Ninh cho một vương hầu [không rõ tên] sinh ra Quốc Toản […] Việc Quốc Toản mới 15 tuổi đã được phong hầu hơn 1 000 người […] chứng tỏ thế lực nhà Quốc Toản Theo bố phòng quân đội Quốc Tuấn đóng đại bản doanh ở Vạn Kiếp nằm giữa Hải Dương và Bắc Ninh. Con rể nuôi là Phạm Ngũ Lão đóng quân chặn giặc ở nam ải Chi Lăng. Trần Quốc Nghiễn [con trưởng Trần Quốc Tuấn] đóng quân ở Bắc Ninh […] Quốc Tảng ở Hải Dương cùng bác ruột là Trần Tung. Còn Quốc Hiện, Quốc Uất cũng ở trong vùng Bắc Ninh – Bắc Giang cháu nuôi là Quốc Toản chặn giặc ở Sông Cầu […] như tài liệu cũ tôi đã đọc là có thể tin được”.

Bài Bí ẩn về cuộc đời Trần Quốc Toản của tác giả Đinh Ngọc Thu viết: “Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và vương phi Trần Ý Ninh. Trần Nhật Duy là con trai vua Trần Thái Tông […] Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258, vua Trần Thánh Tông cử Trần Nhật Duy và vợ là Trần Ý Ninh cùng một số tướng lãnh sang giúp nhà Tống […] Trần Quốc Toản được mẹ sinh ra ở đất Tống vào năm 1267 […] Riêng gia phả của hậu duệ Trần Quốc Toản mang tên Viêm phương Trần tộc Lưu phả và mộ chí ở Trung Quốc vừa tìm thấy được có nói về người vợ Tống của ông là vị công chúa cuối đời Tống tên Triệu Ngọc Hoa Theo GS Trần Đại Sĩ thì bà là em gái của Trần Tử Đức. Hai người là con của ông Trần Hiến và bà Lê Thị Đạt”.

Xem thêm: Báo Giá Dây Xích Inox 304, 201, 316, Dây Xích Inox 304 M4 [Phi 4]Bulong Inox Hà Nội

[2] Toàn thư chép: “Nhâm Ngọ Mùa đông tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu […] Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiến đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Sau đó lui về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí, đóng chiến thuyền viết lên cờ 6 chữ “phá cường địch, báo hoàng ân”. Sau này khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không giám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương”.

Xem thêm: Bán Decal Số Thứ Tự – Decal Trang Tri Thước Đo Số Thứ Tự

Cương mục chép: “Nhâm Ngọ Lúc ấy có Hoài Văn hầu là Quốc Toản, cũng theo xa giá. Vì còn ít tuổi, không được dự bàn việc quân, Quốc Toản lấy làm hổ giận lắm, trong tay cầm quả cam, không biết bóp nát ra lúc nào; khi đã lui về, cùng với hơn ngàn người gia đồng và thân thuộc sắm sửa binh khí, chiến thuyền, kéo cờ đề sáu chữ “phá cường tặc báo hoàng ân”. Kịp lúc quan quân đánh nhau với quân Nguyên, Quốc Toản thường xông pha đi trước quân lính, quân giặc trông thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch Quốc Toản […] là tôn thất nhà Trần”.

– Có 3 sai khác giữa 2 tài liệu sử trên: Thứ nhất, Cương mục có chép thêm thông tin “cũng theo xa giá” rõ ràng nó giúp chúng ta định hướng quê quán của Hoài Văn hầu. Thứ hai, Toàn thư chép thêm về Hoài Nhân vương Kiến <

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Là gì

Chủ đề bài thơ ca ngợi Trần Hưng Đạo, một danh tướng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông; nhưng nội dung lại cho thấy tác giả đã nhầm lẫn tai hại về sự kiện lịch sử. Đọc các khổ thơ 1 và 3, ta thấy ngay tác giả Khiết Minh đã lấy sự kiện của Trần Quốc Toản để ca ngợi Trần Hưng Đạo!

Ông Đàm Quang Hát, Trưởng ban Quản lý đền thờ Trần Hưng Đạo ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bức xúc: “Ngay cả học sinh lớp 5 cũng biết câu chuyện “bóp nát quả cam” và “lá cờ thêu sáu chữ vàng” là của Trần Quốc Toản chứ không phải của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”.

Thiện Nhân

Video liên quan

Chủ Đề