Tôi đứng lặng trước em phong cách ngôn ngữ

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp lửa sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khụyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

– A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

– Ở đây thì chết mất.

… A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

[Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr. 13-14]

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. *Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật – Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Vợ chồng A Phủ là tác phẩm tiêu biểu của ông. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ là đoạn thể hiện sâu sắc tư tưởng của nhà văn. – Mị là cô gái trẻ đẹp, chịu thương, chịu khó, tài năng, hiếu thảo, nhưng vì món nợ cũ của bố mẹ Mị buộc phải làm dâu gạt nợ. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lý Pá Tra như địa ngục trần gian khiến cho Mị bị tê liệt về tâm hồn. Đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống trong Mị trỗi dậy. Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Mị không cảm thấy bị trói, tâm hồn Mị vẫn đi theo tiếng sáo gọi bạn. Chính sức sống ấy là tiền đề cho Mị bừng tỉnh nhận thức và cháy bùng lên ngọn lửa giải thoát cho A Phủ sau này. * Cảm nhận về tâm trạng Mị trong đoạn trích – Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ + A Phủ vì đánh con quan nên đã bị phạt vạ và trở thành nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra. Vì để hổ vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng vào cột ở góc nhà, chờ khi nào bắt được hổ mới tha. + Mấy đêm đầu, Mị dậy thổi lửa hơ tay thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng vô cảm [Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi]. Bởi cảnh trói người, đánh người đến chết ở nhà thống lý Pá Tra là một cảnh rất quen thuộc đối với Mị. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa hơ tay. – Tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ + Tâm trạng Mị từ vô cảm đến đồng cảm: Đêm ấy đã khuya, Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị trông thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị không còn thờ ơ, vô cảm nữa. Chính dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người của Mị. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. + Từ đó Mị nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà thống lý Pá Tra: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này… Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. + Từ lòng thương người và lòng căm thù, Mị nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, Mị so sánh thân phận mình với thân phận của A Phủ Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… người kia việc gì mà phải chết. Sự đồng cảm, lòng thương người thức dậy trong Mị, nhưng Mị vẫn còn sợ: Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. + Nhưng tình thương và sự đồng cảm giai cấp mạnh mẽ đã thôi thúc Mị đi đến một hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ. Sau khi được cứu thoát, A Phủ quật sức vùng lên chạy, Mị đứng lặng trong bóng tối và khát vọng sống, khát vọng tự do trỗi dậy, Mị quyết định chạy theo A Phủ. Hai người trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa tạo lập cuộc sống mới -> Mị cứu A Phủ cũng là tự giải thoát cho cuộc đời đầy đau khổ của mình. Hành động này có ý nghĩa bước ngoặt đối với cuộc đời nhân vật Mị và và sự phát triển của cốt truyện. Nó phù hợp với quá trình phát triển tâm lý và tính cách của Mị, là đỉnh điểm của tinh thần phản kháng, thể hiện rõ sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn Mị => Mị đã chiến thắng cả thần quyền lẫn cường quyền. * Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật – Khi miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đặt nhân vật trong một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật tự bộc lộ tâm lý của mình. – Tác giả khai thác có hiệu quả ngôn ngữ nửa trực tiếp và độc thoại nội tâm để làm nổi bật chiều sâu tâm hồn nhân vật, tâm lý nhân vật được Tô Hoài tái hiện một cách tinh tế, chân thực sinh động đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. * Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Diễn biến tâm lý của nhân vật Mị, hành động cắt dây trói cứu A Phủ, cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài của Mị đã thể hiện một tư tưởng nhân đạo tiến bộ của nhà văn Tô Hoài. Ngoài những nội dung nhân đạo chúng ta thường bắt gặp trong văn học thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã thể hiện cách nhìn nhận con người theo chiều hướng tích cực của tác giả: chỉ ra con đường giải phóng hướng tới tương lai tươi sáng cho nhân vật; đồng thời tác giả khám phá, ngợi ca, bênh vực, tin tưởng vào sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người lao động miền núi. Chính tư tưởng nhân đạo tiến bộ ấy đã làm nên sức sống bất diệt cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ. d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.


THI THỬ THPT QUỐC GIA
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng….Sẽ dối lòng nếu mình nói rằng không mong chờ một chiến thắng Sẽ dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim mình tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại ở những giây cuối cùng Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo. Yêu cả trong những lúc đau lòng. Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được. Dù không thật sự tuyệt đối. Niềm vui dựa vào chiến thắng cũng như một chất nghiện, nó liên tục cần những thứ lớn hơn, sẽ tốt hơn để tiếp tục vui. Nếu không biết kiểm soát nó, nó sẽ biến chúng ta thành những người đòi hỏi vô lý, nó cũng làm chúng ta quên l‎‎ý do nên vui . Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng. Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều. Và biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn và có quyết tâm cao hơn để vượt qua. Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người. Và mong rằng nó kéo dài mãi. Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình. Nếu được như thế, thì cái mà đội tuyển U23 đem lại không chỉ là: “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thực sự là một sự thay đổi đẹp đẽ trên dải đất chữ S này. Thế nên hãy buồn hãy khóc. Hãy ôm nhau thổn thức vì một giấc mơ vuột trôi đi. Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và đứng thẳng dậy. Để đất nước này đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai vàng. Các em ấy đã cho chúng ta một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có. Nhưng chúng ta phải cùng xắn tay áo lên và hành động. Riêng tôi, năm nay tôi sẽ quyết tâm rũ bỏ thể trạng yếu đuối mà 40 năm qua không thay đổi được. Bắt đầu bằng việc chạy. Tôi sẽ chạy half marthon [ cự ly chạy bộ 21 km] trong năm 2018. Và sẽ không làm gì lung lay được mục tiêu này. Còn bạn thì sao ?

[Trần Vinh Dự – ncwzing. vn 27/01/ 2018 ]


Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong hai câu văn mở đầu văn bản.
Câu 2: Vì sao tiến sĩ Trần Vinh Dự lại khẳng định: kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài?
Câu 3: Theo anh/chị, thế nào là: những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với thông điệp mà tác giả đưa ra: Chúng ta phải cùng xắn tay áo lên và hành động không ? Vì sao ?

Câu 1 [2,0 điểm]
Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu và hình ảnh U23 Việt Nam được đón chào giữa rừng cờ, rừng hoa và biển người trong ngày trở về Tổ quốc [28/1/2018], anh/chị có suy nghĩ gì về những bài học cuộc sống? Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn [khoảng200 chữ ].
Câu 2 [5,0 điểm]
Cảm nhận về đoạn thơ sau :Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xa Làm sao được tan raThành trăn con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ.

[Trích Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXBGD VN]

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ : Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây và cỏ rángCho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

[Trích Vội Vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXBGD VN]

Để thấy được khát vọng sống của hai nhà thơ. …….…………..HẾT…………………

I. Đọc – hiểu [ 3,0 điểm]

Câu 1 [0,5 điểm] : Biện pháp tu từ : Điệp cấu trúc [ Sẽ là dối lòng mình nếu ]
Câu 2 [0,5 điểm] : Tác giả khẳng định vì :– Kết quả này nhắc nhở chúng ta còn nhiều việc phải làm, cần cố gắng nhiều hơn nữa.– Kết quả này cũng dạy chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo. Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến. Không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh. Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được. Dù không thật sự tuyệt đối.– Điều to lớn nhất lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng.

Câu 3 [ 1,0 điểm]: Những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người. Nghĩa là mọi người đồng lòng, nhất trí, cùng hướng đến một mục tiêu mục đích.


Câu 4 [1,0 điểm]:
– Đồng ‎ với thông điệp của tác giả.– Vì nếu muốn thay đổi thì điều tất yếu chúng ta cần phải hành động. Hành động ở đây không chỉ là hoạt động của chân tay mà trước hết phải ở trong suy nghĩ sau đó biến nó thành những hành động thiết thực, cụ thể. Chỉ có hành động con người mới không bị ngừng trệ, xã hội mới có thể phát triển.
II. Làm văn [ 7,0 điểm] Câu 1 [ 2,0 điểm] :* Yêu cầu về hình thức [0,5 điểm]:– Viết đúng hình thức một đoạn văn, không quá 200 chữ– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.– Hiểu đúng yêu cầu của đề. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, có thể bày tỏ quan điểm, suy ngĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.* Yêu cầu về nội dung [1,5 điểm]: Mỗi thí sinh rút ra bài học cuộc sống cho riêng mình, có thể trình bày một trong các ‎ý sau:– Bài học về yêu những thứ không hoàn hảo, toàn vẹn.– Bài học về đoàn kết, tinh thần đồng đội.– Bài học về hành động để thành công– Bài học về nỗ lực cố gắng…..* Với mỗi bài học thí sinh cần đảm bảo được các nội dung sau:– Giải thích được vấn đề nghị luận– Vai trò y nghĩa của vấn đề nghị luận trong cuộc sống– Lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề nghị luận– Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
Câu 2 [5,0 điểm] :
a. Yêu cầu về hình thức [ 0,5 điểm]:– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản.– Bài viết có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy, lập luận thuyết phục.

a. Yêu cầu về nội dung [ 2,5điểm]

* Mở bài: Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và trích đoạn thơ:+ Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đòi thường.+ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thức tế ở vùng biển Diêm Điền [Thái Bình], là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. Trong đó tiêu biểu là đoạn thơ: Cuộc đời tuy dài thế…. Để ngàn năm còn vỗ. Đoạn thơ thể hiện khát vọng được sống, được hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu muôn đời , muôn người.* Thân bài:+ Khái quát trước khi phân tích:– Bài thơ Sóng mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là Sóng và Em. Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ.– Đọc cả bài thơ ta thấy quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh, ngoài vẻ đẹp truyền thống là nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt và nghị lực niềm tin. Đến hai khổ cuối, ta còn thấy nữ sĩ có một ước vọng thật đẹp là tình yêu được tan vào sóng để dâng hiến và bất tử vĩnh hằng.+ Khổ thơ thứ 8 là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi khắc khoải, tự nhận thức về mình về tình yêu và hạnh phúc-> Có hai cặp đối lập [ Câu 1- 2; 3-4 ]để khẳng định sự hữu hạn nhỏ bé của đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ. Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu, buồn bã về sự trôi chảy của thời gian và cái hữu hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu, cảm giác hữu hạn này thường xuất hiện ở những con người từng trải, nhất là từng chịu sự đổ vỡ, mất mát, tổn thương, và vì thế, luôn khao khát sự bình yên, khao khát sự vĩnh hằng, vô hạn.+ Khổ cuối: Suy nghĩ như thế nhưng Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng. Từ nhận thức khám phá mà đã mang đến giải pháp [Làm sao được tan ra………ngàn năm còn vỗ]. Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hòa trong tình yêu của mọi người, tan ra không phải mất đi mà hòa giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu cũng đồng thời được nhập vào dòng thời gian vĩnh hằng, tình yêu sẽ trường tồn cùng năm tháng, cùng đất trời, vũ trụ. Vậy là, con người sẽ làm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được cái hữu hạn của cả thời gian và không gian, sẽ vĩnh viễn hóa tình yêu ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng chốc của cuộc đời nếu họ dâng hiến và hi sinh trọn vẹn cho tình yêu.* Nghệ thuật [0,5 điểm]: Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng dạt dào như những đợt sóng biển sóng lòng bồi hồi da diết. Hình ảnh thơ mộc mạc, ẩn dụ và nhân hóa tài hoa.

b. Liên hệ đoạn thơ trong bài Vội Vàng của Xuân Diệu [1.5điểm]

* Khát vọng sống trong đoạn thơ Vội Vàng[0,75 điểm]Bằng việc sử dụng đại từ: tôi,ta; dùng hàng loạt các động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn; sử dụng các bổ ngữ, các từ láy: chếnh choáng, đã đầy…ta thấy nhà thơ khao khát một cách lạ lùng: muốn thâu vào mình sắc hương, nhụy mật của cuộc đời để tận hưởng cảm giác “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc” không chỉ bằng “cái hôn” mà còn mạnh hơn gấp ngàn lần “muốn cắn vào ngươi”. Muốn cắn vào xuân là một ước muốn phi lí của thực tại nhưng lại được chấp nhận trong thơ. Nó cho thấy khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt và nét độc đáo trong phong cách biểu hiện.* Điểm tương đồng và khác biệt [0,75 điểm]– Tương đồng : cả hai nhà thơ đều thể hiện quan niệm và khát vọng sống mãnh liệt.– Điểm khác biệt :+ Với Xuân Quỳnh là sự khao khát được bất tử hóa tình yêu trong giọng thơ dào dạt như những đợt sóng biểu hiện một trái tim phụ nữ vừa da diết lại vừa nồng cháy.+ Với Xuân Diệu lại là khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt trong giọng thơ sôi nổi trẻ trung.

– Nguyên nhân : Do phong cách của từng nhà thơ : Xuân Quỳnh là một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ đầy khát khao hạnh phúc đời thường bình dị còn Xuân Diệu lại là một tiếng lòng rạo rực băn khoăn của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.

——————————-HẾT——————————-

ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI THPT QUỐC GIA 2018
MÔN: NGỮ VĂN

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời, đợi cha mẹ sắp đặt học ở đâu, làm ở đâu… thì rất dễ thương, nhưng chỉ dành cho trẻ em dưới 18 tuổi. Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần “không hư” là được. Không hư là không hại người, không hại mình, không phạm pháp. Còn lại, mình muốn học gì, làm gì, quen ai, sống ở đâu, tiền bạc mình kiếm ra mình tiêu vào việc gì…thì mình quyết. Tự chủ tài chính sẽ tự chủ về nhận thức. Và ngược lại.Đừng sợ sai. Sai thì mình có trải nghiệm, có bài học. Đúng thì mình hưởng.Thông tin giờ nhiều, tự mình tìm tòi, phán đoán, quyết.Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này. Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp. Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời, 100 năm sau, 1000 năm sau nhân loại còn nhắc đến. Phải đi thật xa và thật nhiều, phải học, phải làm….những khi sức khoẻ cho có thể cho mình đi, mình học, mình làm. Phải chịu đựng gian khổ vào những năm tháng mình còn chịu đựng được. Một chén cơm chan nước lã rồi húp, cũng no bụng. Một manh chiếu góc nhà nào đó vẫn ngủ được, có chết đâu. Những cụm từ cảm tính và cái tôi lớn như “tôi không thích, tôi thích, tôi ưa, tôi ghét, tôi ủng hộ, tôi tẩy chay, tôi đưa quan điểm, tôi phản đối, tôi phàn nàn, tôi claim, tôi blame, tôi complain, tôi chán, tôi buồn, tôi cô đơn, tôi cực khổ, tôi x tôi y”….gì đó đã từ lâu không còn nằm trong từ điển của giới trẻ giỏi và tiến bộ.

Họ lặng lẽ làm và làm. Thành tựu sẽ khẳng định ai là ai. .

[Theo //www.facebook.com/TonyBuoiSang, Ngày 17/02/2018]

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “Đừng sợ sai”?
Câu 3. Theo tác giả, “Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần” và “tâm niệm” điều gì?
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: “Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này. Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp. Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời”? Vì sao?

Câu 1 [2.0 điểm]Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống.

Câu 2 [5.0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt [Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017].Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn đối thoại với Đan Thiềm [Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017] để nhận xét quan niệm của các nhà văn về cuộc sống, con người.…………………………Hết………………………..

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC – HIỂU3,0
1Phương thức biểu đạt chính: nghị luận0,5
2Học sinh dựa vào ngữ liệu để trả lời:
Theo tác giả, Đừng sợ sai. Sai thì mình có trải nghiệm, có bài học.
0,5
3Học sinh dựa vào ngữ liệu để trả lời:
Theo tác giả, “Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần không hư” và có “tâm niệm” là “Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp. Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời”.
1,0
4Đây là câu hỏi mở, học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình song cần có quan điểm đúng đắn. Học sinh có thể đồng ý/ không đồng ý/ kết hợp cả hai. Dưới đây là gợi ý tham khảo:– Đồng ý: Lập nghiệp có vai trò quan trọng đối với thanh niên hiện nay. Đúng như ý kiến của Tony, “Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này. Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp. Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời”. Trong cuộc sống, nhu cầu khẳng định tài năng, bản lĩnh là của tất cả mọi người, nhất là giới trẻ hiện nay. Sống trong cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ – những người đang ở độ tuổi tràn đầy sức sống, giàu ước mơ, khát vọng sống có ý nghĩa – càng phải có những hành động thiết thực để lập nên sự nghiệp to lớn. Việc làm đúng đắn đó không chỉ để lại tên tuổi cho bản thân mà còn góp phần phát triển xã hội giàu mạnh, tiến bộ. Muốn vậy, mỗi bạn trẻ cần tích cực học tập, tu dưỡng phẩm chất để có thể lập nên sự nghiệp, thành tựu như ước vọng.– Không đồng ý: “Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này. Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp. Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời”. Ý kiến của Tony không hẳn là đúng hoàn toàn. Trong cuộc sống, không phải bạn trẻ nào cũng có ý thức “hành động với sự nghiệp”, “để lại thành tựu gì đó cho đời”. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình,… Đáng tiếc là hiện nay, còn có một bộ phận không nhỏ thanh niên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm và năng lực của bản thân. Họ sa đà vào các trò chơi thiếu lành mạnh, những tội ác đáng sợ làm hủy hoại nhân cách, tương lai của mình và ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.

– Kết hợp cả hai cách trên.

1,0
II LÀM VĂN7,0
1Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống2,0
a. Yêu cầu về hình thức đoạn văn– Có thể trình bày theo cách diễn dịch/ quy nạp, tổng-phân-hợp,…– Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc. Không mắc lỗi hành văn.

– Sử dụng kết hợp linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận.

0,5
b. Yêu cầu về nội dungHọc sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.– Lòng tự tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.– Vì trong cuộc sống, con người phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Trên con đường lập nghiệp, con đường đến thành công, nếu không có lòng tự tin vào năng lực, bản lĩnh,…của mình thì con người sẽ thiếu ý chí nghị lực, dễ bị nản chí, thất bại. Lòng tự tin sẽ tiếp cho con người sức mạnh vươt qua mọi khó khăn.– Con người sống cần có lòng tự tin, tránh tự ti nhưng không được kiêu ngạo.

– Muốn vậy, mỗi người cần không ngừng học tập lĩnh hội tri thức, bồi dưỡng nhân cách.

0,25 0,75 0,25 0,25
2Cảm nhận về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt … Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô … để nhận xét quan niệm của các nhà văn về cuộc sống, con người.5,0
a. Yêu cầu về hình thức– Viết một bài văn nghị luận văn học– Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt.

– Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; trình bày sạch, đẹp; diễn đạt trong sáng, mạch lạc; không mắc lỗi hành văn.

0,5
b. Yêu cầu về nội dungHọc sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả Lưu Quang Vũ, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích và vấn đề nghị luận.


* Thân bài:
– Cảm nhận nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại với Xác hàng thịt
+ Hồn Trương Ba bị rơi vào nghịch cảnh trớ trêu, bi kịch bị tha hóa.Hồn Trương Ba vốn thanh cao, nhân hậu nhưng khi trú ngụ trong xác hàng thịt dung tục, tầm thường, hồn đã bị nhiễm độc một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của hồn.Hồn lên án, căm ghét, khinh rẻ, kết tội xác là dung tục, tầm thường, “âm u đui mù”, “cái vỏ bên ngoài”.Trước sự những lời lẽ của Xác [Xác vừa giễu cợt, mỉa mai, vừa thanh minh, giãi bày, vừa vuốt ve, an ủi, thuyết phục hồn thỏa hiệp], Hồn đau đớn đuối lý, thấm thía, bất lực nhập lại Xác.+ Hồn Trương Ba có khát vọng đấu tranh với nghịch cảnh để được sống là chính mình [Hồn Trương Ba thoát xác, vì không chấp nhận được tình cảnh sống hiện tại của Hồn]; có khát vọng có một đời sống tinh thần nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, nguyên vẹn.=> Hồn Trương Ba thể hiện bi kịch của con người bị rơi vào nghịch cảnh không được sống là chính mình, bị tha hóa, có khát vọng sống ý nghĩa, khát vọng đấu tranh với nghịch cảnh để bảo vệ những giá trị tinh thần cao đẹp vốn có của mình.

Nghệ thuật:


+ Xung đột kịch gay gắt+ Ngôn ngữ kịch giàu kịch tính, mang tính triết lý sâu sắc, góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật.+ Lời của Hồn ngắn, ngắt quãng, nhiều câu cảm thán, dấu chấm lửng; lời Xác dài, thể hiện sự đuối lý, bất lực của Hồn.+ Giọng điệu hồn yếu ớt dần, giọng xác hả hê, đắc thắng, mỉa mai,..Tất cả góp phần thể hiện bi kịch của Hồn.

– Liên hệ đến nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn đối thoại với Đan Thiềm [Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng]
Hồn Trương Ba và Vũ Như Tô đều là những nhân vật vốn có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuối cùng bị rơi vào bi kịch.+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, có khát vọng lớn lao; say mê nghệ thuật và cái đẹp phi thường, đến mức sẵn lòng hy sinh tính mạng của mình; nhân cách cứng cỏi, cao đẹp nhưng trong suy nghĩ, hành động mắc nhiều sai lầm. Vì thế, nhân vật có kết cục bi thảm. Vũ Như Tô rơi vào bi kịch “vỡ mộng” [ông đau đớn không hiểu vì sao Cửu Trùng Đài lại bị đốt phá, bản thân ông bị nhân dân và quân nổi loạn căm giận, đòi giết].Còn Hồn Trương Ba chỉ là một người lao động bình thường, nhân hậu, chất phác, thanh cao nhưng bị rơi vào hoàn cảnh éo le [“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”]. Nhưng nhân vật vẫn quyết tâm đấu tranh với nghịch cảnh để giữ gìn nhân cách và được sống chân thực là chính mình.+ Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ say mê với cái tài, cái đẹp, với nghệ thuật cao siêu, thuần túy mà xa rời lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.Khác với bi kịch của Hồn Trương Ba là bi kịch tha hóa, bi kịch không được sống chân thực là chính mình, không giữ được những giá trị tinh thần đẹp đẽ, vốn có của mình.

– Nhận xét quan niệm của các nhà văn về cuộc sống, con người:

Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ đều thể hiện những quan niệm đúng đắn, sâu sắc, nhân văn về cuộc sống, con người:+ Quan niệm sống đúng đắn: Sống là mình, với sự hài hòa cả thể xác và tâm hồn, cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, cả lợi ích trực tiếp, thiết thực với lợi ích lâu dài, muôn thuở…+ Phê phán lối sống giả tạo, chạy theo những nhu cầu vật chất dung tục, tầm thường. Phê phán cả lối sống chỉ chú trọng đến đời sống tinh thần, mà bỏ bê đời sống vật chất.+ Trong con người có cả mặt tốt và xấu. Không được đổ lỗi cho hoàn cảnh, con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục tầm thường để hoàn thiện nhân cách.+ Con người cần phải có khát vọng vươn tới những giá trị tinh thần cao đẹp. Sự sống có ý nghĩa còn là khi con người ta có hoài bão phi thường, đem tài năng để phụng sự cho nhân dân, đất nước.

* Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề nghị luận, giá trị tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt và tài năng, tư tưởng của tác giả Lưu Quang Vũ.

0,5 1,5 0,5 0,5 1,0

0,5

Lưu ý: Người chấm có sự khuyến khích đối với bài viết có diễn đạt mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Tránh đếm ý cho điểm.




















ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2018
THƠI GIAN 120 PHÚT

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Tôi đứng lặng trước emKhông phải trước lỗi lầmbiến em thành đá cuộiNhớ vận nước có một thời chìm nổiBắt đầu từ một tình yêuEm hoá đá trong truyền thuyếtCho bao cô gái sau emKhông còn phải hoá đá trong đờiCó những lỗi lầm phải trả bằng cảmột kiếp ngườiNhưng lỗi lầm em lại phải trả bằngmáu toàn dân tộcMáu vẫn thấm qua từng trang tập đọcVó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay…”

[ Trần Đăng Khoa – Trước đá Mị Châu]


Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 2. “Em hoá đá trong truyền thuyết Cho bao cô gái sau em Không còn phải hoá đá trong đời” ? [0,5 điểm]Ở những câu thơ này, theo tác giả sự “hoá đá” của Mị Châu “trong truyền thuyết”có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3. Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa hai câu thơ sau:


“Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay…”. [1,0 điểm]

Câu 4. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ đoạn thơ trên ? [1,0 điểm]


  1. II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1: 2,0 điểm
Từ đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống.

Câu 2: 5,0 điểmPhân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:… Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành.[Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12,Tập 1, NXB Giáo dục 2011]Từ lí tưởng của người lính trong đoạn thơ trên hãy liên hệ với lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng trong đoạn thơ sau:Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.[Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11,Tập 2, NXB Giáo dục 2011]Qua đó, nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2018


THỜI GIAN: 120 PHÚT

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 2: “Em hoá đá trong truyền thuyết Cho bao cô gái sau em Không còn phải hoá đá trong đời”Theo tác giả, sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, về giải quyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộng đồng, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước. Đó là bài học quý báu để những cô gái sau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm lớn lao và bị trừng phạt đau đớn.

Câu 3:

Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc từ sự sai lầm, thờ ơ, mất cảnh giác của An Dương Vương. Nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trang tập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ tới vó ngựa xâm lược của Triệu Đà trái tim mỗi người dân Việt lại như thấm máu.

Câu 4: Bài học về tinh thần cảnh giác .

Bài học về ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước .Bài học về những lỗi lầm trong cuộc sống và trong sự nghiệp.

Câu 1: 2,0 điểm

Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người.

– Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm.
– Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả “một kiếp người”, thậm chí là “máu của một dân tộc”.

– Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc.– Nhận thức: Cần nhận thức, lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân.
Câu 2: 5,0 điểm

  1. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ

* Chân dung hiện thực của người lính:– Bên ngoài: có vẻ kì dị, lạ thường: không mọc tóc, da xanh màu lá ® chiến trường khắc nghiệt vì thiếu thốn, vì bệnh sốt rét đang hoành hành.=> gian khổ.– Bên trong: dữ oai hùm, mắt trừng ® thậm xưng thể hiện sự dũng mãnh. Bề ngoài thì lạ thường nhưng bên trong không hề yếu đuối, vẫn oai phong lẫm liệt ở tư thế “ dữ oai hùm” => ý chí.* Tâm hồn lãng mạn của người lính:– Người lính Tây Tiến là những chàng trai lãng mạn, hào hoa với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương: gửi mộng, mắt trừng=> lãng mạn.– Càng gian khổ => càng căm thù=> tạo thành ý chí + nhờ tâm hồn lãng mạn giúp người lính vẫn sống, vẫn tồn tại trong đạn bom khắc nghiệt.– “dáng kiều thơm”: không làm người lính nản lòng, thối chí mà cổ vũ, động viên chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ.* Lí tưởng cao đẹp của người lính:Câu thơ ”Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh ra trận vì một lý tưởng rất đẹp: “đời xanh” là đời trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…”, những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn. Họ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ nền độc lập, tự do cho tổ quốc: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.* Sự hi sinh cao cả của người lính:– “ mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu”: từ Hán Việt, nấm mồ của người chiến sĩ trở thành mộ chí tôn nghiêm.– “áo bào”: cái chết sang trọng.– Cái bi nâng lên thành hùng tráng bởi lí tưởng của người nằm xuống -> cái chết bi hùng, có bi nhưng không luỵ.– Sông Mã: gợi điển tích Kinh Kha®khí khái của người lính. Cái chết đậm chất sử thi bi hùng bởi tiếng gầm của sông Mã.ó Cả đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, tư tưởng lạc quan và sự hi sinh gian khổ, anh dũng của người lính.

óNghệ thuật: Đoạn thơ có sự kết hợp giữa bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng. Ngoài ra thành công còn được tạo nên nhờ biện pháp đối lập được sử dụng triệt để, biện pháp nói giảm tinh tế, cách sử dụng từ Hán Việt độc đáo…

  1. Từ lí tưởng của người lính trong đoạn thơ trên liên hệ với lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng ở đoạn thơ trích trong “Từ ấy”- Tố Hữu.

– Lí tưởng của người lính trong bài “Tây Tiến”: “ Chiến trường….đời xanh” thể hiện thái độ dứt khoát ra đi với tất cả ý thức trách nhiệm, không tính toán. Sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước.– Lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng ở đoạn thơ trích trong “Từ ấy”: Giác ngộ lý tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Người chiến sĩ cách mạng chủ động, tự giác hoà “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hoà với “mọi người” với “trăm nơi” với quần chúng đông đảo khắp mọi niềm đất nước. Nhóm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao.

– Hai câu sau: “Để hồn tôi với bao hồn khổ …. mạnh khối đời” khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía “bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hoà vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”

  1. Qua đó, nêu suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay.

– Người sống có trách nhiệm là người luôn hướng tới các giá trị chân, thiện, mĩ, luôn hướng tới sự chan hòa, chia sẻ nhân ái, sống vì mọi người, muốn cống hiến tài năng, sức lực cho quê hương, đất nước.– Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.– Thế kỉ 21 là thế kỉ của sự phát triển, vì vậy tuổi trẻ cần: ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật; tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị; có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực; có ý thức rèn luyện sức khỏe; tham gia các hoạt động sản xuất; tham gia các hoạt động chính trị xã hội…Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,

SÓNG XUÂN QUỲNH

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề