Top hóa đơn giá trị gia tăng điện tử năm 2022

[TBTCO] - Việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm chí phí và tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, tăng cường tính minh bạch; ngăn chặn hóa đơn giả và trục lợi hóa đơn giá trị gia tăng. Đây là chia sẻ của PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế và Hải quan [Học viện Tài chính] với phóng viên TBTCVN.

PV: Tổng cục Thuế đang triển khai giai đoạn 2 hóa đơn điện tử với mục tiêu đến ngày 1/7/2022, các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử. Ông đánh giá thế nào về quyết tâm triển khai hóa đơn điện tử của ngành Thuế thời gian qua?

PGS.TS Lê Xuân Trường

PGS.TS Lê Xuân Trường: Ngay từ cuối năm 2021, trong hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022, Tổng cục Thuế đã xác định triển khai hóa đơn điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2022. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã triển khai rất thành công giai đoạn 1 với 6 tỉnh, thành phố để rút kinh nghiệm triển khai cho giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc. Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản quy định chi tiết thì chỉ trừ số rất ít các tổ chức, hộ kinh doanh không đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử được sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế, từ 1/7/2022, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn, song ngành Thuế đã thể hiện quyết tâm rất cao hoàn thành mục tiêu quan trọng này. Theo thông báo số 110/TB-TCT ngày 4/4/2022, Tổng cục Thuế giao 57 cục thuế tỉnh, thành phố triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 2 có lộ trình triển khai phù hợp, đảm bảo đến hết ngày 10/5/2022 hoàn thành tối thiểu 50%, đến hết ngày 31/5/2022 hoàn thành 90% và đến hết ngày 30/6/2022 phải hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh đang sử dụng hóa đơn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử. Ngày 12/5/2022 vừa qua, nhằm phát huy thành tích và truyền thống thi đua sôi nổi của ngành Thuế, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 1531/TCT-TCCB kêu gọi toàn thể công chức, viên chức, người lao động nêu cao tinh thần thi đua, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.

PV: Theo ông, chủ trương chuyển sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử sẽ mang lại lợi ích gì cho cơ quan quản lý, cũng như người dân và doanh nghiệp?

PGS.TS Lê Xuân Trường: Chuyển từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cơ quan thuế. Về phía doanh nghiệp và hộ kinh doanh, sử dụng hóa đơn điện tử tiết kiệm chi phí hơn hóa đơn giấy rất nhiều, tiết kiệm thời gian và công sức trong lập và giao nhận hóa đơn, giảm thiểu các rủi ro làm hư hỏng hóa đơn trong quá trình giao nhận và lưu trữ. Đặc biệt, thông tin về hóa đơn điện tử được minh bạch, qua đó, giúp người mua hàng hóa, dịch vụ tránh được rủi ro nhận phải hóa đơn giả, hóa đơn không có giá trị sử dụng do gian lận từ phía người bán. Về phía cơ quan thuế, triển khai hóa đơn điện tử rộng rãi giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn hóa đơn kinh doanh của người nộp thuế, đảm bảo xác định đúng nghĩa vụ thuế, giảm gian lận thuế liên quan đến sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Nguồn: Tổng cục Thuế Đồ họa: Hồng Vân

PV: Được biết, vẫn còn nhiều hộ cá nhân kinh doanh ở địa bàn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu để chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo mục tiêu đề ra. Vậy theo ông, cơ quan quản lý cần hỗ trợ gì để các hộ cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng thời gian quy định?

PGS.TS Lê Xuân Trường: Tùy theo các điều kiện chưa đáp ứng để sử dụng hóa đơn điện tử mà cơ quan quản lý nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp. Chẳng hạn như, người nộp thuế chưa sử dụng được hóa đơn điện tử vì hệ thống mạng internet ở khu vực đó chưa có hoặc chưa tốt thì cơ quan nhà nước cần có biện pháp khuyến khích hoặc hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet đầu tư vào khu vực đó. Nếu người nộp thuế chưa sử dụng được hóa đơn điện tử vì chưa đáp ứng về kỹ năng sử dụng máy tính điện tử và phần mềm thì cơ quan thuế hỗ trợ đào tạo miễn phí cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Nếu người nộp thuế chưa sử dụng được hóa đơn điện tử vì chưa có phương tiện điện tử thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thuế phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh…

PV: Để việc triển khai hóa đơn điện tử có hiệu quả, góp phần nâng cao công tác quản lý thuế, đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia, ngành Thuế cần tiếp tục triển khai ra sao để hệ thống hóa đơn điện tử tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thưa ông?

PGS.TS Lê Xuân Trường: Như lộ trình đã được quy định bởi Luật Quản lý thuế và quyết tâm thực hiện của ngành Thuế thì chắc chắn đến hết ngày 30/6/2022, toàn bộ các tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn sẽ chuyển sang hóa đơn điện tử. Như vậy, vấn đề đặt ra cần tiếp tục trong thời gian tới là đẩy nhanh triển khai hóa đơn điện tử đối với nhóm đối tượng hiện nay chưa đáp ứng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử.

Ngoài những biện pháp hỗ trợ người nộp thuế để đảm bảo người nộp thuế đáp ứng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử thì cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để doanh nghiệp và người dân hiểu lợi ích và yên tâm sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời, cơ quan thuế cũng cần tiếp tục nâng cấp hệ thống đường truyền và phần mềm để tăng tốc độ xử lý cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; đảm bảo an ninh mạng trong quá trình quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử của người nộp thuế.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ký ban hành quyết định khen thưởng thành tích đột xuất, xuất sắc đối với 10 địa phương trong việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 2. Cụ thể, gồm các Cục Thuế: Quảng Trị, Thái Nguyên, Quảng Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Long An, Nam Định, Đắk Lắk. Các địa phương trên đều đặt mục tiêu đến ngày 31/5/2022 đạt 100% người nộp thuế trên địa bàn tỉnh sử dụng hóa đơn điện tử.

Mẫu hóa đơn mới năm 2022 theo quy định của Bộ Tài chính - Ảnh: EVN

Thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1/7/2022 áp dụng hình thức hoá đơn điện tử với dữ liệu hoá đơn được thống nhất toàn quốc theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục Thuế và được lưu trữ tại Trung tâm điều hành hoá đơn điện tử toàn quốc của ngành thuế.

EVN cho biết, kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn  sẽ áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.

Hiện nay, EVN đang cung cấp các dịch vụ điện cho gần 30 triệu khách hàng. Để triển khai hoá đơn điện tử theo quy định, Tập đoàn đã chuyển đổi, nâng cấp các hệ thống lập hóa đơn, kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế để thực hiện truyền dữ liệu hoá đơn theo hình thức trực tiếp và thiết kế các bản thể hiện hóa đơn, bảng kê chi tiết hóa đơn trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của ngành thuế và kế thừa các ưu điểm của mẫu thể hiện hóa đơn tiền điện hiện hành.

Theo đó, mẫu hóa đơn điện tử theo quy định tại các văn bản nêu trên có một số thay đổi so với hiện hành, cụ thể: Hóa đơn tiền điện triển khai theo quy định của Tổng cục Thuế thể hiện duy nhất số tiền điện khách hàng cần thanh toán. Phần chi tiết tiền điện thanh toán, các khách hàng dễ dàng theo dõi ở bảng kê chi tiết kèm theo Hóa đơn.

EVN cho biết, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định không làm thay đổi cách tra cứu, theo dõi tiền điện và đảm bảo các thông tin cần thiết, bên cạnh đó đem lại những lợi ích thuận tiện hơn cho khách hàng sử dụng điện.

Công tác quản lý, tìm kiếm, lưu trữ hóa đơn của khách hàng được dễ dàng, thuận tiện, không còn lo lắng về tình trạng thất lạc hóa đơn. Khi cần sử dụng hóa đơn điện tử khách hàng chỉ cần vào web Chăm sóc khách hàng [CSKH], ứng dụng CSKH [App] của ngành diện và với một vài thao tác đơn giản là có thể nhận được hóa đơn ở bất kỳ đâu có internet.

Mẫu hóa đơn mới này có tính kế thừa tạo sự gần gũi, đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định về hóa đơn của Bộ Tài chính.

Mọi thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp cũng được thực hiện điện tử, giúp các khách hàng sử dụng điện giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra việc sử dụng hóa đơn điện tử còn góp phần giảm tối đa việc sử dụng giấy in, phù hợp với xu thế chuyển đổi số, góp phần bảo vệ môi trường.

Với tinh thần luôn tạo điều kiện thuận lợi và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác dịch vụ khách hàng, EVN là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong việc triển khai hóa đơn điện tử trên hệ thống phần mềm quản lý khách hàng từ năm 2012. Hóa đơn điện tử là sự thể hiện rõ quyết tâm, nỗ lực của EVN trong việc tiếp tục quá trình đơn giản hóa, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ điện với định hướng "số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng" để "điện tử hóa các giao dịch với khách hàng".

Đồng thời, việc triển khai các dịch vụ điện theo phương thức điện tử đã thể hiện sự nghiêm túc và quyết liệt hành động theo định hướng Chuyển đổi số trong các dịch vụ công của Chính phủ, theo đó mọi thông tin và dịch vụ đều minh bạch, rõ ràng, có cơ chế giám sát, đôn đốc thường xuyên.

Toàn Thắng


Video liên quan

Chủ Đề