Tiểu nguyệt lam sơn là ai

Bình Ngô đại chiến là phim diễn họa dùng kinh phí gây quỹ cộng đồng cuối cùng của Việt sử kiêu hùng. Phim lên sóng rộng rãi từ ngày 22/12, và có thể nói là sản phẩm lấy chất liệu sử Việt gây tiếng vang lớn nhất [mà mình biết].

Mình đã xem phim từ buổi công chiếu, và có đọc một số tin tức liên quan đến nó. Đợi đến bây giờ mới viết thì cũng hơi trễ rồi, nhưng đây là bộ phim duy nhất mà mình xem ngoài rạp trong năm 2020 [tính ra cũng là một cột mốc quan trọng :]] nên cũng muốn nói đôi lời.

Trước khi vào review thì mình muốn làm rõ hai chuyện: Thứ nhất, mình không hẳn là người ngoài với VSKH. Mình quen vài thành viên và có làm việc cùng họ. Thứ hai là mình biết đến dự án này từ ngày đầu thai nghén, khi nó còn chưa có tên, nhưng mình không có đóng góp nào trong bộ phim này. Tất nhiên mình sẽ review một cách khách quan nhất có thể, nhưng nói trước là để biết khen chê của mình sẽ có lẽ sẽ có một tẹo ảnh hưởng của tình cảm trong này.

Bộ phim dài tầm một tiếng, kể về chiến dịch Tốt Động – Chúc Động của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, do ba vị tướng Đinh Lễ, Lý Triện và Nguyễn Xí chỉ huy. Phong cách diễn họa theo hướng hiện thực, sắc đen trắng chủ đạo, tiết chế màu sắc làm cho phim của VSKH cực kỳ khác biệt với hình thức hoạt hình thông thường. Đây gần như đã là một thương hiệu của họ. Âm thanh và âm nhạc rất được đầu tư, tối thiểu là một đứa mù nhạc như mình có thể cảm nhận gần như mọi cung bậc cảm xúc mà mạch phim dẫn dắt.

Hình ảnh và âm thanh mà VSKH chọn lựa rất phù hợp để kể những câu chuyện thuộc thể loại lịch sử, tạo không khí cực kỳ hiệu quả. Đây là hướng đi đúng đắn, cũng là điều mà suốt thời gian qua họ làm từ tốt đến tốt hơn.

Trong thời lượng sáu mươi phút, BNĐC lồng ghép linh hoạt rất nhiều thủ pháp kể chuyện. Có dẫn truyện minh họa và bản đồ, có hình ảnh ẩn dụ, có tình tiết hành động, có đối thoại… chuyển đổi qua lại rất nhiều nhưng phim làm khéo léo nên không có cảm giác rời rạc. Mình nghĩ với thiết kế hình ảnh này mà làm game thì hết xảy.

Nói về những thứ chưa ổn [với mình], thì bao gồm lồng tiếng, tình tiết câu chuyện và nhân vật.

Lồng tiếng không hề dở, nhưng từ đầu đến cuối không đồng đều. Mình biết đơn vị lồng tiếng có thể xem là đơn vị xịn nhất Việt Nam hiện tại, và có cả nghệ sĩ kỳ cựu tham gia. Phần lớn thời lượng thì phần này ổn, nhưng vẫn có đôi chỗ đối thoại rất khó nghe, thậm chí mình phải nhìn phụ đề mới biết nhân vật nói gì.

Phần tiếp theo có tiết lộ nội dung, ai chưa xem phim thì cân nhắc nhé.

Về nội dung của BNĐC, thành thật mà nói mình cảm thấy đây giống như là câu chuyện người Việt phản người Việt và người Minh phản người Minh hơn là đấu trí đấu dũng trên chiến trường. Twist có phần miễn cưỡng và không thuyết phục.

Nói về Thái Phúc trước. Đây là một viên tướng của quân Minh, người đã được “cảm hóa”, bằng chứng của việc “lấy chí nhân để thay cường bạo”. Okay miễn cưỡng thì mình có thể hiểu ý này, nhưng nếu xem BNĐC là một bộ phim độc lập, thì nhân vật này cứ như trên trời rơi xuống, chả hiểu nguồn cơn lý lẽ hay tâm lý gì cả. Giống như một ngày đẹp trời nọ thức dậy thấy mình giác ngộ cách mạng và chính nghĩa, tự tìm đến quy hàng Lam Sơn sau đó tiết lộ kế hoạch của quân Minh để giúp Lam Sơn lật kèo phe mình. Tình tiết này không hề thỏa đáng vì vô hình trung nó mâu thuẫn với thông điệp “tự do không thể chờ ban phát” của bộ phim. Và xin lỗi nhưng mình cảm thấy ông này như kiểu hết yêu không chia tay mà còn lựa thời cơ trả thù.

Tiếp theo, Tiểu Nguyệt là một nhân vật rất có vấn đề. Nói ra chuyện này có lẽ sẽ mất lòng, nhưng không thể không nói, thậm chí còn phải nói nhiều vì đây là nhân vật đinh trong diễn biến câu chuyện.

Mình hiểu là cô ấy được người Minh nuôi từ nhỏ và bị tẩy não là nếu Lam Sơn không đánh thì quân Minh không đánh, thiên hạ thái bình, vậy nên cổ làm nội gián cho người Minh thuận lợi đập Lam Sơn. Okay vậy thì mắc gì cổ nổi đóa lên khi giặc vô xử cái làng của cổ? Không phải chính cổ dẫn người của Lam Sơn về làng và báo cho quân Minh biết à? Phản ứng kiểu này làm mình tự hỏi cổ có bị phân liệt không, giống như người làm ra chuyện đó không phải Tiểu Nguyệt mà là nhân cách thứ hai của cổ vậy.

Được rồi, ở trên là vấn đề logic thôi, đây mới là điều làm mình lấn cấn. Tiểu Nguyệt bị đám quân Minh lật lọng đâm sau lưng, tới đây thì cổ nhận ra trước nay mình có mắt như mù, tin nhầm người xấu, thế là cổ giác ngộ phẩm chất con dân Đại Việt trước khi vì nghĩa diệt thân. Đây là chi tiết khiến mình cảm thấy nhân vật này bị “tầm thường”. Cô ấy quay về với Đại Việt vì quân Minh sống lỗi với cổ, không phải vì cổ nhận ra lòng yêu nước chính là một giá trị nội hàm. Như vậy, thứ Tiểu Nguyệt muốn đến cùng chẳng qua là chiến tranh chấm dứt, bách tính có thể yên ổn mà sống, chứ đâu có thật sự quan tâm giang sơn Đại Việt có trả lại cho người Việt hay không. BNĐC nêu lên tinh thần “tự do phải do chính ta giành lấy”, nhưng nhân vật chủ chốt trong câu chuyện lại có sự phát triển trớt quớt.

Có lẽ mình quá khắt khe, nhưng cá nhân mình thì cực kỳ không thích việc đưa nhân vật nữ vào câu chuyện chỉ để cho “có nam có nữ”, cho đẹp đội hình. Và kể cả khi không bàn tới tinh thần nữ giới, mình cho rằng bắt nhân vật nữ làm ngòi nổ để “nâng tầm” cô ấy trong khi không hề đầu tư tâm lý là một việc rất thiếu tôn trọng nhân vật.

Một vấn đề sau cuối là mình không thích cách xưng hô. Đây là cảm nhận cá nhân thôi, không bàn tới chuyện đúng sai, nhưng bối cảnh đời sống bình dân của người Việt mà huynh đệ tỷ muội các kiểu thì không hợp thẩm mỹ của mình 🙂

Vậy túm lại, BNĐC có tốt không?

Mình nghĩ VSKH đã làm tốt-hết-mức-có-thể. Cái họ làm được nhiều hơn cái chưa làm được, và mình trân trọng nỗ lực này. Họ làm ra một bộ phim chiến tranh với những nhân vật không quá quen thuộc với đại chúng, thể hiện được một lát cắt của một cuộc khởi nghĩa quy mô và vĩ đại trong lịch sử dân tộc, khắc họa được mâu thuẫn giữa hai phe và cả mâu thuẫn nội bộ, tạo nên được khí thế chiến trận, dựng nên những khuông hình với vẻ đẹp vô cùng bi tráng và truyền được cảm giác tự hào dân tộc. Đúng là BNĐC vẫn còn nhiều vấn đề, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận sự cố gắng và tâm huyết mà VSKH đặt vào bộ phim này.

VSKH vốn dùng tiền của cộng đồng để làm sản phẩm, mà cộng đồng lại là nhóm đánh giá khắt khe, đa chiều, và khó đỡ hơn bất kỳ nhóm chuyên gia nào. Nếu sản phẩm của họ không được cộng đồng đón nhận thì nó đã chết từ đầu, và nếu họ không có sự cải thiện liên tục qua các sản phẩm thì họ đã không kéo dài được đến tận bây giờ. Team cũng thường nói về quá trình làm phim, người có thiện cảm thì xem đó là chia sẻ, người không thiện cảm thì xem đó là kể khổ, nhưng với những gì mình biết về họ thì đây vẫn là một nỗ lực phi thường.

Mình thật sự hy vọng họ có điều kiện để tiếp tục làm ra những sản phẩm tốt hơn, chỉnh chu hơn về cả nghe, nhìn và nội dung, bởi mình thấy ở họ lòng dũng cảm và sự cầu tiến không ngừng.

* Câu thơ trên tựa đề trích từ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Ngô Tất Tố dịch.

Kể từ sau khi bắt đầu dự án với Tử Chiến Thành Đa Bang vào năm 2017, đến nay, Việt Sử Kiêu Hùng đã mang đến cho khán giả yêu lịch sử nhiều thước phim hấp dẫn như 3 tập phim về Lý Thường Kiệt, ngoại truyện Tử Chiến Thành Đa Bang - Huyết Mạch Trần Gia, không chỉ mang tính giải trí, mà còn truyền cảm hứng yêu sử đến cho người Việt trẻ.

Đinh Lễ và Nguyễn Xí trong Bình Ngô Đại Chiến.

Sau 3 năm tuy không dài, nhưng cũng không phải ngắn này, Việt Sử Kiêu Hùng quyết định thực hiện một tập phim gây quỹ cuối cùng là Bình Ngô Đại Chiến dài hơn 60 phút để tạm khép lại một chặng đường, mở ra hi vọng cho một chặng đường khác trong tương lai.

Tiếp nối sau Đại Chiến Thành Đa Bang, Bình Ngô Đại Chiến tái hiện trận chiến tại Tốt Động - Chúc Động của nghĩa quân Lam Sơn trước thế giặc Minh cường đại.

Năm 1407, Đa Bang thất thủ, họ Hồ tan vong, Đại Việt chìm trong tang thương dưới ách thống trị của giặc Minh. Nhưng thời thế tạo anh hùng, sự xuất hiện của Lê Lợi đã từng bước thay đổi cục diện giang sơn.

Bình Ngô Đại Chiến được thể hiện thông qua lối diễn hoạ.

Năm 1426, ba tướng Đinh Lễ, Nguyễn Xí và Lý Triện đã phối hợp chỉ huy 6000 quân Thiết Đột đánh bại gần chục vạn quân Minh. Quân Minh hao tổn lực lượng nặng nề và lui về thế phòng thủ, giúp quân Lam Sơn giành được đại thế, tạo thành đòn bẩy để Lê Lợi thuận lợi Bắc tiến, từng bước giúp quân ta giành lại được độc lập, mở ra thời Hậu Lê kéo dài hơn 300 năm.

Vẫn là lối diễn hoạ quen thuộc với khán giả qua các tác phẩm trước đó như Tử Chiến Thành Đa Bang, Huyết Mạch Trần Gia... nhưng Bình Ngô Đại Chiến cho thấy sự chăm chút trong những khung hình. Việc xây dựng nội dung, nhân vật cũng kỹ lưỡng hơn, làm khán giả thực sự cảm nhận được các nhà làm phim trẻ đã dồn hết tâm huyết vào tác phẩm gây quỹ cuối cùng này.

Phim chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng.

Bình Ngô Đại Chiến thể hiện được một cốt truyện gọn ghẽ nhưng không đánh mất những điểm trọng yếu. Phim giới thiệu được bối cảnh, địa điểm, nhân vật rõ ràng để khán giả hiểu được tình thế cơ bản của 2 phe Đại Việt - quân Minh. Thông qua bộ phim, khán giả có thể hình dung được phần nào trước trận Tốt Động - Chúc Động, quân Minh đã bước đầu giành thắng lợi ra sao, bằng những kế hoạch gì, và quân ta đã dùng chiêu "gậy ông đập lưng ông" như thế nào để giành chiến thắng.

Bình Ngô Đại Chiến mở đầu bằng trường đoạn đối đầu giữa quân Thiết Đột do Lý Triện, Nguyễn Xí và Đinh Lễ chỉ huy với quân Minh do Lý Lượng đứng đầu. Trước tin tức quân Minh thua trận, Vua Minh nổi giận, lệnh cho Vương Thông nhậm chức Tổng binh và lên kế hoạch phản công. Ông ta mang 5 vạn quân Nam Hạ đến Đại Việt, hợp với Trần Hiệp, thế quân Minh lúc này đã lên đến 10 vạn và quyết chặn đường Bắc tiến của Lê Lợi.

Vương Thông nhận mệnh sang Đại Việt để tiến hành kế hoạch phản công.

Nghĩa quân Lam Sơn lúc này gặp khó khăn và tạm thời phải rút về cố thủ ở Cao Bộ. Địa hình bùn lầy và thời tiết mù sương ở đây đã giúp chặn đường tiến của địch, giúp Lý Triện, Đinh Lễ và Nguyễn Xí có thời gian quyết định sách lược. Lý Triện dự định rút về Thanh Hoá, hợp quân với Lê Lợi, nhưng Nguyễn Xí phản đối. Cuối cùng, bộ 3 vị tướng quyết chiến quân Minh với 2 trận chiến lớn ở Tốt Động, Chúc Động. Cuối cùng, quân Lam Sơn đã thành công trong đánh tan kế hoạch của Vương Thông, Trần Hiệp, mở đường cho Lê Lợi tiến công và giành lại độc lập.

Điểm nổi bật nhất của phim có thể nói chính là phần âm thanh do Đạt Phi Media đảm nhiệm, thêm vào đó là sự tham gia lồng tiếng của NSƯT Thành Lộc. Giọng kể chuyện cuốn hút và âm thanh, nhạc nền khi hùng hồn, khi da diết càng tăng thêm trải nghiệm xem phim thú vị dành cho khán giả.

Nhân vật Lý Triện trong phim.

Phim có sáng tạo thêm một số tình tiết hư cấu và xây dựng thêm một nhân vật gián điệp là Tiểu Nguyệt để tạo kịch tính, nhưng không làm thay đổi kết quả các sự kiện hay ý nghĩa lịch sử, ngược lại tạo cho bộ phim một chút nét mềm mại và nữ tính, khác với những phần phim trước.

Nếu so với các tác phẩm trước đó thì Bình Ngô Đại Chiến có sự chỉn chu hơn về mặt hình ảnh. Mặc dù đa phần là màu trắng đen, nhưng tạo hình của các nhân vật chính tạo được nét ấn tượng nhất định, thêm vào đó là một số màu sắc xanh đỏ đơn giản được điểm tô để dễ dàng nhận dạng 2 phe, giúp người xem không bị rối mắt.

Sức lan toả của Bình Ngô Đại Chiến sẽ không dừng lại.

Cách đi màu nước ở một số cảnh cũng đẹp, độ tương phản cao, sắc nét, mang đến cho khán giả những thước phim đáng xem theo lối diễn hoạ. Bình Ngô Đại Chiến không nghi ngờ gì, sẽ tiếp tục là một tác phẩm đầy tính cảm hứng khác của Việt Sử Kiêu Hùng, góp phần thắp lên ngọn lửa yêu sử Việt đến khán giả, và tất nhiên sức lan toả của những thước phim này sẽ không dừng lại. 

Ngoài sự xúc động mà nó mang lại thì Bình Ngô Đại Chiến cũng khiến khán giả cảm thấy một chút tiếc nuối, vì nếu được thực hiện thành một bộ phim điện ảnh thì độ hoành tráng hẳn cũng sẽ không thua kém bom tấn nước ngoài. Đáng tiếc, tài lực của nền công nghiệp phim ảnh ở Việt Nam vẫn chưa thể chạm đến ngưỡng đó. Dù vậy, chúng ta vẫn có quyền hi vọng vào một tương lai khi lịch sử cha ông sẽ không chỉ gói gọn trong những thước phim diễn hoạ trắng đen, mà còn là một bộ phim điện ảnh thực sự.

Video liên quan

Chủ Đề