Mẹo chữa bạch biến

Bạch biến không nhất thiết phải điều trị, nhiều người có thể trang điểm hoặc quần áo để che những vùng da khác màu này. Tuy nhiên, những người mong muốn điều trị bệnh bạch biến vẫn có những lựa chọn y khoa giúp ngăn ngừa tình trạng này lan rộng, thậm chí có khi giúp khôi phục lại một số sắc tố da.

Nhìn chung, vùng da bạch biến ở mặt có khả năng đáp ứng điều trị nhanh nhất. Các vùng khác trên cơ thể như môi, nhũ hoa, đầu ngón chân và ngón tay sẽ khó điều trị hơn.

Những tin đồn về các cách chữa bệnh bạch biến

Thực tế, có những nhận định sai lầm về việc điều trị bệnh bạch biến thường được mọi người truyền tai nhau.

Đầu tiên, mọi người cho rằng không thể nào chữa khỏi bạch biến. Mặc dù không phải ai cũng may mắn đáp ứng tốt với điều trị và có thể khôi phục lại sắc tố da như ban đầu nhưng vẫn có những người bệnh đạt được kết quả tốt. Vì vậy, tin đồn này không phản ánh đúng sự thật về khả năng chữa trị bạch biến.

Quan niệm thứ hai là sử dụng psoralen đường uống – chất được sử dụng trong một số phương pháp chữa bệnh bạch biến – sẽ gây độc cho gan. Tuy nhiên, thuốc uống psoralen thật sự không gây độc lên gan.

Thứ ba, phương pháp điều trị kết hợp psoralen và tia UVA [PUVA] cho người bệnh bạch biến có khả năng gây ung thư da. Khi được sử dụng để điều trị bạch biến, liệu pháp PUVA được yêu cầu thực hiện với số lần hạn chế – với con số khoảng 150 lần thì vẫn chưa được chứng minh là gây ung thư da. Nếu so sánh, số lần điều trị bằng phương pháp PUVA cho bệnh vẩy nến có khi nhiều gấp đôi so với bệnh bạch biến. Đã có khảo sát cho thấy một tỷ lệ nhỏ người bệnh được điều trị bằng PUVA với hơn 250 lần có khả năng phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy trên da. Tuy nhiên, loại ung thư này có thể điều trị.

Các lựa chọn trong điều trị bệnh bạch biến

Các cách chữa bệnh bạch biến đều nhằm mục đích khôi phục lại cân bằng màu sắc cho làn da của người bệnh. Một số phương pháp sẽ giúp bổ sung thêm sắc tố trong khi một số cách sẽ loại bỏ sắc tố. Tùy chọn cách chữa trị sẽ tùy thuộc vào:

  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh
  • Vị trí và kích thước các vùng da bị bạch biến
  • Số lượng các mảng da bị mất sắc tố
  • Các vị trí da bạch biến lan rộng đến đâu
  • Cơ thể đáp ứng với điều trị như thế nào

Các cách chữa bệnh bạch biến bao gồm điều trị y khoa, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp điều trị đều có hiệu quả với tất cả mọi người, một số cách còn có khi gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn. Hãy luôn liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn khi điều trị để họ điều chỉnh lại liều lượng hoặc cung cấp các lựa chọn thay thế khác.

Điều trị y khoa

Bạn thường phải mất khoảng 3 tháng điều trị trước khi thấy hiệu quả. Các cách điều trị y khoa bao gồm:

Kem bôi ngoài da

Một số loại kem gồm corticosteroid, có thể giúp trả lại sắc tố cho những mảng da bạch biến trong giai đoạn đầu hoặc làm chậm sự tăng trưởng bệnh. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc với các loại kem bôi có tác dụng nhưng cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Teo da tại chỗ bôi thuốc
  • Mỏng da
  • Lông tăng trưởng nhanh
  • Kích ứng da

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Theo thống kê có 1% dân số Hoa Kì mắc bệnh bạch biến.

Bạch biến chia làm 2 thể chính: thể khu trú và thể lan tỏa

Thể khu trú:

  • Bạch biến từng điểm [Focal vitiligo]:một hoặc nhiều dát giảm sắc tố ở một vị trí
  • Bạch biến thể đoạn [Segmental vitiligo]: tổn thương là một hoặc nhiều dát giảm sắc tố, phân bố theo đường đi của dây thần kinh, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em
  • Thể niêm mạc [Mucosal vitiligo]: chỉ có tổn thương ở niêm mạc

Thể lan tỏa:

  • Thể ở các cực [Acrofacial vitiligo]: tổn thương ở các ngón tay, chân và quanh các hốc tự nhiên ở măt
  • Thể thông thường [Vitiligo vulgaris]: các mảng giảm sắc tố riêng rẽ và phân bố rộng rãi
  • Thể hỗn hợp [ Mixed vitiligo]: tổn thương bao gồm cả ở các cực và rải rác toàn thân
  • Bạch biến toàn thể [ universal vitiligo]: giảm sắc tố toàn bộ hoặc gần như toàn bộ cơ thể, thường phối hợp với các hội chứng nội tiết

Vì nguyên nhân chính xác gây bệnh hiện nay chưa biết rõ nên chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch biến, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị triệu chứng bệnh, đáp ứng tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

Điều trị bạch biến không ổn định[ bệnh còn đang tiến triển]

  • Corticoid toàn thân
  • Betamethason hoặc dexamethason 5 mg trong 2 ngày liên tiếp/tuần trong 4 -6 tháng, liệu pháp này làm ngừng tiến triển bệnh ở trên 90% bệnh nhân
  • Phối hợp điều trị với liệu pháp ánh sáng Sau khi bệnh ngừng tiến triển
  • Methotrexat [MTX]
  • Sử dụng MTX 10mg/tuần trong 24 tuần có hiệu quả tương đương dexamethason trong kiểm soát tiến triển bệnh.
  • Minocyclin: Sử dụng minocyclin 100mg/ngày/6 tháng cho kết quả tương đương betamethasone.
  • Thuốc Ginkgo biloba làm giảm tiến triển của bệnh với liều 40 mg x 3 lần/ngày trong 6 tháng theo nghiên cứu của Parsad.
  • Một số thuốc ức chế miễn dịch khác như cyclophosphamid, cyclosporin… không chứng minh được vai trò trong kiểm soát bệnh.

Điều trị bạch biến ổn định[ bệnh ngừng tiến triển trong vòng 1 năm]

Sử dụng corticoid tại chỗ loại mạnh- loại II theo phân loại của Mỹ [betamethasone valerat, clobetasol] bôi 1 lần/ngày, không quá 3 tháng. Có thể phối hợp với liệu pháp ánh sáng cho hiệu quả cao

Theo một vài nghiên cứu, thuốc ức chế calcineurin có hiệu quả tương đươngvới clobetasol 0.05%  và ít tác dụng phụ hơn. Do đó, thước được ưu tiên điều trị cho tổn thương vùng mặt, cổ để hạn chế tác dụng phụ của corticoid

Cách dùng: Bôi 2 lần/ngày trong 6 tháng, nếu đáp ứng có thể dùng trên 12 tháng. Với tổn thương ở đầu chi có thể băng bịt qua đêm.

Tỉ lệ tái phát sau dừng thuốc khoảng 15% sau 6 tháng, do đó cần bôi duy trì để hạn chế sự tái phát.

Phối hợp bôi tại chỗ thuốc ức chế calcineuron với điều trị với ánh sáng đặc biệt là laser excimer cho hiệu quả điều trị cao.

Calcipotriol không được khuyến cáo sử dụng đơn độc nhưng dùng kết hợp với corticoid làm tăng tác dụng của thuốc

  • Chiếu UVB dải hẹp [NB-UVB]

Tia UVB dải hẹp hiện nay là đại diện cho liệu pháp điều trị ánh sáng đối với bạch biến không hoạt động. Liệu pháp này có thể làm phục hồi sắc tố > 75% ở trên 70% bệnh nhân và tỉ lệ tái phát thấp hơn các phương pháp điều trị tại chỗ khác.

Phác đồ điều trị: chiếu 2-3 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng, sau đó có thể kéo dài đến 1 năm, ngừng đt nếu sau 3 tháng không có tác dụng hoặc phục hồi sắc tố 75%.

  • Ghép tế bào
  • Ghép tế bào không qua nuôi cấy.
  • Ghép tế bào qua nuôi cấy
  • Làm mất sắc tố
  • Ở những bệnh nhân có bạch biến rộng và khó điều trị , làm mất sắc tố các vùng còn lại thông qua phương pháp hóa học hoặc vật lý có thể có tác dụng về mặt thẫm mỹ. Esteethyl monobenzone [MBEH] là dẫn xuất hydroquinone [HQ]. Không giống như HQ, MBEH gây ra sự mất sắc tố gần như không thể hồi phục. Các bệnh nhân có da với typ da sẫm màu[ typ V –VI theo Fitzpatrick], sự tương phản giữa màu da và tổn thương bạch biến quá rõ ràng, có thể là ứng cử viên tốt nhất để sử dụng liệu pháp này. Bên cạnh đó, các bệnh nhân có typ da sáng màu [ I và II] có thể đạt được hiệu quả thẫm mỹ tốt hơn khi sử dụng các chất làm mất sắc tố so với các thuốc làm tái nhiễm sắc ở vùng tổn thương. Cách dùng: MBEH 20% bôi vào vùng da có sắc tố 2-3 lần/ngày. Tiếp xúc kéo dàiánh nắng mặt trời nên tránh trong quá trình điều trị , các loại kem chống nắng phù hợp nên được sử dụng. Mất sắc tố thường thuđược sau 1-4 tháng điều trị . Sau 4 tháng điều trị không thành công, nên ngưng dùng thuốc. Khi đạt được mức độ mất sắc tố mong muốn , monobenzone nên được dùng duy trì 2 lần /tuần

    Laser ruby 755 nm Q-switched có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kếthợp với methoxyphenol để gây mất sắc tố, dựa vào cơ chế phá hủy sắc tố và các tế bào chứa sắc tố

    Video liên quan

    Chủ Đề