Thuốc độc tiêm cho tử tử gia bao nhiêu

Tác giả: Công Tâm [T/h]

Đại biểu Quốc hội cho biết chi phí tử hình bằng tiêm thuốc độc lên tới hàng trăm triệu đồng trong khi tử hình bằng hình thức xử bắn chỉ tốn 15 triệu đồng.

Tử hình bằng tiêm thuốc độc tốn kém cỡ nào? Ảnh minh họa.

Trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật tạm giam, tạm giữ chiều 19/6/2015 tại Quốc hội, đại biểu đại biểu Phạm Xuân Thường [Thái Bình] cung cấp thông tin cho biết, mỗi trường hợp bị án tử hình phải đưa từ các tỉnh thành xa tới nơi có nhà thi hành án để tiêm thuốc độc chi phí khoảng 200-300 triệu đồng, báo Dân trí đưa tin.

Ông Thường dẫn chứng từ cuộc giám sát ở Sơn La, chi phí cho mỗi trường hợp thi hành án tử hình đưa từ Lào Cai xuống Sơn La để… tiêm thuốc độc khoảng từ 200 - 300 triệu đồng. Nếu đưa từ Thái Bình vào Nghệ An cũng tốn kém như vậy và cũng không an toàn.

Cũng trong phiên thảo luận về dự thảo Luật tạm giam, tạm giữ và dự thảo luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự vào chiều 2/6/2015, đại biểu Đỗ Văn Đương [TPHCM] cho biết thi hành án tử hình bằng xử bắn chỉ tốn 15 triệu đồng/vụ, còn tiêm thuốc độc tốn kém hơn.

Ông Thường khi đó đề nghị tạo điều kiện cho Bộ Công an tổ chức những xe thi hành án lưu động để thuận tiện cho việc thi hành án tử hình trong khi vẫn giữ mô hình quản lý các bị án tử hình tại các trại tạm giam của công an tỉnh.

Liên quan đến vấn đề này, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Thứ trưởng thường trực Bộ Công an trả lời phỏng vấn Dân Trí cho rằng chưa so sánh được là tốn kém hơn bao nhiêu giữa 2 hình thức này. Tuy nhiên ông Hiếu cho biết đúng là tử hình bằng tiêm thuốc độc có thể chi phí cao hơn xử bắn vì tiền mua thuốc độc rất đắt. Ngoài ra còn phải có chi phí để đầu tư cơ sở giam giữ, thi hành cũng phải có máy móc, có con người, có hoạt động…

Theo Thượng tướng Hiếu, Bộ đang nghiên cứu 2 phương án, đầu tư trang bị các xe thi hành án tử hình lưu động hoặc xây dựng những trại giam chuyên để quản thúc các bị án tử hình để thuận lợi khi tiêm thuốc.

 

Người tử tù lẩm bẩm những lời cuối: “Tôi tha thứ cho tất cả các bạn, hi vọng Chúa nhân từ cũng vậy” và 3 dung dịch chết người theo dây truyền bơm vào cơ thể Gardner.

 

Lúc 6h sáng nay, lực lượng chức năng đã thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương - thủ phạm sát hại 6 người trong căn biệt thự ở Bình Phước.

1. Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc

Việc thi án án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định rất cụ thể tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, thuốc được sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 03 loại thuốc này và dùng cho một người.

Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:

– Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;

– Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;

– Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.

Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;

– Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;

– Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;

– Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;

– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

– Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc [trong đó có 02 liều dự phòng];

– Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

– Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

– Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

2. Chi phí cho mỗi lần tiêm thuốc độc

Theo Thông tư liên tịch số 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC thì chi phí cho mỗi lần tiêm thuốc độc sẽ bao gồm:

– Kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình và bảo đảm cho thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh], cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương [sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu] theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

– Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 3 và chi phí mai táng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và chi phí khác phục vụ công tác thi hành án tử hình.

Hiện tại không có văn bản quy định mức tiền mua thuốc độc phục vụ cho thi hành án tử hình cụ thể là bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, được biết hiện nay thuốc độ phục vụ cho thi hành án tử hình được mua ở nước ngoài nên kinh phí rất đắt đỏ.

Video liên quan

Chủ Đề