Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì năm 2024

Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.

Người phạm tội lén lút, bí mật với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản. Chủ thể của tội phạm Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự Người từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự Mục đích Nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác Hình thức lỗi Lỗi cố ý trực tiếp Quy định pháp luật Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  1. Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  1. Hành hung để tẩu thoát;
  1. Tái phạm nguy hiểm;
  1. Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  1. Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  1. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

  1. Tài sản là bảo vật quốc gia;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

  1. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI DANH

1. Công nhiên chiếm đoạt tài sản

Công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi lợi dụng hoàn cảnh, điều kiện không có khả năng ngăn cản của chủ sỡ hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản để chiếm đoạt một cách công khai. Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai được thể hiện qua việc chiếm đoạt tài sản mà phạm tội không cần che dấu hành vi phạm tội, hành vi đó được thực hiện trước mặt bị hại và những người khác. Mặt khác, việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường, không nhanh chóng và tẩu thoát mà người phạm tội ung dung rời khỏi nơi thực hiện tội phạm.

2. Trộm cắp tài sản

Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình (tức là chiếm đoạt). Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm che dấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

(Tham khảo Tử Điển Pháp Luật Việt Nam – Nhà Xuất Bản Thế Giới)

II. HƯỚNG DẪN CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỦA CẶP TỘI DANH

1. Có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

(Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

2. Có tính chất chuyên nghiệp

Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

– Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cần phân biệt:

– Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

– Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng.

(Tham khảo Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006)

3. Thủ đoạn nguy hiểm: Là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản…

(Mục I.5.1 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/ 12/2001)

4. Tái phạm nguy hiểm

Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

– Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

– Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

(Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

5. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

– Thiên tai: Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013, sửa đổi bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi năm 2020).

– Dịch bệnh: Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

(Khoản 1, Khoản 13 Điều 2 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007).

6. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt: là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

– Dùng thủ đoạn nguy hiểm: là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng khác để chiếm đoạt tài sản hoặc che giấu tội phạm.

(Khoản 1 Điều 4 Nghị Quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020)

7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

– Tình trạng chiến tranh: Là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.

(Khoản 9 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018).

– Tình trạng khẩn cấp: Là khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình.

(Điều 1 Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000).

8. Hành hung để tẩu thoát

– Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.

– Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

9. Bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

(Khoản 7 Điều 4 Luật Di Sản Văn Hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009).

10. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Theo Vụ 14 thì tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” trong các vụ án về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu là hậu quả của hành vi xâm phạm sỡ hữu (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) mà người thực hiện dẫn đến phá vỡ trật tự, kỷ cương cả xã hội một cách nghiêm trọng khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân mất niềm tin, gây hoag mang, lo lắng cho nhân dân, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Hậu quả này phải là hậu quả trực tiếp từ hành vi xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Đối tượng thường xuyên trộm cắp tài sản là vật nuôi tại khu dân cư,… Ngoài ra các đơn vị có thể tham khảo thêm hướng dẫn về tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” nêu tại Nghị Quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 về hướng dẫn áp dụng quy định Bộ Luật Hình Sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chữ vụ.

(Giải đáp số 1120/VKSTC-V14 Về việc tổng hợp, giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiện nghị, đề xuất của đơn vị, Viện Kiểm Sát các cấp trong 03 năm 2020-2022)

Tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” quy định tại khoản 3 các điều 353, 355 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau:

  1. Gây khiếu kiện đông người, biểu tình, gây rối để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước;
  1. Gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân;
  1. Gây khó khăn trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ví dụ: Nguyễn Văn A tham ô tiền hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế dẫn đến Ủy ban nhân dân xã B gặp khó khăn trong việc triển khai chính sách xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

(Khoản 4 Điều 4 Nghị Quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020)

II. CÁC LƯU Ý KHÁC CÓ Ý NGHĨA VỀ ĐỊNH TỘI DANH

1. Về chuyển hoá tội phạm

  1. Theo Nghị quyết 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989

– Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản…

– Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản…

Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản… và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm.

– Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng với tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…, và tùy trường hợp mà kết án họ về tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) và coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thoát”. Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích.

(Tham khảo mục VII Nghị quyết 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989).

  1. Theo Thông tư Liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

(Tham khảo mục I.6.2 Thông tư Liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP).

2. Về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt

Đối với các hành vi xâm phạm sở hữu nói chung việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt; do đó, cần chú ý một số điểm sau đây trong việc xác định giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu:

1. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.

2. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.

3. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (trị giá bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường của tài sản bị xâm phạm tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.

Ví dụ: M thấy một chiếc xe máy dựng trước cửa của một gia đình nên đã vào lấy trộm không quan tâm đó là xe Trung Quốc hay xe Nhật Bản. Trong trường hợp này nếu là xe Trung Quốc thì xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt theo giá trị xe Trung Quốc; nếu là xe Nhật Bản thì xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt theo giá trị xe Nhật Bản.

4. Để xác định đúng giá trị tài sản bị xâm phạm trong trường hợp tài sản bị xâm phạm không còn nữa, cơ quan điều tra cần lấy lời khai của những người biết về tài sản này để xác định đó là tài sản gì; nhãn, mác của tài sản đó như thế nào; giá trị tài sản đó theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm là bao nhiêu; tài sản đó còn khoảng bao nhiêu phần trăm… để trên cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị xâm phạm.

5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương úng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

  1. Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Ví dụ: Tối ngày 12/11/2001 Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem dấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS.

  1. Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.
  1. Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 2.000.000 đồng.

Ví dụ: Thấy trong kho X của Nhà máy Z có rất nhiều tài sản, nhưng sợ bảo vệ phát hiện, nên lợi dụng những lúc sơ hở, M vào kho trộm cắp tài sản và dấu vào người. Mỗi lần trộm cắp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng. M thực hiện đến lần thứ 6 thì bị phát hiện và bị bắt giữ.

Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 700 ngàn đồng; do đó, M phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS.

Cần chú ý là trong các trường hợp trên đây nếu chỉ căn cứ vào các hành vi xâm phạm cùng loại này thì không áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” (điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS) và cũng không áp dụng tình tiết định khung hình phạt “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng quy định về tội phạm tương ứng đó. Trong trường hợp có tình tiết khác định khung hình phạt thì áp dụng khoản tương ứng của điều luật tương ứng có quy định tình tiết định khung hình phạt đó.

(Tham khảo mục III Thông tư Liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về việc hướng dẫn áp đụng một số quy định tại chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ Luật Hình sự năm 1999 – có hiệu lực đến hết ngày 08/10/2021).

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Tổng hợp 31 Nghị Quyết Của Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao Trong Lĩnh Vực Hình Sự, Tố Tụng Hình Sự (từ năm 1986 đến tháng 11 năm 2021)” . https://fdvn.vn/tong-hop-31-nghi-quyet-cua-hoi-dong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-toi-cao-trong-linh-vuc-hinh-su-to-tung-hinh-su-tu-nam-1986-den-thang-11-nam-2021/. Nghị Quyết Số 03/2020/HĐTP/NQ Ngày 30/12/2020 Hướng Dẫn Hướng Dẫn Áp Dụng Một Số Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Trong Xét Xử Tội Phạm Tham Nhũng Và Tội Phạm Khác Về Chức Vụ của Bộ Luật Hình Sự – Stt 01, trang 01-10.

– Tổng hợp 31 Nghị Quyết Của Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao Trong Lĩnh Vực Hình Sự, Tố Tụng Hình Sự (từ năm 1986 đến tháng 11 năm 2021)” . https://fdvn.vn/tong-hop-31-nghi-quyet-cua-hoi-dong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-toi-cao-trong-linh-vuc-hinh-su-to-tung-hinh-su-tu-nam-1986-den-thang-11-nam-2021/. Nghị Quyết Số 04/HĐTPTANDTC/NQ Ngày 29/11/1986 Hướng Dẫn Áp Dụng Một Số Quy Định Trong Phần Các Tội Phạm Của Bộ Luật Hình Sự – Stt 30, trang 420-452.

– Giải đáp số 1120/VKSTC-V14 ngày 28/3/2023 của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao “Về việc tổng hợp, giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiện nghị, đề xuất của đơn vị, Viện Kiểm Sát các cấp trong 03 năm 2020-2022”. https://fdvn.vn/wp-content/uploads/2023/04/luu-ban-nhap-tu-dong-2.pdf. Trang số 2-3, Cập nhật ngày 28/3/2023/

– LUẬT SƯ FDVN, “Trộm cắp tài sản khi say rượu có bị xử lý”, https://fdvn.vn/trom-cap-tai-san-khi-say-ruou-co-bi-xu-ly/. Cập nhật ngày 19/01/2023.

– LUẬT SƯ FDVN, “Trộm cắp hai lần xử lý thế nào” https://fdvn.vn/pham-toi-trom-cap-tai-san-2-lan-xu-ly-nhu-the-nao/. Cập nhật ngày 09/7/2019.

– LUẬT SƯ FDVN “Quyền Con Người Trong Pháp Luật Hình Sự – Từ Góc Độ Cải Cách Tư Pháp”, https://fdvn.vn/quyen-con-nguoi-trong-phap-luat-hinh-su-tu-goc-do-cai-cach-tu-phap/ . Cập nhật ngày 14/02/2022.