Tiêu Luận nội dung cải cách của vua Lê Thánh Tông

Tài liệu "Chính sách cải cách kinh tế của Lê Thánh Tông thế kỷ XV" có mã là 88713, file định dạng docx, có 17 trang, dung lượng file 25 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Sư phạm > Sư phạm lịch sử. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Chính sách cải cách kinh tế của Lê Thánh Tông thế kỷ XV

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của Lê Thánh Tông thế kỷ XV để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 17 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Chính sách cải cách kinh tế của Lê Thánh Tông thế kỷ XV

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Mục lục MỠ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài……………………………………………….. 2. tình hình nghiên cứu…………………………………………… 3. mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………… 4. phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………........ 5. phương pháp nghiên cứu………………………………………. 6. bố cục đề tài……………………………………………………. NỘI DUNG Chương 1: cơ sơ lý luận về con người vua lê thánh tông và bối cảnh lịch sử trước cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông……………………………………………………………… 1.1. con người vua Lê Thánh Tông……............................. 1.2. bối cảnh lịch sử trước cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông……………………................................... 1.2.1. nguyên nhân dẫn đến cải cách 1.2.2. bối cảnh lịch sử trước cải cách chương 2: những cải cách của vua Lê Thánh Tông 2.1. cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tống 2.2. ý ngĩa việc cải cách vua lê thánh tông KẾT LUẬN MỞ ĐẦU 1.lý do chọn đề tài Vấn đề tổ chức hành chính quốc gia là một trong những vấn đề then chốt của mọi chế độ chính trị trong lịch sử. Xã hội luôn luôn vận động, vì vậy, nền hành chính cũng phải luôn luôn có sự điều chỉnh, cách tân để đáp ứng sự biến đổi của xã hội. Do đó, trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, cùng với sự biến đổi của thể chế chính trị - xã hội, thường dẫn đến những cải cách từng phần hoặc toàn diện nền hành chính trên phạm vi toàn quốc. Năm 1460, cuộc chính biến do nhóm cựu thần Lờ Xớ, Lê Liệt chỉ huy đã lật đổ Lê Nghi Dân, đưa Bình nguyên vương Lê Tư Thành lên ngôi vua, tức Lờ Thỏnh Tụng. Với mong muốn khẳng định một thời thịnh trị của triều đại mỡnh, Lờ Thỏnh Tụng đó dựa vào những điều kiện mới của đất nước tiến hành hang loạt chính sách lớn, quan trọng về kinh tế, xã hội, quân sự và đặc biệt là thực hiện cuộc cải cách hành chính toàn diện từ trung ương xuống đến địa phương. Với công cuộc cải cách hành chính do Lờ Thỏnh Tụng thực hiện, nhà nước Đại Việt đã được phát triển đến mức cực thịnh, đạt đỉnh cao của triều đại phong kiến Việt Nam. Cách tổ chức chính quyền hợp lý, hiệu quả của vua Lờ Thỏnh Tụng đó được xem là khuôn vàng thước ngọc, được các triều vua kế tiếp noi theo, duy trì suốt hơn ba trăm năm đến tận cuối thế kỉ XVIII. 2.tình hình nghiên cứu Viết về công cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lờ Thỏnh Tụng từ lâu đã được nhiều nhà sử học quan tâm: Cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú trong phần quan chức chớ đó đề cập sơ qua đến vấn đề tổ chức chính quyền của các triều đại nước ta từ thủa lập quốc đến triều Nguyễn. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ mang tính trình bày, phân tích, nghĩa là chỉ kể tờn cỏc cơ quan cùng tên các quan chức chứ không hề có tính tổng hợp hay sự liên lạc giữa các cơ quan đó với nhau. Trong “Đại Việt sử kí toàn thư” do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn viết về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến triều Nguyễn, tuy nhiên chủ yếu là nêu sự kiện, không trình bày riêng lẻ về cải cách hành chính của Lờ Thỏnh Tụng. “Khâm định việt sử thông giám cương mục” do quốc sử quán triều Nguyễn in và Phan Thanh Giản đứng đầu bộ biên tập, phụng mệnh vua Tự Đức soạn ra cũng có đề cập đến những chính sách của Lờ Thỏnh Tụng về cải cách chính quyền, tuy nhiên cũng chỉ là sự ghi chép rời rạc theo lối thông báo sự kiện, không tập hợp phân tích rõ về công cuộc cải cách này. Ở cuốn “Mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam” do giáo sư Văn Tạo biên soạn có mục riêng về cuộc cải cách của Lờ Thỏnh Tụng. Qua đó, giáo sư đã phân tích khỏ rừ rang bối cảnh lịch sử cuộc cải cách, nội dung cuộc cải cách trong các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – tư tưởng và khẳng định được tầm vóc của Lờ Thỏnh Tụng, song cũng chưa đi riêng về phần cải cách hành chính. Trong “ Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam” của NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, ta tìm thấy bài viết thuộc chuyên đề một của PGS.TS Đào Tố Uyên “ lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến”, trong đó có triều vua Lờ Thỏnh Tụng. Ngoài ra, trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1995, chúng ta cũng được biết thêm một số ý kiến về công cuộc cải cách này thông qua những công trình nghiên cứu của cố giáo sư Trương Hữu Quýnh “công cuộc cải tổ và xây dựng nhà nước pháp quyền thời kỡ Lờ Thỏnh Tụng” hay “Lờ Thỏnh Tụng, con người và sự nghiệp rạng rỡ một thời”… 3. mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua đề tài, nhằm giúp phục dựng lại một cách hệ thống, toàn diện công cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông: Bối cảnh, nội dung, kết quả công cuộc cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương. + Qua đó bước đầu hệ thống, đánh giá, nhận xét về công cuộc cải cách hành chính để người đọc hiểu tại sao đây là cuộc cải cách hành chính toàn diện, là “khuụn vàng thước ngọc” cho thời kì sau noi theo. 4. đối tượng và phạm vi nghiên cứư 4.1. Đối tượng: Đề tài tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lờ Thỏnh Tụng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời vua Lờ Thỏnh Tụng trị vì [1442 – 1522]. + Về mặt không gian: Đề tài đi sâu tìm hiểu cải cách hành chính Lê Thánh Tông trong phạm vi nước Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông. 5. phương pháp nghiên cứư Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp so sánh, phương pháp vừa phân tích vừa tổng hợp. Kết hợp bình luận, miêu tả. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp sơ đồ hoá để trình bày một cách cụ thể, dễ hiểu vấn đề nêu ra. 6. bố cục bài nghiên cứu Mở đầu nội dung Chương 1: cơ sơ lý luận về con người vua lê thánh tông và bối cảnh lịch sử trước cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông chương 2: những cải cách của vua Lê Thánh Tông kết luận NỘI DUNG Chương 1: cơ sơ lý luận về con người vua lê thánh tông và bối cảnh lịch sử trước cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. 1.1. con người vua Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Lê Tư Thành sinh ra tại chùa Huy Văn - nay ở phía trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng [Hàng Bột cũ], Hà Nội. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý. Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua. Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta. Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý. Năm 1497, Lê Thánh Tông mất, ở ngôi 37 năm, thọ 56 tuổi, táng ở Chiêu Lă 1.2. . bối cảnh lịch sử trước cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông 1.2.1.nguyên nhân dẫn đến cải cách Nguyên nhân thứ nhất, đó là cuộc khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu cầu thay đổi thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Khổng giáo. Vua Hồ Quý Ly cũng đã rất cố gắng thực hiện sự thay đổi này trong suốt thời gian trị vì của mình nhưng vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân thứ hai là sự tha hoá của đội ngũ quan lại và sự yếu kém của bộ máy hành chính nhà nước. Vương triều hậu Lê được thành lập sau chiến thắng oanh liệt trước quâ 1.2.2. bối cảnh lịch sử trước khi cải cách Trước khi đi tìm hiểu cải cách Lờ Thỏnh Tụng, chúng ta cần xem xét bối cảnh của công cuộc cải cách, qua đó mới nhìn nhận được hết các khía cạnh của nó. Mới nhìn, tưởng rằng cuộc cải cách này chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân đơn giản trước mắt là sự yếu kém của bộ máy hành chính đã được cải tổ từ Lê Thái Tổ đến Lờ Nhõn Tụng. Nhưng thực tế nó bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa, mà từ Lê Thái Tổ đến Lờ Nhõn Tụng tuy cũng muốn làm nhưng chưa thực hiện được. Nguyên nhân trước hết là do khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối Trần: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hành chính mang tính phân tán, quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu trung ương tập quyền bị hạn chế. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhằm thay thế thiết chế quân chủ quý tộc bằng một thiết chế mới quân chủ quan liêu là đúng đắn, cần thiết, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nó đó thất bại nhanh chóng. Dưới thời thuộc Minh [ Trung Quốc], Đại Việt trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh của nhà Minh do ba ty quản lý. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn [1418 – 1427] thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, bắt tay xây dựng cường quốc mới theo thiết chế cũ của nhà Trần. Ở trung ương, dưới vua là các chức Tả, Hữu tướng quốc, Bình chương, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ là những trọng thần giúp vua bàn bạc các “quõn quốc trọng sự”. Dưới đó là các chức quan như: Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh…Cỏc bộ chỉ là các ban, phòng nằm trong thượng thư sảnh. Ngoài ra cũn cú một số chức quan chuyên môn: Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Quốc sử viện… Ở địa phương, đất nước rộng lớn đã thống nhất, nhưng Lê Thái Tổ mới chia làm ba đạo, rồi Lờ Thỏi Tụng chia làm 5 đạo. Lê Thái Tổ đã xác định xã là cấp cơ sở và đặt xã quan. Nhưng các cấp trung gian lại còn quá nhiều và hỗn độn như: Phủ, huyện, lỵ, trấn… ở thời Lê Thái Tổ. Đến thời Lờ Thỏi Tụng lại vẫn thấy: Phủ, lộ, trấn, huyện… Thiết chế chính trị như trên rõ ràng chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang tính phân tán. Nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV và từ đó đã đặt ra yêu cầu cải cách. Giờ đây, trong hoàn cảnh mới nhưng vẫn duy trì thiết chế chính trị đó rõ ràng không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại. Yêu cầu đặt ra cần thiết lập một bộ máy hành chính mới phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Mặt khác, sau khi Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi [10 tuổi và 2 tuổi]. Mọi việc quyết đoán trong triều đình đều nằm trong tay các đại thần. Nhưng mặc dù đó cú với nhau gần 10 năm “nằm gai nếm mật”, họ vẫn không thoát khỏi sự đố kị khi trở thành người nắm giữ vận mệnh quốc gia. Hàng loạt “công thần khai quốc” như: Nguyễn Trãi, Lưu Nhõn Chỳ, Lờ Sỏt, Lờ Ngõn… lần lượt bị giết. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi sa đoạ khá phổ biến, đến nỗi Lờ Thỏi Tông phải ra lệnh chỉ, nêu:“ Nay các khanh khụng kớnh giữ phép công, người giữ tiền bạc, sổ sách nhà nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ. Thuế đáng thu hay đáng miễn thì không chịu phờ tõu dứt khoát để làm khổ dân. Người coi quan thì không thương dân đau khổ, mượn đồ của dân vứt bỏ bừa bãi đến nỗi hỏng, mất, đến khi có việc lại đến hạch sách. Còn kẻ coi dõn thỡ chỉ vụ lợi riờng, khụng lo nuôi dưỡng dân, hoặc tha cho người giàu, bắt tội người nghèo mua gỗ làm nhà làm cửa, xử kiện không công bằng, chỉ gây bè phái, lo hối lộ…” [2,326]. Ngay trong bản Trung hưng kí, được viết sau khi Lờ Thỏnh Tụng lên ngôi cũng cho thấy tình hình rối ren giai đoạn này: “ Nhõn Tụng mới lên hai tuổi, sớm lên ngôi vua… kẻ thân yêu giữ việc, tự hối lộ công hành… phường dốt đặc nổi dậy như ong…Văn giai như Đào Công Soạn tuổi gần 80, tế thần như Lê Ê không biết một chữ. Người trẻ không biết nghĩ, tự ý làm càn; người già không chết đi, thành ra tai hại. Bán quan, mua ngục, ưa giàu, ghột nghốo…kẻ xiểm nịnh được nghe theo, bọn dạn sỏt thỡ được bổ dụng” Thực trạng đó cũng làm cho nhà nước tập quyền thêm suy yếu. Để xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, đòi hỏi phải chấn chỉnh lại kỉ cương phép nước, phải cải cách cả thiết chế chính trị, cả về cơ chế vận hành của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, khắc phục tình trạng bất cập giữa tập trung và phân tán. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cần tiến hành một công cuộc cải cách, đặc biệt là mặt hành chính nhằm chấn chỉnh bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nhà nước tập quyền có đủ khả năng ổn định lại tình hình, đưa đất nước phát triển đi lên. Lờ Thỏnh Tông - Vị vua hiền trong triều đại nhà Lê lên ngôi đã đảm đương công việc này. Chương 2: những cải cách của vua Lê Thánh Tông 2.1. cải cách ở trung ương Quân sự Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi cùng với binh lính và là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị. Dấu tích trong một lần tuần tra tại khu vực cửa biển và vùng biển Hạ Long là một bài thơ đề trên vách núi đá mà sau này dân Đại Việt gọi tên là núi Bài Thơ ở thành phố Hạ Long ngày nay. Việc canh phòng và khuyến khích các quan lại ở biên cương thường cảnh giác với các âm mưu xâm nhập và xử lý kịp thời các sự việc lãnh thổ với bên ngoài ở thời ông là rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại. Trong sử Việt còn nhắc đến việc Lê Thánh Tông ra sắc chỉ phải cảnh giác với lực lượng nội gián là các gia nô người Ngô [số người nhà Minh tự nguyện xin được ở lại sau khi bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến trước đây của Thái Tổ Lê Lợi]. Theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ về vũ khí tầm xa như hỏa thương, hỏa hổ, súng thần công, … hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh đã tạo nên cho Đại Việt một kho vũ khí đa dạng và hùng mạnh, có thể vượt xa so với vũ khí Châu Âu cùng thời về sát thương và chất lượng. Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc tích trữ lương thảo ở các vùng biên cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết. Một nghệ thuật làm lương khô thời Lê Thánh Tông được sử sách ghi lại là một kỹ thuật đặc biệt của Đại Việt, đó là đồ [hấp] thóc chín và sấy khô. Loại lương khô này có thể cất giữ vài năm không bị mất phẩm chất và rất tiện cho việc vận chuyển và sử dụng trong chiến tranh, đặc biệt là dùng cho quân đội viễn chinh. Nhà vua cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao. Hành chính Rồng đá Điện Kính Thiên được xây thời Lê Thánh Tông Lên nắm triều chính, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ của triều đình. Ông làm việc không biết mệt mỏi, làm gương cho các quan lại. Lê Thánh Tông khẩn trương tổ chức củng cố và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo. Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân [tức Hộ Bộ]. Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:    Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước; Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh; Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;  Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;  Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo [thừa tuyên].  Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công – công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức. Kinh tế Hoàng đế Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Lê Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế, v.v… Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện nay bộ sư tập về đồ gốm Lê sơ cũng rất phong phú. Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng với bước chân viễn chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Có thể dưới thời Lê Thánh Tông, phiên chợ được mở mang nhiều. Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác nữa, v.v… Giáo dục Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Dưới thời ông, việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh. Ông khởi xướng lập bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám và các thế hệ, các triều đình sau này tiếp tục bổ sung các tấm bia vinh danh mới. Đặc biệt ông rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tránh gian lận trong thi cử. Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài thi có nghi ngờ. Tôn giáo Dưới thời Hậu Lê nói chung, và trong thời vua Lê Thánh Tông trị vì nói riêng, Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới Nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các Phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đạinhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. Nho giáo cũng đóng góp một cách đáng kể vào tín ngưỡng và cách xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững chắc và phát triển. Cũng cần phải kể đến một số tôn giáo khác có điều kiện du nhập vào Đại Việt thời kỳ sau khi Lê Thánh Tông sáp nhập lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt cũng góp phần làm phong phú thêm các loại hình tôn giáo đa dạng sau này của Việt Nam. Với chính sách cai trị của Lê Thánh Tông, sự xung đột giữa các cư dân Chăm và Việt, như xung đột tôn giáo, rất ít xảy ra trầm trọng. Luật pháp Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc. Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều.Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Một lần, ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con trai Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: Hiền tài – nguyên khí quốc gia Ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Trường đại học đầu tiên của xã hội phong kiến Việt Nam, trên một tấm bia đá, có ghi một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Lê, đó là Thân Nhân Trung, người quê Việt Yên, Bắc Giang. Ông có sớ dâng vua “Chiêu nạp hiền tài” và cho rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Sự kiện này được khắc trên bia đá dựng thời Lê Thánh Tông. Điều này nói lên rằng, ông là người rất trọng dụng nhân tài và thực tế dưới thời trị vì của ông, những người tài thường được trọng dụng và đã cùng ông đoàn kết xây dựng một Đại Việt trong yên vui, ngoài yên ổn, dân chúng rất mến mộ vị Hoàng đế của mình. Ông ngưỡng mộ và dễ tha thứ lỗi lầm cho các bậc tài đức.Tuy nói vậy, Lê Thánh Tông vẫn trọng dụng Ngô Sỹ Liên và giao cho ông phụ trách soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Bên cạnh dưới thời ông cũng có các học giả khác như, nhà toán học Trạng nguyên Lương Thế Vinh, với tác phẩm Toán pháp đại thành; Phan Phu Tiên, với tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu v.v… Lê Thánh Tông bắt đầu cho phép tôn vinh việc học bằng các cuộc lễ xướng danh [lễ đọc tên người thi đậu], lễ vinh quy bái tổ [lễ đón rước người thi đậu về làng] và nhất là lệ khắc tên và lý lịch tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu [Năm 1484 giao cho Lễ bộ thượng thư Quách Đình Bảo trọng trách chủ trì soạn khắc bia đá, cả thẩy 10 bia đá đầu tiên tương ứng với 10 khoa thi, bắt đầu từ khoa thi Nhâm Tuất 1442 đến khoa thi 1484]. Vì thế khuyến khích mọi tầng lớp cư dân đua nhau học hành để tên tuổi được ghi vào bảng vàng, để gia môn được vinh dự và để làng quê được vinh hiển. Như thế công việc giáo dục Nho học đã trở thành nếp. Ngoài trường Quốc Tử Giám và các viện lớn ra còn có các trường học ở các đạo, phủ, thừa với rất đông học trò. Các kỳ thi được các sĩ tử khắp nơi hưởng ứng. Nhà văn hóa Bức đại tự “Minh đỉnh danh lam” – bút tích của Lê Thánh Tông tại động sáng ở chùa Bái Đính tỉnhNinh Bình Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt 38 năm và dưới thời ông, đã để lại những giá trị văn hóaxã hội như Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v… Năm 1464, ông rửa oan cho Nguyễn Trãi. Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Những trước tác của Hội Tao đàn được ghi chép trong bộ sách Thiên Nam dư hạp tập, và trong các sách Quỳnh uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Chinh Tây kỷ hành viết bằng chữ Hán và Hồng Đức quốc âm thi tập . . . Mở rộng Đại Việt Nam tiến Tiến trình Nam tiến của Đại Việt Năm 1452, Ma Ha Quý Do được vua Minh Đại Tông phong làm quốc vương Chiêm Thành. Sau đó Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thị Nại sát hại và cướp ngôi. Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn [Pau Kubah]. Trà Toàn được sử sách Việt Nam mô tả là: “hung hãn, hoang dâm, bạo ngược”. Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy, bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô Thăng Long. Tháng 10 năm 1470, vua Lê Thánh Tông sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh. Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt, sát nhập lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt. Ông bá cáo với dân chúng trong nước biết một cách công khai và rõ ràng về lý do xuất quân, bằng chiếu thư đánh Chiêm. Ông thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành. Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có vua Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận. Bấy giờ 1 tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, cử sứ sang cống và xin xưng thần với Đại Việt. Theo Việt Nam Sử Lược, vua Thánh Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu đi, mới chia đất Chiêm ra làm 3 nước, phong 3 vua: 1 nước gọi Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh và 1 nước nữa là Nam Phan. Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, vua nhà Minh sai sứ sang bảo Lê Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu. Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sát nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành [từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay] vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Tây tiến Sau khi Đại Việt đánh hạ Chiêm Thành, nhiều vương quốc láng giềng phía Tây bắt đầu cử sứ thần đến ra mắt và đưa cống phẩm. Nhà Minh cũng dè dặt phản đối việc làm của Lê Thánh Tông. Vào năm 1479, Đại Việt lại tấn công thêm Bồn Man[tức Muang Phuan về sau],Lan Xang [những vương quốc nằm phần lớn thuộc Lào ngày nay]. Đánh Lão Qua [Ai Lao] Năm 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man là Cầm Công làm phản, ngầm xin sự trợ giúp của người Lão Qua [vương quốc Lan Xang ở vùng Luang Prabang, vương quốc lớn mạnh của người Ai Lao lúc đó], Lão Qua điều binh quấy nhiễu miền tây Đại Việt. [7][9] Lê Thánh Tông liền sai Thái uý Lê Thọ Vực cùng các tướng Trịnh Công Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu chia quân làm 5 đạo đi từ Nghệ An, Thanh Hóa và Hưng Hóa đánh đuổi quân Lão Qua tới sông Kim Sa giáp với Miến Điện. Quân Đại Việt toàn thắng. Đánh Bồn Man [Ai Lao] Gây nên cuộc chiến Lão Qua là cũng vì họ Cầm ở Bồn Man [một tiểu quốc của người Ai Lao, nay thuộc miền trung nước Lào, tỉnhXiêng Khoảng, một phần các tỉnh Hủa Phăn, đến Khăm Muộn] muốn làm phản Đại Việt. Nguyên một phần đất Bồn Man [vùng thuộc Khăm Muộn, Hà Tĩnh, Quảng Bình ngày nay], thời Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông đã xin nội thuộc, đổi thành châu Quy Hợp thuộc xứ Nghệ An [về sau đến thời nhà Nguyễn, thuộc đạo Hà Tĩnh], nhưng vẫn dưới quyền các tù trưởng họ Cầm. Sau đổi thành phủ Trấn Ninh xứ Nghệ, và đặt quan phủ huyện để trị vì. Nay Cầm Công, với sự giúp đỡ của người Lão Qua, bèn đánh đuổi quân Đại Việt, rồi ra quân chống giữ với quan quân. Vua Lê Thánh Tông bèn ngự giá thân chinh, nhưng khi tới Phù Liệt, được tin quân Đại Việt thắng Lão Qua thì rút về và cử Lê Niệmđem quân đi đánh. Kết quả là những người Bồn Man ra hàng, tù trưởng là Cầm Công cũng tử trận. Sau đó, Thánh Tông phong người họ hàng của Cầm Công là Cầm Đông làm Tuyên Úy Đại Sứ và đặt lại quan cai trị như trước. Bản đồ Đại Việt Bản đồ Hoàng thành Thăng Long thời Hồng Đức [1490]

Video liên quan

Chủ Đề