Tiêm vắc xin covid có ảnh hưởng tôi kinh nguyệt k

Tiêm vắc xin covid có ảnh hưởng tôi kinh nguyệt k

Một phụ nữ Mỹ được tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: AP

Tiến sĩ Alison Edelman của Đại học Khoa học và sức khỏe Oregon, người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng phụ nữ có thể yên tâm đi tiêm vắc xin COVID-19 sau khi đọc kết quả nghiên cứu công bố ngày 5-1 (giờ Mỹ).

Nhóm của bà Edelman đã phân tích dữ liệu của gần 4.000 phụ nữ từ một ứng dụng ngừa thai có tên Natural Cycles.

Ứng dụng này đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm cấp phép, giúp phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và cho biết thời gian có khả năng mang thai cao nhất.

Khoảng 2.400 người đã được tiêm vắc xin COVID-19, đa số của Pfizer (55%), tiếp theo là Moderna (35%) và Johnson & Johnson (7%). Khoảng 1.500 phụ nữ chưa tiêm cũng được đưa vào để so sánh.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Sự thay đổi nhẹ và tạm thời giữa các tháng là bình thường do căng thẳng, chế độ ăn uống, thậm chí tập thể dục.

Nghiên cứu bao gồm những phụ nữ có độ dài chu kỳ trung bình từ 24 đến 38 ngày, theo Hãng thông tấn AP.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu được từ những phụ nữ đã tiêm vắc xin trong 6 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp, bao gồm 3 chu kỳ trước khi tiêm và 3 chu kỳ ngay sau đó.

Họ nhận thấy những người tiêm liều đầu tiên có chu kỳ dài hơn, trung bình là 0,64 ngày và liều thứ hai là 0,79 ngày.

Một nhóm nhỏ gồm 358 người được tiêm cả hai liều vắc xin trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi một chút đối với độ dài chu kỳ tiếp theo, trung bình là hai ngày. Khoảng 10% trong số này có chu kỳ dài hơn 8 ngày trở lên nhưng sau đó trở lại mức bình thường.

Hiện vẫn chưa rõ vì sao có những thay đổi như vậy. Giả thuyết của bà Edelman là do hệ miễn dịch đang hoạt động, nhưng cho rằng cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu để tìm lời giải.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có điều kiện nghiên cứu trên toàn cầu để so sánh mức độ ảnh hưởng của từng loại vắc xin đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tiến sĩ Christopher Zahn thuộc Đại học Sản - phụ khoa Mỹ nhận định phát hiện của nhóm bà Edelman là "bằng chứng mới quan trọng nhấn mạnh rằng bất kỳ tác động nào của vắc xin COVID-19 đối với kinh nguyệt đều là tối thiểu và tạm thời".

Kinh nguyệt không đều hoặc những thay đổi kinh nguyệt khác sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là vấn đề của không ít phụ nữ khiến một số chị em lo lắng.

Tại Mỹ, Viện Y tế quốc gia đang tài trợ cho các nghiên cứu về vấn đề này, bao gồm việc liệu có sự liên hệ nào giữa kinh nguyệt và vắc xin hay không.

Tiêm vắc xin covid có ảnh hưởng tôi kinh nguyệt k
Vắc xin COVID-19 ảnh hưởng kinh nguyệt đông đảo phụ nữ, chuyên gia nói gì?

BẢO DUY

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Sức khỏe và khoa học Oregon (Mỹ), cho biết: "Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu xem xét về mức độ ảnh hưởng của tiêm vaccine phòng COVID-19 đến kinh nguyệt của phụ nữ".

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu ẩn danh, cụ thể những phụ nữ nhập thông tin về kinh nguyệt của họ và đồng ý chia sẻ thông tin cho mục đích nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá khoảng 4.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 (chủ yếu là vaccine Moderna hoặc Pfizer).

Kết quả cho thấy, so với 3 tháng trước khi tiêm phòng, những phụ nữ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn một chút sau mũi vaccine thứ nhất và thứ hai: trung bình dài hơn 1 ngày. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, nhưng số ngày hành kinh thì không thay đổi. Trong khi đó, nhóm phụ nữ chưa tiêm vaccine thì không có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Tiêm vắc xin covid có ảnh hưởng tôi kinh nguyệt k

Vaccine phòng COVID-19 làm khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn

Theo nhóm nghiên cứu, sự thay đổi về thời gian chu kỳ kinh nguyệt này vẫn nằm trong giới hạn bình thường về sức khỏe sinh sản phụ nữ.

"Hầu hết phụ nữ có thể sẽ không nhận thấy sự thay đổi trong vòng chưa đầy 1 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian trung bình của các đối tượng nghiên cứu, nên thực tế có những phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh kéo dài hơn 1 ngày, và chính điều này gây ra sự lo lắng ở một số người" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể tạm thời gây kéo dài một chút chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Và nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá về thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt chứ không phân tích về các thay đổi khác liên quan tới kinh nguyệt như số ngày hành kinh,…

2. Ý kiến chuyên gia

Tiến sĩ Alison Edelman cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới này giúp trấn an và cũng xác nhận những gì đã được những phụ nữ phản hồi sau tiêm vaccine. Tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bởi vì có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt".

Tiêm vắc xin covid có ảnh hưởng tôi kinh nguyệt k

Chưa có bằng chứng cho thấy tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn.

"Vaccine phòng COVID-19 đã tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động và mạnh mẽ, trong đó cơ thể sản sinh ra cytokine kích thích hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nhưng cytokine cũng có thể ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" đảm bảo các quá trình khác nhau của cơ thể hoạt động theo đúng lịch trình. Vì vậy, đây có thể là lý do khiến thời gian chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị chênh lệch một chút trong tháng đó" - Edelman cho biết thêm.

Candace Tingen, chuyên gia tại Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người quốc gia ở Bethesda (Mỹ), cho biết: "Ở đâu có sự thiếu hụt thông tin, ở đó có thể xuất hiện những thông tin sai lệch. 

Nghiên cứu này thuộc dự án đánh giá các mối liên quan giữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và những thay đổi về kinh nguyệt. 

Mục đích của nghiên cứu là cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác, khoa học có liên quan đến sức khỏe trước khi phụ nữ tham gia tiêm chủng. Trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, một số phụ nữ đã phản hồi về những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt mà họ cho rằng có liên quan đến vaccine phòng COVID-19".

"Mặc dù đã có những thông tin chính thống về một số tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhưng thực tế những thay đổi về kinh nguyệt chưa được theo dõi trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine" - Tingen nói.

Các nhà khoa học cho biết, kết quả nghiên cứu này không đề cập đến mối liên quan giữa tiêm vaccine phòng COVID-19 và khả năng sinh sản ở phụ nữ, vấn đề liên quan tới nhiều thông tin sai lệch đang phổ biến. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu khoa học thu thập được tại thời điểm này đều có thể giúp các phụ nữ yên tâm rằng: "Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn".


Hỏi

Chào bác sĩ,

Em có bạn gái vừa tiêm Vacxin Covid-19, tiêm lần 1 thì vào gần ngày đèn đỏ, nhưng đến ngày thì không bị đau bụng hay chảy máu. Đến tiêm lần 2 thì ngày đèn đỏ tới sớm hơn gần 19 ngày. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiêm Vacxin Covid -19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tiêm Vacxin Covid -19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Sau khi tiêm vacxin phòng Covid-19 có thể gặp 1 số phản ứng phụ thông thường như sưng, đau, đỏ vị trí tiêm; sốt, ớn lạnh; đau đầu, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sưng hạch, một số trường hợp có thể phát ban. Phản ứng thông thường thường gặp trong 2-7 ngày sau tiêm. Vacxin phòng Covid-19 có thể có phản ứng rối loạn đông máu sau tiêm 4-28 ngày nhưng không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng nếu có Stress tâm lý hoặc trong 1 số bệnh lý. Do vậy, nếu có rối loạn kinh nguyệt thường xuyên thì bạn gái của bạn nên khám phụ khoa để được chẩn đoán và tư vấn.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc tiêm Vacxin Covid -19, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn