Thống kê dân số các tỉnh việt nam 2023

Không ngạc nhiên khi TP. HCM và Hà Nội là các địa phương có mật độ dân cư cao nhất Việt Nam. Những vị trí còn lại mới đáng để tìm hiểu.

Địa lýNhất Việt NamNhất thế giớiGDPDân sốDiện tích

Bảng dưới đây là danh sách Top 10 tỉnh, thành phố có mật độ dân cư lớn nhất Việt Nam, theo số liệu kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.

Hạng Tên tỉnh, thành phố  Diện tích [km²]  Dân số [người] Mật độ [người/km2]
1 Thành phố Hồ Chí Minh          2.061,0 8.993.082 4.363
2 Hà Nội          3.358,9 8.053.663 2.398
3 Bắc Ninh             822,7 1.368.840 1.664
4 Hưng Yên             930,2 1.252.731 1.347
5 Thái Bình          1.570,5 1.860.447 1.185
6 Hải Phòng          1.561,8 1.837.173 1.176
7 Hải Dương          1.668,2 1.892.254 1.135
8 Nam Định          1.668,0 1.780.393 1.067
9 Hà Nam             860,9 852.800 991
10 Vĩnh Phúc          1.235,2 1.154.154 934

Hai đô thị trung tâm chiếm hai vị trí hàng đầu về mật độ dân cư

Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính có mật độ dân cư chật chội nhất cả nước với 4.363 người/km2, gần gấp đôi so với vị trí thứ hai – Hà Nội [2.398 người/km2].

Đây là hai trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của Việt Nam, là hai khu đô thị lớn nhât cả nước. Quá trình đô thị hóa biến các đô thị này trở thành các tâm điểm di cư của khu vực, khiến dân số tăng cơ học một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, số lượng các chung cư cao tầng tăng nhanh chóng càng làm cho mật độ dân cư thêm đậm đặc.

Mật độ cư dân cao nhất Việt Nam của TP. HCM được tạo nên từ số dân đông nhất lên đến gần 9 triệu người [thời điểm 1/4/2019] và diện tích chỉ rộng thứ 49 cả nước với 2.061 km2. Các con số tương ứng của Hà Nội là 8,05 triệu người [đứng thứ hai về dân số] và 3.359 km2 [đứng 41 về diện tích].

Cảnh ùn tăng giao thông do mật độ dân cư đông ở TP. HCM dịp cuối năm 2020. Ảnh: Vietnamnet.

9/10 cái tên thuộc khu vực châu thổ sông Hồng

Tám vị trí tiếp theo đều là các tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Như vậy, nếu tính cả Hà Nội thì đồng bằng sông Hồng góp tới 9/10 vị trí trong Top 10 – Một tỷ lệ hoàn toàn áp đảo.

Điều gì khiến 8 tỉnh thành phố Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và Vĩnh Phúc lần lượt chiếm các vị trí còn lại trong Top 10 mật độ dân cư?

Thứ nhất, đây đều là các tỉnh thuộc khu vực tập trung dân cư tự nhiên từ xưa đến nay vì đó là khu vực đồng bằng châu thổ.

Thứ hai, 8 tỉnh này đều có diện tích nhỏ. Tỉnh rộng nhất của nhóm này là Hải Dương cũng chỉ có diện tích 1.668 km2, đứng thứ 51 cả nước.

Thứ ba, trong 2 thập kỷ gần đây, các tỉnh này là các địa bàn phát triển khu công nghiệp hàng đầu của miền Bắc cũng như cả nước. Trong khi đó, hầu hết các nhà máy tại các khu công nghiệp này đều sử dụng công nghệ thâm dụng lao động để tận dụng chi phí lao động thấp của Việt Nam.

>> Top 10 tỉnh, thành phố đông dân nhất Việt Nam

Top 10 tỉnh thưa dân nhất Việt Nam

Ở chiều ngược lại, Top 10 tỉnh thưa dân nhất Việt Nam đều là các tỉnh rộng nhất và thuộc khu vực miền núi, bao gồm trong bảng dưới đây:

Rank Tên tỉnh, thành phố  Diện tích [km²]  Dân số [người] Mật độ [người/km2]
1 Lai Châu          9.068,8 460.196 51
2 Kon Tum          9.674,2 540.438 56
3 Điện Biên          9.541,0 598.856 63
4 Bắc Kạn          4.860,0 313.905 65
5 Cao Bằng          6.700,3 530.341 79
6 Sơn La        14.123,5 1.248.415 88
7 Lạng Sơn          8.310,2 781.655 94
8 Đắk Nông          6.509,3 622.168 96
9 Gia Lai        15.510,8 1.513.847 98
10 Hà Giang          7.929,5 854.679 108

Mật độ dân cư bình quân của Việt Nam

Theo số liệu mới nhất, ước tính của năm 2020 thì mật độ dân cư bình quân của Việt Nam là 314 người/km2, được tạo ra từ dân số hơn 97,34 triệu người và diện tích hơn 330 nghìn km2.

Với mật độ dân số kể trên, Việt Nam đứng thứ 30 trên toàn thế giới. Nước có mật độ dân số cao nhất là Công quốc Monaco với trên 26 nghìn người/km2. Nước thưa dân nhất là Mông Cổ với 2 người/km2.

>> Top 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới>> Top 10 nước đông dân nhất thế giới năm 2021

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới

Chủ Đề