Module 1 Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2022

Tham dự các lớp bồi dưỡng có hơn 400 học viên là cán bộ quản lý các trường trung học trên địa bàn toàn tỉnh tập huấn chia 07 lớp: Cấp THPT có 01 lớp với 142 học viên đặt tại Sở GDĐT và 06 lớp Cấp THCS với 262 học viên đặt tại trường Phòng GDĐT theo các cụm trên địa bàn tỉnh, đến dự và phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn có Ông Nguyễn Thanh Danh phó Giám đốc Sở GDĐT cùng Ông Thành Bạch Hải trưởng phòng Giáo dục Trung học Thường Xuyên và Chuyên nghiệp Sở GDĐT.

Ông Nguyễn Thanh Danh phó Giám đốc Sở GDĐT phát biểu khai mạc lớp tập huấn Mô đun 1 dành cho học viên là cán bộ quản lý cấp THPT

Mục tiêu kế hoạch là 100% cán bộ quản lý và giáo viên cấp trung học trong toàn tỉnh [trừ giáo viên môn Tiếng Anh và Giáo dục Quốc phòng] sẽ được bồi dưỡng kiến thức chương trình GDPT mới 2018. Các học viên sẽ được cập nhật một số nội dung bồi dưỡng quan trọng của Mô-đun 1, gồm: Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với giáo viên; Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THCS/THPT đối với cán bộ quản lý..

Học viên cấp THPT tại Hội trường Sở GDĐT

Với mỗi Mô đun bồi dưỡng: Giáo viên, cán bộ quản lý GDPT có tối thiểu 5 ngày tự học, tự nghiên cứu, sau đó sẽ có 3 ngày tập huấn trực tiếp với báo cáo viên [đội ngũ giáo viên cốt cán đã được tập huấn với Bộ GDĐT] và 7 ngày hoàn thành sản phẩm nộp lên hệ thống LMS.

Học viên thực hiện hoạt động nhóm tại lớp tập huấn

Sở GD&ĐT sẽ đánh giá chất lượng bồi dưỡng của cán bộ quản lý và giáo viên đại trà để làm căn cứ gửi Học viện quản lí giáo dục và Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học.

Thông qua lớp bồi dưỡng nhằm tăng cường năng lực theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cấp THCS/THPT, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Tại lớp tập huấn, CBQL được hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; hướng dẫn hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình GDPT 2018 ở trường tiểu học; xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục trường tiểu học theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường tiểu học; xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục ở trường tiểu học.

Cùng ngày Sở GDĐT cũng tiến hành đi thăm nắm tình hình triển khai tập huấn tại các huyện, thành phố trong tỉnh tại mỗi điểm đến Ông Nguyễn Thanh Danh chia sẻ và chỉ đạo định hướng cho đợt tập huấn.

Ông Nguyễn Thanh Danh phát biểu chỉ đạo tại điểm trường THCS Bình Thạnh huyện Cao Lãnh

Ông Nguyễn Thanh Danh phát biểu chỉ đạo tại điểm trường THCS Võ Trường Toản, Tp Cao Lãnh

Ông Nguyễn Thanh Danh phát biểu chỉ đạo tại điểm trường THCS Nguyễn Văn Tiệp huyện Tân Hồng

Sau khi đợt tập huấn dành cho cán bộ quản lý, Sở GDĐT tiếp tục tập huấn trực tiếp cho giáo viên đại trà cấp trung học diễn ra từ 13-15/11/2020.

Theo lộ trình, Chương trình GDPT 2018 sẽ được triển khai thực hiện đối với lớp 6, cấp THCS vào năm học 2021-2022 và đối với lớp 10 năm học 2022-2023.

9 Mô Đun trong Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên

Chương trình GDPT 2018 mới cho giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông gồm 9 Mô Đun. Mỗi Mô Đun lại chia thành nhiều nội dung nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời của mỗi giáo viên.

Danh sách Mô Đun bồi dưỡng theo Chương trình GDPT 2018

Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” gồm 6 nội dung:

1. Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018;

2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học/THCS/THPT trong chương trình GDPT 2018;

3. Kế hoạch giáo dục, nội dung Chương trình GDPT 2018;

4. Phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục môn học;

5. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học;

6. Các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018;

3. Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 3 “Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” gồm 4 nội dung:

1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và kết quả đánh giá trong dạy học, giáo dục học sinh;

3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học/THCS/THPT về phẩm chất, năng lực;

4. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

Mô đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” 3 nội dung:

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học;

3. Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong trường tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 5 “Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học” gồm 3 nội dung:

1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học/THCS/THPT [lồng ghép vào môn học/hoạt động giáo dục];

3. Xây dựng kênh thông tin về tư vấn hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 6 “Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT; vai trò của giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng và quảng bá các giá trị cốt lõi của nhà trường, lớp học xây dựng niềm tin cho mọi học sinh, đồng nghiệp vào các giá trị cốt lõi đó;

3. Xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

Mô đun 7 “Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Những vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học; vai trò của giáo viên;

2. Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;

3. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 8 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Khái quát vai trò và lợi ích của sự gắn kết nhà trường với gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; trách nhiệm của giáo viên về vấn đề này;

2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

3. Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT;

3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT.

Cập nhật: 20/08/2020

Video liên quan

Chủ Đề