Thuận tình ly hôn bao lâu thì xong

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi và chồng kết hôn 5 năm, tuy nhiên sống với nhau không hạnh phúc nên hai vợ chồng thuận tình xin ly hôn. Vậy thủ tục thuận tình ly hôn như thế nào thưa luật sư? Có cách nào không phải ra Tòa không?

Luật sư tư vấn:

Hai vợ chồng bạn đã thuận tình xin ly hôn, như vậy bạn sẽ làm thủ tục thuận tình ly hôn như sau:

– Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND. 

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản chính hoặc bản trích lục trong trường hợp mất bản chính)

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực).

+ Sổ hộ khẩu gia đinh (bản sao có chứng thực);

Xem thêm: Tư vấn ly hôn, tư vấn luật ly hôn trực tuyến miễn phí qua điện thoại

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Thuận tình ly hôn bao lâu thì xong

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thẩm quyền giải quyết: Khi có đầy đủ hồ sơn bạn có thể nộp cho tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú, tạm trú chung của vợ chồng hoặc nơi thường trú, tạm trú của vợ hoặc chồng  trong trường hợp không cùng nơi thường trú, tạm trú và hai bên có thỏa thuận.

Trường hợp thuận tình ly hôn, hai vợ chồng bạn vẫn cần phải ra Tòa nộp đơn, ra Tòa theo giấy triệu tập của Tòa để giải quyết thủ tục ly hôn. Thủ tục ly hôn gắn liền với quyền nhân thân nên không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thay được!

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

2. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn gửi cho những ai?

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn và hướng dẫn mới nhất về đơn xin ly hôn 2022

Vợ chồng tôi kết hôn năm 2006, do cuộc sống xích mích và không thể tiếp tục cùng nhau chung sống nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Tòa án đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, nay tôi muốn hỏi tôi có phải gửi quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho chính quyền địa phương nơi vợ chồng tôi cư trú hay không?

Luật sư tư vấn

Theo quy định tại Điều 241 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định tại khoản 2 Điều 315 “quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thẩm quyền, người yêu cầu giải quyết việc dân sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định đó trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định”.

Như vậy, kể cả trường hợp Tòa án xét xử hay Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn (việc dân sự), thì luật cũng không quy định Tòa án phải gửi bản án hoặc quyết định cho chính quyền địa phương nơi đương sự cư trú. Do đó, Tòa án không phải gửi quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho chính quyền địa phương nơi đương sự cư trú.

 Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn thuận tình, giải quyết thủ tục ly hôn, giải quyết các tranh chấp khi ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!

3. Thủ tục ly hôn thuận tình mất bao lâu?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư!

Xem thêm: Luật sư tư vấn chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn trực tuyến miễn phí

Tôi có gửi hồ sơ thuận tình ly hôn tại địa phương của vợ tôi từ ngày 19/2/2014 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cho tôi được hỏi thời gian xử lý cho thủ tục ly hôn này là bao lâu? Theo tôi được biết thời gian như sau: -Trong vòng 05 ngày sẽ thông báo nộp án phí (tôi đã nộp ngay ngày 19/2/2014). -Trong vòng 15 ngày sẽ mời hòa giải. -Trong vòng 07 ngày sẽ thông báo thuận tình ly hôn (nếu không có gì thay đổi kể từ khi hòa giải không thành). Nhưng hiện tại tôi đã đợi đến 60 ngày (2 tháng) kể từ ngày nộp hồ sơ. Vậy trong khâu giải quyết có phải vướng thêm tủ tục nào nửa hay không mà lại kéo dài như vậy? Rất mong nhận được sự tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng.

Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại TP Hà Nội

Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của Tòa)

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại TPHCM

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai vợ, chồng

– Thời gian giải quyết:

+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Như vậy, trường hợp của bạn đã 60 ngày mà Tòa án không giải quyết là sai quy định. Vì vậy bạn cần liên hệ với Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết đúng thời hạn theo đúng quy định trên.

 Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn, tư vấn luật ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!

4. Xin mẫu đơn thuận tình ly hôn mới và chuẩn nhất

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn và ly hôn

Chào luật sư! Tôi với chồng đã thống nhất thuận tình ly hôn và đã thỏa thuận giải quyết xong các vấn đề liên quan đến con cái và tài sản. Tuy nhiên, chúng tôi không biết viết đơn như thế nào? Mong nhận được sự giúp đỡ! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Về mẫu đơn ly hôn thuận tình thì ở mỗi một Tòa án sẽ cung cấp một mẫu riêng. Tuy nhiên, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một mẫu sau đây để bạn tham khảo: Tham khảo mẫu đơn thuận tình ly hôn

 Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn thuận tình, giải quyết thủ tục ly hôn, giải quyết các tranh chấp khi ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!

5. Thỏa thuận phân chia tài sản khi thuận tình ly hôn

Tóm tắt câu hỏi:

Vợ chồng tôi chung sống với nhau nay đã được hai con, một lên 3 tuổi và một được 1 tuổi. Trong thời kỳ hôn nhân, tôi có được bố mẹ trao tặng quyền sử dụng đất riêng cho tôi. Trên giấy tờ và văn bằng công chứng chỉ có tên của tôi, vậy khi ly hôn vợ tôi có quyền yêu cầu nhập tài sản đó vào khối tài sản chung hay không. Nếu có tranh chấp vợ tôi có quyền đòi hỏi chia tải sản hay không?

Ngoài ra, nếu khi vợ tôi đồng ý ký vào đơn thuận tình ly hôn, trên giấy tờ xác định việc ly hôn không có tranh chấp về tải sản gồm có đất đai, nhà ở, xe cộ và tất cả những thứ liên quan khác thì khi ra Tòa, Tòa án có yêu cầu xác định về tải sản của hai vợ chồng hay không? Mong quý luật sư giải đáp thắc mắc và tư vấn giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Bình Dương

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Ngoài ra, Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định thêm:

“Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Tại mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (hiện nay Nghị quyết này vẫn còn hiệu lực) cũng quy định:

“Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu có tranh chấp là tài sản riêng, thì  người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh tài sản được tạo dựng từ nguồn tài sản riêng hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản được hình thành từ nguồn tài sản riêng ví dụ như được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc moto mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng . Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là của riêng, tài sản đó là của chung vợ chồng.”

Như vậy, nếu bạn có giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất mà bố mẹ bạn tặng cho là tài sản riêng thì đó là tài sản riêng của bạn. Những giấy tờ này có thể bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên riêng, Hợp đồng tặng cho riêng,…

Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên một mình bạn nhưng bạn không có giấy tờ khác chứng minh đó là tài sản được tặng cho riêng thì đó cũng là tài sản chung của vợ chồng.

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Thanh Hoá

Về việc giải quyết thuận tình ly hôn, nếu vợ chồng bạn thỏa thuận không chia tài sản, không có tranh chấp gì về tài sản thì Tòa án chỉ xét xử ly hôn, ở đây là công nhận thuận tình ly hôn, mà không giải quyết chia tài sản khi không có yêu cầu.

→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

6. Trình tự thủ tục giải quyết đồng thuận ly hôn

Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề ly hôn và chia tài sản như sau:

1. Bố mẹ tôi làm đơn ly hôn 10/2014 và cả 2 bên đều thuận tình ly hôn nên đã ký vào đơn và nộp về tòa án nhân dân huyện. Sau đó mẹ tôi được sự tư vấn của bên tòa án đã thỏa thuận với bố (có tòa án làm chứng và có chữ ký của 2 bên bố mẹ tôi): Từ tháng 5/2015 đến 31/8/2015 bố tôi sẽ đưa cho mẹ số tiền 100tr đồng và khi nào đưa đủ số tiền mẹ tôi sẽ dọn ra khỏi nhà.

Nhưng trong thời gian thỏa thuận bố tôi không những không đưa tiền cho mẹ mà còn đánh đập, khóa cửa không cho mẹ vào nhà. Mẹ tôi nhiều lần kêu công an thôn, xã và bên tòa án nhưng cũng không ai để ý, vì thế mẹ phải dọn về nhà bà ngoại để ở. Đến hạn 31/8/2015 bố tôi vẫn không đưa tiền cho mẹ và còn làm đơn kiện mẹ tôi bắt trộm 40kg gà (điều này không có thật, công an xã cũng điều tra nhưng không làm gì cả).

Quá thời hạn 1 tháng mẹ tôi sang tòa để hỏi chi tiết về việc bố tôi không làm theo thỏa thuận thì tòa án nhân dân huyện lại bắt mẹ làm đơn lại từ đầu gửi về xã. Cho đến nay mẹ tôi vẫn chưa được chia tài sản theo đơn ly hôn và cũng không được tòa án xét xử gì hết. Vậy tôi muốn hỏi ở đây mẹ tôi nên làm gì? Tòa án làm như vậy là đúng hay không? Bố tôi bị xử lý như thế nào khi không làm theo thỏa thuận không?

2. Đơn ly hôn làm từ 10/2014 có chữ ký của 2 bên. Nhưng đến nay bố tôi lại bảo đơn ly hôn ấy không đúng và đòi bổ sung thêm rất nhiều khoản nợ mà mẹ tôi không hề hay biết. Nhưng bên tòa án vẫn cho đó là hợp lý và bắt mẹ tôi phải tìm bằng chứng xác thực. Vậy tôi muốn biết mẹ tôi có phải chịu những khoản nợ mới không? Tòa có xử theo đơn ly hôn cũ không?

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Hải Phòng

3. Nếu như một đơn ly hôn đã thuận tình 2 bên như gia đình tôi thì theo luật sẽ được xử như thế nào? Nếu không làm theo thỏa thuận như trường hợp trên thì sẽ giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Thuận tình ly hôn được hiểu cả hai vợ chồng phải tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề gồm: Vấn đề ly hôn, Chia tài sản chung vợ chồng, Quyền nuôi con, Nợ chung. Nếu bố mẹ bạn thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trên thì Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của bố mẹ bạn và việc giao quyết định công nhận sự thỏa thuận của bố mẹ bạn quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình nhanh nhất năm 2022

Khi Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về thuận tình ly hôn của bố mẹ bạn thì quyết định công nhận này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định tại Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:

1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”.

Do đó, bố mẹ bạn có nghĩa vụ thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận này.

Bạn chưa nói rõ bố mẹ bạn đã thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình hay chưa? 

* Trường hợp 1: Nếu bố mẹ bạn đã thuận tình ly hôn, đã nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án thì bố mẹ bạn phải thực hiện theo đúng quyết định của Tòa án. 

Bố bạn không thực hiện theo đúng Quyết định công nhận thuận tình ly hôn, đó là không thanh toán phần tiền cho mẹ của chị, đồng thời có hành vi đánh đập, đuổi mẹ chị ra khỏi nhà thì mẹ chị có quyền làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp. 

Đã giải quyết thủ tục ly hôn, nay bố chị không có quyền sửa lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mà Tòa án đã giả quyết.

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình, đồng thuận mới và nhanh nhất

* Trường hợp 2: Nếu bố mẹ bạn mới chỉ làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, chưa được Tòa án giải quyết thì nếu nay có tranh chấp về tài sản chung, bố chị không đồng ý với những nội dung đã thỏa thuận trong đơn thì lúc này không được coi là thuận tình ly hôn. Một trong hai bên bố hoặc mẹ chị làm lại đơn ly hôn, yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. 

Những khoản nợ mà bố bạn kê thêm vào phải xác định rõ đây là nợ chung của hai vợ chồng hay nợ riêng của chồng chị. Nếu là nợ chung của hai vợ chồng thì me chị có nghĩa vụ trả khoản nợ này, nếu là nợ riêng của bố chị thì mẹ chị không phải trả.

Nợ chung của hai vợ chồng được hiểu là mục đích vay là để sử dụng cho nhu cầu chung của gia đình (xây nhà, mua sắm đồ đạc,…) không phải sử dụng cho mục đích cá nhân riêng.

 Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn thuận tình, giải quyết thủ tục ly hôn, giải quyết các tranh chấp khi ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!

7. Ai có quyền nuôi con khi ly hôn đồng thuận?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi ở Hải Dương nhưng đã lấy chồng và chuyển khẩu về Bắc Giang. Con trai tôi đã được 2 tuổi 10 tháng. Theo tôi được biết thì con nhỏ dưới 3 tuổi mẹ được quyền nuôi dạy nhưng chồng tôi không đồng ý. Vậy, tôi muốn xin tư vấn thủ tục xin ly hôn thuận tình từ phía page. Rất mong nhận được phản hồi sớm tôi cám ơn?

Luật sư tư vấn:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy cả 2 vợ chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án. Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trường hợp thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Xem thêm: Luật sư tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn trực tuyến miễn phí

Khi thỏa thuận về quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn, 2 bên phải tuân thủ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Do đó, con bạn dưới 36 tháng tuổi nên người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc 2 vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con và được Tòa án công nhận.

Theo đó, bạn chuẩn bị hồ sơ thuận tình ly hôn gửi tới Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi thường trú, tạm trú chung của vợ, chồng hoặc nơi thường trú, tạm trú của vợ hoặc chồng trong trường hợp không cùng nơi thường trú, tạm trú và hai bên có thỏa thuận.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải ba lần. Nếu hòa giải không thành, Tổ hòa giải sẽ xác nhận vào đơn xin ly hôn và đơn xin ly hôn sẽ được gửi tới tòa án, yêu cầu tòa án giải quyết.

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

 Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Nghệ An

 Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn thuận tình, giải quyết thủ tục ly hôn, giải quyết các tranh chấp khi ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!

8. Thuận tình ly hôn với người định cư ở nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Em muốn hỏi anh chị thủ tục ly hôn. Hiện tại em đang sống ở Hàn Quốc, muốn ly hôn với chồng em hiện ở Việt Nam, cả 2 đồng thuận ly hôn. Chúng em có 2 con, đứa lớn năm nay 9 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi, hiện tại 2 cháu đang sống với bố mẹ em ở Việt Nam, chồng em ở một mình tại nhà riêng của 2 vợ chồng. Vậy em muốn làm đơn ly hôn có được không? Mong được giúp đỡ của luật sư. Em cảm ơn rất nhiều!

Luật sư tư vấn:

Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 giải thích quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(…)

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Hải Dương

25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Trường hợp thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó, bạn và chồng sẽ phải thỏa thuận về mọi vấn đề chia tài sản, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục con để được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Trong trường hợp bạn không về Việt Nam để ly hôn thì bạn vẫn gửi đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có chữ ký của bạn, đã được hợp pháp hóa lãnh sự gửi về Việt Nam có chữ ký của chồng bạn và gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền, đồng thời bạn sẽ phải làm một đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn vắng mặt, trong đó ghi rõ những vấn đề đã thỏa thuận với chồng về tài sản và con, gửi đến tòa án. 

Thuận tình ly hôn bao lâu thì xong

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về thủ tục ly hôn qua tổng đài, gọi ngay: 1900.6568

Về thẩm quyền giải quyết của tòa án

Xem thêm: Tư vấn luật ly hôn, giải quyết thủ tục ly hôn tại Quảng Ninh

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

(…)

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

(…)

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

Xem thêm: Ly hôn bao lâu thì được tái hôn?

Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đến tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn cư trú tại Việt Nam, bạn có thể gửi đơn qua đường bưu điện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. 

→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về ly hôn vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trên toàn quốc.