Mua cà vạt luật sư ở đâu

Kể từ hôm nay [10/10], giới luật sư bắt buộc phải mặc bộ trang phục chung thống nhất khi tham gia các phiên tòa. Nếu các luật sư vi phạm, giai đoạn đầu Liên đoàn Luật sư Việt Nam chủ yếu chỉ nhắc nhở nhưng về lâu dài sẽ có quy chế xử lý kỷ luật.

Đây là quy định bắt buộc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đối với các luật sư thành viên. Quy định này sẽ chấm dứt cảnh luật sư ăn mặc lộn xộn, mỗi người một kiểu khi tham gia phiên tòa.

Đồng phục phù hợp khí hậu

Trước đây, tại phiên họp lần thứ IX diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 11 ngày 7/3/2011, nội dung là đồng ý với tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn về trang phục chung, thống nhất dành cho giới luật sư khi tham gia phiên tòa kể từ ngày 10/10.

Mối quan tâm lớn nhất của giới luật sư là trang phục chung, thống nhất phải phù hợp với thời tiết, khí hậu của từng vùng miền và của cả năm. Khí hậu ở các tỉnh miền Bắc có mùa đông rất lạnh, trong khi miền Nam quanh năm nóng và có độ ẩm cao. Do vậy, trang phục chung của luật sư phải đảm bảo được là mặc ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Theo mẫu chung của Liên đoàn Luật sư, trang phục cho luật sư nam và nữ đều cùng veston đen, áo sơ mi trắng do các luật sư tự may theo mẫu của Liên đoàn. Cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn thống nhất may. Trên ngực trái của trang phục luật sư đeo huy hiệu có hình logo của Liên đoàn. Mùa đông, các luật sư phải mặc đủ cả bộ trang phục trên, còn mùa hè có thể không phải mặc áo veston.

Bước đầu chỉ nhắc nhở luật sư vi phạm

Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho biết: Việc chọn ngày 10/10 để các luật sư bắt đầu mặc trang phục chung khi tham gia phiên tòa xuất phát từ ý nghĩa đó là ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh 46 [tháng 10/1945] về việc thành lập các tổ chức, các đoàn thể luật sư.

Theo ông Anh, đã từ lâu VKS và tòa án đều đã có trang phục thống nhất cho cán bộ ngành mình khi tham gia phiên tòa. Trong khi đó, giới luật sư lại chưa có trang phục chung nên nhiều lúc việc ăn mặc của một số luật sư còn chưa nghiêm túc. Do vậy, khi có trang phục chung, hình ảnh và vị thế của luật sư chẳng những được nâng cao mà còn góp phần làm cho không khí phiên tòa thêm nghiêm trang.

Ông Anh cho biết thêm đa số các đoàn đều đã triển khai đến các thành viên của mình về việc mặc trang phục chung. Với các đoàn có hoàn cảnh và điều kiện khó khăn chưa triển khai thì Liên đoàn sẽ xem xét, tìm nguyên nhân để cùng tháo gỡ. Trong giai đoạn đầu, Ban Thường vụ Liên đoàn chủ yếu nhắc nhở những luật sư không mặc trang phục chung theo quy định khi tham gia phiên tòa. Về lâu dài, Ban Thường vụ sẽ có văn bản quy định về việc xử lý trách nhiệm cụ thể nếu các luật sư vi phạm.

Đoàn Luật sư TPHCM đã từng thử nghiệm

Luật sư Trần Mỹ Thoa, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết khoảng từ năm 2005, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM đã vận động các luật sư thành viên cùng mặc một mẫu trang phục thống nhất chung cho cả nam và nữ. Trang phục dạng áo thụng có màu đen tuyền, cổ cao, có một cà vạt đính kèm [tháo rời được], bốn túi do Pháp Luật TPHCM phối hợp với nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh thiết kế.

Nhiều luật sư thích mẫu trang phục trên vì nó bảo đảm tính đặc trưng, thẩm mỹ, uy nghiêm nhưng cũng có một số luật sư trẻ không thích mặc vì cho rằng chất liệu vải chưa phù hợp, nóng. Do vậy, ban chủ nhiệm chỉ yêu cầu luật sư thành viên phải mặc trong các dịp lễ tổng kết, lễ công nhận luật sư… Còn ở các phiên tòa thì ban chủ nhiệm chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc luật sư thành viên mặc. Đến nay, khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã quyết định về bộ trang phục chung thống nhất trên phạm vi cả nước thì ban chủ nhiệm không còn yêu cầu các luật sư mặc bộ trang phục riêng này trong các dịp lễ hội nữa.

Việc triển khai tại một số đoàn luật sư

TPHCM: Theo luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, hiện ban chủ nhiệm đoàn chưa triển khai vấn đề này đến các luật sư thành viên.

Hà Nội: Theo luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội, ban chủ nhiệm đã thông báo đến các luật sư thành viên về việc mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa. Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ hỗ trợ cà vạt và huy hiệu nên các luật sư phải tự may trang phục theo mẫu. Do nhiều luật sư còn khó khăn nên ông Thiệp cho rằng nếu Liên đoàn có sự hỗ trợ thêm về quần áo cho các luật sư thì việc mặc trang phục bắt buộc sẽ được thực hiện tốt hơn.

Đà Nẵng: Luật sư Trần Cảnh Nhứt, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng, cho biết ban chủ nhiệm đoàn đã triển khai thông báo cho các luật sư thành viên về mẫu trang phục thống nhất, thời gian mặc bắt buộc theo quy định. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho các luật sư cà vạt và huy hiệu, còn về trang phục thì các luật sư tự may theo mẫu. Tuy nhiên, ông Nhứt cũng cho biết thêm hiện do nhiều nguyên nhân khách quan nên chưa thể bắt buộc các luật sư phải mặc ngay trang phục chung theo yêu cầu được.

Cần Thơ: Theo luật sư Nguyễn Viết Bình, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, cũng như các đoàn luật sư khác, hiện Đoàn Luật sư TP Cần Thơ đã nhận được đầy đủ cà vạt, huy hiệu do Liên đoàn Luật sư hỗ trợ. Do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Liên đoàn về hình thức cũng như mức độ xử lý nên ban chủ nhiệm sẽ chỉ kiểm tra và nhắc nhở nếu các luật sư vi phạm.

Theo Hồng Tú

 Pháp luật TPHCM

Mới đây, TAND TP.HCM đưa vụ án Đoàn Khắc Linh bị truy tố tội cướp tài sản ra xét xử.

Theo báo Pháp luật TP.HCM, một điều khá mới là luật sư Nguyễn Đức Chánh và Nguyễn Đức Huy [cùng Đoàn Luật sư TP.HCM] xuất hiện tại phiên xử với đồng phục mà Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã quy định. Hai luật sư diện veston đen, áo sơmi trắng, cà vạt màu xám lông chuột và huy hiệu có hình logo của Liên đoàn.

Hai luật sư cho biết đây là lần đầu tiên họ ra bào chữa nên cũng là lần đầu tiên mặc đồng phục.“Với căn phòng nhỏ và thấp như phòng xử này, thêm vào đó chỉ có một cái quạt, người dự khán lại đông nên mặc nguyên bộ đồng phục này rất nóng và khó chịu. Tuy nhiên, do lần đầu mặc nên chúng tôi đóng cả bộ. Thế nhưng Liên đoàn cũng đã quy định mùa đông phải mặc đủ bộ trang phục, còn mùa hè có thể không mặc veston. Do vậy, tôi thấy cũng không có ảnh hưởng” - luật sư Chánh cho biết.

vn/public/data/images/canhkien/2011/t11/t113/nguoiduatin-luatsudongphuc.jpg">

Khi tranh luận tại tòa, luật sư VN phải mặc đồng phục. Hình minh họa

Trước đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra quy định từ ngày 10-10, giới luật sư phải mặc đồng phục theo mẫu chung trên. Thế nhưng, thời gian qua rất hiếm luật sư thực hiện. Ban đầu, các luật sư nại rằng vì chưa nhận được cà vạt, huy hiệu từ Liên đoàn hoặc đồng phục may chưa xong nên chưa kịp thực hiện. Tuy nhiên, sau một thời gian, dù đã có đồng phục nhưng không ít luật sư lại có tư duy chưa ai mặc nên mình cũng không cần thiết phải mặc. Một luật sư nhìn nhận: “Nhìn lên, nhìn xuống không ai mặc nên thôi. Một mình mình mặc cũng kỳ...”.

Luật sư Chánh mặc đồng phục tại tòa. Nguồn ảnh: PL. TPHCM

Trở lại phiên tòa trên, cảm giác là luật sư mặc đồng phục trên là rất lịch sự, thể hiện được tác phong, vị thế của họ ở tòa, thể hiện được sự tôn trọng người khác... Đem điều này trao đổi với một số thẩm phán và kiểm sát viên, chúng tôi cũng được họ chia sẻ như vậy.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra quy định và kinh nghiệm các nước cũng cho thấy luật sư cần phải có đồng phục khi ra tòa. Do vậy, việc mặc đồng phục không chỉ là làm theo quy định mà nó còn thể hiện văn hóa pháp đình, thể hiện sự trang nghiêm, sự nghiêm túc của luật sư đối với nghề nghiệp.

Theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, từ ngày 10-10, các luật sư ra tòa phải mặc bộ trang phục chung thống nhất [veston đen, áo sơmi trắng, cà vạt màu xám lông chuột, đeo huy hiệu có logo của Liên đoàn trên ngực trái].

TV

Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa cũng như việc lên tòa không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và nó là một quy định theo chuẩn bắt buộc đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tạo sự tôn nghiêm trước pháp luật của người thực thi cũng như người bảo vệ công ty. Luật sư tại nhiều quốc gia được xem là "thành lũy cuối cùng của công lý" vậy quy định này được quy định và thực thi thế nào tại Việt Nam.

Quy định  về luật sư mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa được ban hành khá sớm bởi liên đoàn luật sư việt Nam với Nghị quyết số 12/NQ-HĐLSTQ về trang phục luật sư khi tham gia phiên tòa Công văn số 227/LĐLSVN ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011. Cụ thể với nội dung :

Kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2011, các luật sư bắt buộc phải mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa theo mẫu sau: Áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi màu trắng do Đoàn luật sư may tập trung hoặc các luật sư tự may theo quy định của Liên đoàn; cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất; huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn đeo trên ngực trái áo trang phục; trang phục thống nhất nêu trên áp dụng cho cả luật sư nam và luật sư nữ; mùa đông mặc đủ bộ trang phục, mùa hè có thể không mặc áo veston [xin gửi kèm theo bản photo mẫu huy hiệu và mẫu cà vạt của Liên đoàn].

Để đảm bảo việc các luật sư chấp hành nghiêm chỉnh quy định về trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa, Liên đoàn luật sư Việt Nam trân trọng đề nghị Quý Tòa chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp nhắc nhở, giám sát các luật sư; chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Tuy nhiên, Chúng ta thấy rằng đôi khi quy định này chưa có tính bắt buộc thực hiện đối với đội ngũ luật sư Việt Nam và vì nhiều nguyên nhân khác nhau đôi khi nhiều luật sư không tự nguyện thực hiện. Không khó để bắt gặp nhiều luật sư đến toà án cũng không tuân thủ quy định này [bởi lẽ, khi tham gia tố tụng có nhiều khâu còn quy định này chỉ áp dụng đối với luật sư khi tham gia phiên toà thì được hiểu là mới áp dụng]. Luật sư tham gia rất nhiều khâu tron quá trình tố tụng chứ không chỉ là khi tham gia phiên tòa mới áp dụng. 

Đồng thời sức nặng của quy định này cũng thể hiện trong việc "Liên đoàn luật sư Việt Nam trân trọng đề nghị Quý Tòa chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp nhắc nhở, giám sát các luật sư; chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam."

Thiết nghĩ việc tôn trọng mặc đồng phục của luật sư là sự tôn trọng với nghề luật sư và là điều hết sức cần thiết nhưng việc triển khai thực hiện nó còn nhiều khó khăn, bất cập. Liên đoàn luật sư Việt Nam cần có hướng dẫn trực tiếp thay vì nhờ người hác "chỉ đạo" tôi nghĩ các luật sư của Chúng ta sẵn sàng thực hiện quy định này nhưng đôi khi họ không biết phải mua "cà vạt" và "huy hiệu" của luật sư ở đâu ? và nhiều luật sư cũng không rõ việc được phát miễn phí cà vạt hay huy hiệu ?. Và trên hết cần có một cơ chế để gắn kết hoạt động của luật sư với đoàn luật sư và liên đoàn luật sư Việt Nam.

Trân trọng./.

Công ty luật Đại Kim 

Video liên quan

Chủ Đề