Tin nhắn sms tối đa bao nhiêu ký tự

Dịch vụ tin nhắn ngắn [SMS - Short Message Services] là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng vẫn bản ngắn qua mạng không dây [không quá 160 ký tự, bao gồm chữ cái, số và một số ký tự khác]. Số lượng ký tự trong mỗi tin nhắn được áp dụng theo ngôn ngữ của từng quốc gia khác nhau, đối với tin nhắn tiếng Việt có dấu thì tối đa chỉ được 70 ký tự/SMS, đối với tiếng Việt không dấu hoặc Tiếng Anh thì mới viết được 160 ký tự/SMS. Nếu quá ký tự sẽ phát sinh thêm tin nhắn nối tiếp, dẫn đến sinh phí. Do vậy, các nhà mạng Việt Nam [MobiFone, Vinaphone, Viettel] luôn sử dụng tiếng Việt không dấu khi nhắn tin thông báo dịch vụ với khách hàng qua SMS.

Không giống như nhiều dịch vụ nhắn tin hiện nay, chẳng hạn như MMS và các dịch vụ gọi thoại khác, tin nhắn SMS vẫn hoạt động trên các mạng cơ bản và dựa trên 3 công nghệ mạng lớn đó là GSM, CDMA và TDMA.

Dịch vụ tin nhắn ngắn có trên hầu hết các điện thoại di động và một số [[Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân trong Android TV

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1985, một mình trong căn phòng ở Bonn [Đức], Friedhelm Hillebrand gõ vu vơ vào máy đánh chữ rồi đếm lượng chữ cái, số, dấu, khoảng cách và nhận thấy mỗi câu dù dài 1 hay 2 dòng đều chứa chưa tới 160 ký tự.

Con số kỳ lạ này giúp nhà nghiên cứu khoa học Hillebrand thiết lập chuẩn cho một trong những mô hình liên lạc số phổ biến nhất hiện nay: tin nhắn SMS.

Phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

SMS là dịch vụ tin nhắn ngắn đang được dùng rất phổ biến. Người Mỹ gửi SMS còn nhiều hơn gọi điện [trung bình mỗi người gửi 357 tin nhắn/tháng so với 204 cuộc gọi trong quý II/2008].

30 năm trước, SMS [Simple Message Service - dịch vụ tin nhắn đơn giản] đã được giới thiệu đến người dùng điện thoại di động trên toàn thế giới, cho phép họ gửi đi những tin nhắn văn bản dài 160 ký tự. Nó đã ra đời như thế nào và sẽ ra sao nếu bạn muốn nhắn tin dài hơn? Hãy cùng khám phá lịch sử và nguồn gốc của SMS.

SMS: sinh ra ở châu Âu

SMS bắt nguồn vào năm 1984, do Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert nghĩ ra khi đang làm việc tại tổ chức ETSI, nơi lúc bấy giờ đang phát triển một chuẩn điện thoại di động kỹ thuật số mới gọi là GSM [Global System for Mobile Communications].

Hillebrand đề xuất ý tưởng cho phép gửi đi những đoạn tin nhắn văn bản kỹ thuật số ngắn thông qua mạng điện thoại di động GSM sắp ra mắt. Để đảm bảo tính kinh tế, dịch vụ tin nhắn này sẽ tận dụng không gian trước đây chưa được dùng đến trong một kênh điều khiển liên kết vô tuyến, vốn thường chỉ chứa thông tin về độ mạnh tín hiệu và các cuộc gọi đến. Tổ chức phát triển GSM hình dung SMS sẽ được sử dụng trên các thiết bị nhắn tin vô tuyến đầu cuối, các trạm di động trên xe ô tô, và các thiết bị cầm tay tương lai.

Năm 2009, tờ L.A. Times đưa tin rằng các kỹ sư ban đầu chỉ có thể “nhét” 128 ký tự vào không gian trống kích cỡ 140 bytes trong kênh điều khiển liên kết vô tuyến, nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng bằng cách dùng mã hóa văn bản 7-bit, họ có thể tăng số lượng ký tự lên tối đa 160. Sau một số thử nghiệm tiến hành bởi Hillebrand, trong đó ông phân tích độ dài của các mẫu bưu thiếp và các tin nhắn Telex - sau đó gõ ra những đoạn tin nhắn ngắn và đếm số ký tự - ông đã thuyết phục được những nhà nghiên cứu khác rằng 160 ký tự là quá đủ cho SMS.

Orbitel 901, chiếc điện thoại được dùng để gửi đi tin nhắn SMS chính thức đầu tiên

SMS chính thức được tích hợp vào GSM từ năm 1985, với một bộ tiêu chuẩn liên quan dịch vụ này được thông qua vào năm 1987, và công nghệ SMS đã được công bố rộng rãi và miễn phí đến toàn thế giới. Tin nhắn SMS chính thức đầu tiên được truyền đi vào ngày 3/12/1992, khi kỹ sư Neil Papworth của Sema Group gửi nội dung “Merry Christmas” đến một đồng nghiệp tên Richard Jarvis bằng chiếc điện thoại di động Orbitel 901.

Sau sự kiện đó, số lượng SMS đã tăng nhanh chóng. Năm 2020, chỉ riêng người dùng điện thoại di động tại Mỹ đã gửi đi đến 2,2 nghìn tỷ tin nhắn SMS và MMS, và trên toàn cầu có khoảng từ 4 - 5 tỷ người gửi và nhận tin nhắn văn bản mỗi ngày. Nói cách khác, đại đa số người dùng điện thoại trên Trái đất đã và đang sử dụng SMS cho hoạt động giao tiếp.

Tác động văn hóa của SMS

Ban đầu, nhắn tin trên điện thoại di động là việc khá chậm chạp và rắc rối, khi mà mỗi phím số trên bàn phím điện thoại đại diện cho đến 3 ký tự. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của các từ viết tắt như OMW [on my way], G2G [got to go], và IDK [i don’t know] mà ngày nay cực kỳ phổ biến trong các cuộc trò chuyện trên mạng internet.

Dần dần, các thiết bị từ Blackberry và nhiều công ty khác ra đời với bàn phím QWERTY hoàn chỉnh, giúp đẩy tốc độ nhắn tin SMS lên đáng kể. Ngày nay, hầu hết các smartphone đều có bàn phím QWERTY ảo với chức năng dự đoán từ để tăng tốc hơn nữa quá trình gõ.

Giới hạn 160 ký tự trong tin nhắn SMS là một trong những lý do tại sao ban đầu, các đoạn tweet trên mạng xã hội Twitter chỉ có 140 ký tự. Vào thời điểm trước sự bùng nổ của những chiếc smartphone nhỏ gọn mà chúng ta nhét túi quần mang đi mỗi ngày, nhà sáng lập Twitter là Jack Dorsey đã thiết kế mạng xã hội này sao cho hoạt động tốt trên các điện thoại di động với chức năng SMS, và không quên dành lại 20 ký tự để chèn tên người dùng vào đoạn tweet. Từ năm 2017, Twitter tăng giới hạn ký tự trong mỗi tweet lên 280, bởi lúc này, hầu hết người dùng đã đăng tweet thông qua ứng dụng Twitter trên smartphone hoặc website.

BlackBerry với bàn phím QWERTY đầy đủ là thiết bị nhắn tin yêu thích của nhiều người

Hơn cả 160 ký tự

Năm 2002, các nhà mạng bắt đầu hỗ trợ bản mở rộng của SMS, gọi là MMS [multimedia message service]. MMS cho phép điện thoại gửi ảnh, video, và âm thanh đến người ở đầu bên kia. Nó cũng hỗ trợ các đoạn tin nhắn lên đến 1.600 ký tự.

Khá thú vị là, hầu hết các mạng di động hiện đại sẽ tự động cắt những tin nhắn dài hơn 160 ký tự thành nhiều tin nhắn SMS và ghép chúng lại khi người kia nhận được trên điện thoại của họ, do đó giới hạn 160 ký tự của SMS trên thực tế không còn phiền phức như trước đây nữa.

Ngày nay, có rất nhiều hệ thống tin nhắn di động thay thế cho SMS, đa phần sử dụng các máy chủ internet làm trung gian, và tất cả đều hỗ trợ tin nhắn nhiều hơn 160 ký tự. Những cái tên nổi bật bao gồm: Apple iMessage [tối đa 18.996 ký tự], WhatsApp [65.536 ký tự], Facebook Messenger [2.000 ký tự], và Telegram Messenger [4.096 ký tự]. Ngoài ra, Google cũng khuyến khích một chuẩn mới gọi là RCS [Rich Communication Service] - được xem là kẻ kế tục SMS và MMS - với số lượng ký tự tối đa lên đến 8.000.

Trên hầu hết các dịch vụ đó - giống như SMS ngày nay - nếu bạn vượt quá số ký tự giới hạn, tin nhắn sẽ được tự động chia ra thành nhiều tin nhắn nhỏ. Rõ ràng, chúng ta ai cũng muốn nhắn gửi những lời thật đầy đủ và thoải mái, và các dịch vụ nhắn tin cũng chẳng có lý do gì lại từ chối khách hàng!

Một tin nhắn SMS có tối đa bao nhiêu ký tự tiếng Việt có dấu?

Tùy vào từng ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Trung Quốc hoặc Ả Rập thì kích thước tối đa 1 tin nhắn SMS là 70 ký tự. Tại sao vậy? Cũng như chữ Việt Nam, nếu bạn viết có dấu thì tối đa chỉ được 70 ký tự, không dấu [như tiếng Anh] thì sẽ tối đa là 160 ký tự.

1 tin nhắn giới hạn bao nhiêu ký tự?

TTO - Ngày nay, tin nhắn điện thoại SMS là công cụ giao tiếp không thể thiếu trong đời sống hiện đại, giúp mọi người trao đổi thông điệp một cách dễ dàng và tiết kiệm. Tuy nhiên, ít người biết tới lí do vì sao tin nhắn điện thoại chỉ giới hạn 160 ký tự, và bên trong là cả một câu chuyện dài.

1 tin nhắn MobiFone bao nhiêu ký tự?

Quy định. Nhắn tin từ điện thoại di động: 2.500 VNĐ/ SMS. Nhắn tin từ cổng thông tin của MobiFone: 1.900 VNĐ/SMS. Đơn vị tính giá: 1 SMS tối đa bao gồm chuỗi 160 ký tự không dấu hoặc 70 ký tự có dấu.

Một tin nhắn bao nhiêu SMS?

Độ dài tối đa của tin nhắn SMS là bao nhiêu? Thông thường, độ dài tối đa của Short Message Services là 160 ký tự [tính cả khoảng cách nếu không có dấu]. Còn nếu như viết tiếng Việt có dấu thì chỉ được phép nhắn tối đa là 70 ký tự mà thôi.

Chủ Đề