Tính đến năm 1996 có bao nhiều quốc gia phóng thành công vệ tinh lên vũ trụ

T.CHÍ   -   Thứ tư, 25/07/2018 07:00 (GMT+7)

Cách đây hơn 10 năm, ngày 19.4.2008, vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam Vinasat 1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Tiếp bước thành công, 4 năm sau, Vinasat 2 bay lên quỹ đạo. Với việc phóng thành công 2 vệ tinh lên quỹ đạo đã ghi dấu sự kiện lịch sử của ngành viễn thông, đánh dấu việc Việt Nam có chủ quyền trên quỹ đạo không gian.

Tính đến năm 1996 có bao nhiều quốc gia phóng thành công vệ tinh lên vũ trụ
Với việc phóng thành công 2 vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2, Việt Nam đã xác lập chủ quyền trên không gian, đưa ngành viễn thông, công nghệ thông tin cất cánh. Ảnh: PV

Quá trình đàm phán khó khăn để giành vị trí

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hồ Công Lâm - Giám đốc Ban Phát triển mạng quốc tế của TCty Hạ tầng mạng (thuộc VNPT) - chia sẻ, quỹ đạo vệ tinh là tài nguyên có hạn và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chỉ chấp nhận đăng ký theo nguyên tắc ai đến trước được đăng ký trước, người đến sau không được gây can nhiễu cho người đến trước và cũng không có luật nào buộc các nước phải có tinh thần hợp tác nên quá trình đàm phán phối hợp quỹ đạo với đối tác các nước rất khó khăn và kéo dài. Việt Nam phải thực hiện các thủ tục đăng ký vị trí quỹ đạo và phối hợp tần số từ năm 1996 và phải đàm phán thỏa thuận với 27 quốc gia.

Sau hơn 10 năm thực hiện các thủ tục phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh hết sức phức tạp, đầu năm 2008, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành phối hợp với các mạng vệ tinh xung quanh vị trí quỹ đạo 132E để sẵn sàng phóng vệ tinh Vinasat 1. Để giành được tần số và vị trí quỹ đạo cho vệ tinh Vinasat 1, Việt Nam không chỉ ứng dụng mà còn trực tiếp tham gia xây dựng và đấu tranh tại các diễn đàn quốc tế để hiện thực hóa các dự án vệ tinh.

Đối với băng tần C mở rộng đường xuống của Vinasat 1, khi triển khai dự án vệ tinh, các chuyên gia tư vấn quốc tế khẳng định việc sử dụng rất khó khăn, kích thước antenna đài trái đất lên đến 3,5m. Tuy nhiên, nhờ ứng dụng công nghệ mã hóa hiện đại (Turbo Code) Vinasat 1 đang cung cấp tốt dịch vụ trên băng tần C - mở rộng với đường kính antenna chỉ có 2,4m. Một số vấn đề liên quan tới kỹ thuật như yêu cầu của ITU đối với băng tần đường lên của Vinasat 1 Việt Nam cũng đã mất rất nhiều công sức đấu tranh để đạt được một nghị quyết riêng.

Xác lập chủ quyền không gian

Sau thành công của Vinasat 1, VNPT đã hoàn thành triển khai dự án đầu tư và phóng thành công vệ tinh Vinasat 2 vào quỹ đạo vào lúc 5h13 ngày 16.5.2012, tại phòng điều khiển Trung tâm Vũ trụ Châu Âu. Vinasat 2 do Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất, sử dụng công nghệ khung A2100A. Việc phóng thành công Vinasat 2 vào thời điểm đó đã đưa Việt Nam là một trong 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới phóng thành công và sở hữu vệ tinh địa tĩnh; khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam; chiếm lĩnh các quỹ đạo địa tĩnh quan trọng, thiết yếu. Thông qua vệ tinh địa tĩnh, Việt Nam kiểm soát chặt chẽ được chủ quyền không gian của đất nước và có khả năng quét một số vùng không gian của một số khu vực trên thế giới; góp phần vào việc cung cấp dịch vụ của Việt Nam cho các nước thông qua dịch vụ vệ tinh. “Việc vận hành vệ tinh Vinasat 1 và 2, Việt Nam đã tự chủ được thông tin vệ tinh của mình trong phát thanh truyền hình, viễn thông và nhất là an ninh quốc phòng, bởi vì chúng ta không thể sử dụng vệ tinh của nước ngoài để bảo vệ an ninh quốc phòng Việt Nam” - đại diện lãnh đạo VNPT cho biết.

Nói về hiệu quả mà vệ tinh mang tới, lãnh đạo VNPT cho biết, các nước trước đây độc quyền về cho thuê dịch vụ vệ tinh, khi Việt Nam phóng thành công vệ tinh, họ phải giảm giá cho Việt Nam; mức giảm trung bình khoảng từ 50-70%. Còn ông Hồ Công Lâm khẳng định, sự kiện phóng vệ tinh Vinasat 1 được coi là bước đầu thực hiện giấc mơ không gian của Việt Nam, phát triển mở rộng, hình thành mạng lưới viễn thông đồng bộ từ hệ thống cáp quang, hệ thống vô tuyến đến hệ thống thông tin vệ tinh, đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết.

Tính đến giữa năm 2017, VNPT đã khai thác trên 95% dung lượng của Vinasat 1 và hơn 60% dung lượng của Vinasat 2. Đây là nỗ lực của VNPT trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các nhà khai thác trong khu vực.

Tính đến năm 1996 có bao nhiều quốc gia phóng thành công vệ tinh lên vũ trụ
 

TPO - Tính đến tháng 4/2020, quốc gia này đã có 1.308 vệ tinh được đăng ký nằm trên quỹ đạo. Con số này vượt quá tổng số vệ tinh của các nước còn lại trong Top 10, vượt xa nước thứ hai với 356 vệ tinh.

Về khoa học, việc phóng được vệ tinh là một thành tựu vượt bậc, hứa hẹn những khám phá to lớn về vật lý không gian. Về chính trị, phóng vệ tinh cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát bầu trời, thiết lập hệ thống truyền thông tin, do thám, tiến tới làm chủ không gian. Thành tựu này cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu một cuộc chạy đua mới, cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.

Ngày 12-4-1961, Yuri Gagarin, nhà du hành vũ trụ người Nga trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu vũ trụ Phương Ðông 1. Ngày 5-5-1961, Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Ngày 20-2-1962, J. Glenn, người Mỹ bay quanh Trái đất ba vòng. Ngày 27-8-1962, Mỹ thực hiện thành công chuyến phóng tên lửa tới sao Kim. Tháng 11-1962, Nga phóng tên lửa đầu tiên tới sao Hỏa. Tháng 10-2003, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu có người lái đầu tiên và trở thành quốc gia thứ ba tự đưa người lên quỹ đạo thành công, sau Mỹ và Nga.

Những thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô gắn liền với tên tuổi của vị Tổng công trình sư vĩ đại Sergei Pavlovits Korolev. Ông là nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào vũ trụ từ giữa thế kỷ 20. Mặc dù được đào tạo trở thành nhà thiết kế máy bay và đạt được những tiến triển thuận lợi trong công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa, Korolev vẫn say mê với ý tưởng du hành trong không gian bằng tên lửa.

Năm 1953, ông đề xuất sử dụng tên lửa R-7 để đưa vệ tinh lên quỹ đạo không gian. Korolev và nhóm làm việc của ông cho rằng đây là lĩnh vực có thể đưa Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ, Liên Xô nên là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa được vệ tinh lên quỹ đạo. Ðích thân Korolev chỉ đạo việc chế tạo Spoutnik, dự án tiến hành rất khẩn trương. Và ngày 4-10-1957, "vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người" Spoutnik 1 được phóng lên quỹ đạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục khoảng không vũ trụ. Vệ tinh này được phóng thành công ngay từ lần đầu tiên trở thành sự kiện gây chấn động toàn thế giới.Vệ tinh nhân tạo lớn nhất hiện bay quanh Trái đất là Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Năm nay, Vệ tinh Iubiley (Kỷ niệm) dự kiến được chế tạo đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày phóng vệ tinh đầu tiên của Trái đất. Vệ tinh mini hiện nay đang có nhu cầu rất cao trên thế giới vì chúng có thể dùng để phục vụ thông tin liên lạc, thử nghiệm công nghệ mới và "hiệu chỉnh" các thiết bị thăm dò viễn tín Trái đất, định vị hay các chương trình giáo dục. Ngoài ra, vệ tinh mini còn có giá thành rẻ và thời gian chế tạo chỉ mất khoảng một năm.

Vệ tinh Iubiley dự kiến sẽ truyền các thông tin âm thanh, hình ảnh và cả video về 50 năm phát triển lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ kể từ khi phóng vệ tinh đầu tiên của Trái đất. Những vệ tinh mini của Nga ngày nay rất đa dạng về chủng loại. Vệ tinh càng ngày càng trở nên nhỏ và nhẹ hơn.

Ðã có những vệ tinh cực nhỏ với trọng lượng dao động từ 10 đến 100 kg và những vệ tinh siêu nhỏ (sử dụng công nghệ nano) chỉ nặng từ một đến 10 kg. Các nhà sáng chế thậm chí còn ấp ủ ý tưởng chế tạo nên loại vệ tinh chỉ nặng chưa đầy một kg. Một trong những ưu điểm của vệ tinh mini là làm giảm giá thành sản xuất cũng như chi phí đưa lên quỹ đạo. Trung Quốc vừa phóng thành công lên vũ trụ vệ tinh nghiên cứu tài nguyên thứ ba hợp tác chế tạo với Brazil.

Vệ tinh này, có tên gọi 02B, nặng 1.452kg, sẽ hoạt động trên quỹ đạo hai năm, với nhiệm vụ thu thập thông tin về các nguồn tài nguyên bằng các camera có độ phân giải cao, sau đó gửi về cho các trạm tiếp nhận ở Trung Quốc, Brazil và một số nước khác, phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, quy hoạch thành phố cũng như công tác khảo sát các nguồn tài nguyên đất.

Theo Giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) A.Perminov, Nga hiện đang hợp tác với gần 40 nước trên thế giới trong lĩnh vực vũ trụ. Trong những năm gần đây sự hợp tác giữa Roscosmos với các nước đã được tăng cường mạnh mẽ, không những trong các dự án chung và các hợp đồng về dịch vụ phóng tên lửa và vệ tinh, mà cả trong các hiệp định khác nhau trong lĩnh vực vũ trụ. Roscosmos hợp tác với các nước A-rập và Mỹ La-tinh trong các dự án thăm dò Trái đất từ xa, các hệ thống liên lạc vũ trụ, phóng vệ tinh...

Theo ông Perminov, một "căn cứ" vũ trụ kiểu mới có người điều khiển của Nga, sẽ được xây dựng trên quỹ đạo gần Trái đất sau khi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) kết thúc thời hạn sử dụng vào năm 2020, sẽ tạo điều kiện cho các con tàu bay lên Mặt Trăng và các hành tinh khác. Ông cho biết hiện nay "căn cứ" vũ trụ mới được xem là một dự án của Nga, nhưng không loại trừ sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Việc xây dựng "căn cứ" mới này được hoạch định trong chương trình trung hạn phát triển ngành vũ trụ quốc gia của Nga từ nay đến năm 2025.

Các nhà khoa học đang có những dự án ngày càng táo bạo thám hiểm và nghiên cứu những hành tinh "láng giềng" của Trái đất, hứa hẹn những thành tựu chấn động mới trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Dự kiến, đến năm 2025, Nga sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng và xây dựng một trạm hoạt động lâu dài trên đó trong khoảng thời gian từ năm 2028-2032.

Nga đã soạn thảo một kế hoạch dài hạn đến năm 2040 cho ngành công nghiệp vũ trụ của nước này và chuyến bay có người điều khiển lên sao Hỏa có thể sẽ được thực hiện sau năm 2025. Trong giai đoạn đầu, Roscosmos sẽ tập trung thám hiểm quỹ đạo gần Trái đất.

Ngày 25-9, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kế hoạch đến năm 2037 sẽ đưa người lên sao Hỏa, nhằm mục tiêu tạo ra nền "văn minh vũ trụ trong tương lai". NASA cũng vừa phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Dawn vào không gian. Với chế độ lái tự động, tàu vũ trụ Dawn phải thực hiện một số nhiệm vụ trong đó có việc tìm hiểu quá trình hình thành của Hệ Mặt Trời cách đây 4,6 tỷ năm bằng cách thu thập thông tin về hai tiểu hành tinh Vesta và Ceres, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc; khám phá các nguyên tố hình thành nên các hành tinh Trái đất, sao Hỏa, sao Thủy và sao Kim...

Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản phóng thành công vệ tinh thăm dò Mặt Trăng đầu tiên của nước này. Hàn Quốc dự kiến hoàn tất trung tâm vũ trụ đầu tiên vào cuối năm 2008, đặt nền móng khoa học và công nghệ cho hoạt động thám hiểm vũ trụ của nước này trong hàng chục năm tới.

Ðồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc thông báo đã tuyển chọn được nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nước này để lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong chuyến bay của tàu vũ trụ Liên hợp (Soyuz) của Nga vào năm tới.

Ấn Ðộ dự kiến đến năm 2015 sẽ phóng được tàu vũ trụ có người lái trên cơ sở sử dụng các hệ thống và công nghệ trong nước, bắt đầu bằng việc phóng một tàu vũ trụ không người lái mang tên Chandrayaan-1 lên Mặt Trăng vào tháng 4-2008, với chi phí khoảng 97 triệu USD.

H.G