Thông báo tăng học phí trường mầm non tư thục

[HNMO] - Trước một số thông tin cho rằng ngành Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh vừa đề xuất tăng mạnh học phí bậc học phổ thông, trong đó cấp THCS tăng đến 6 lần, ngày 27-5, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã có thông tin đến Báo Hànộimới để dư luận không hiểu sai về vấn đề này.

Trong nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn duy trì chính sách hỗ trợ học phí để mọi trẻ em đều có cơ hội đến trường.

Tăng theo quy định của Chính phủ

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoài Nam cho biết, các mức thu học phí bậc học phổ thông không do địa phương quyết định mà do Chính phủ điều chỉnh bằng các Nghị định theo từng thời điểm, tuân thủ theo các lộ trình được Quốc hội thông qua trong lĩnh vực này; các địa phương có trách nhiệm thực hiện.

Từ năm 2015 đến năm 2020, việc thu học phí các cấp học phổ thông được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-5-2015 của Chính phủ. Theo đó, với bậc học từ mầm non và phổ thông [trừ tiểu học], khung học phí quy định từ 60.000-300.000 đồng/tháng cho khu vực thành thị và 30.000-60.000 đồng/tháng cho khu vực nông thôn. Nghị định cũng cho phép các địa phương tăng mức học phí này theo từng năm.

Tuy nhiên, suốt 6 năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn áp dụng mức thấp nhất trong các khung này [60.000 đồng/tháng ở thành thị và 30.000 đồng/tháng ở nông thôn]. Phần học phí tăng theo từng năm được ngân sách thành phố hỗ trợ chi trả.

Ngày 27-8-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 86, áp dụng từ năm học 2022-2023. Theo đó, khung học phí cho bậc học từ mầm non là 300.000-450.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị; 100.000-220.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn. Khung học phí cho bậc THCS lần lượt là 300.000-650.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị và 100.000-270.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn; với bậc học THPT lần lượt là 300.000-650.000 đồng/tháng và 200.000-330.000 đồng/tháng.

Khung mức học phí công lập mới được thành phố Hồ Chí Minh dự kiến áp dụng từ năm học 2022-2023 theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

“Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác trên cả nước đều phải điều chỉnh học phí theo quy định mới. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND thành phố làm tờ trình để HĐND xem xét thông qua khung học phí theo quy định mới. Để hỗ trợ cha mẹ học sinh, Sở đề xuất thu ở mức thấp nhất của khung học phí”, ông Lê Hoài Nam cho biết.

Ngân sách tiếp tục hỗ trợ học phí

Tuy nhiên, dù đã thu ở mức thấp nhất, học phí mới vẫn tăng cao so với mức học phí cũ [từ 70.000-240.000 đồng/tháng], có thể gây khó khăn cho một số gia đình học sinh trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh vừa trải qua 2 năm phòng, chống dịch Covid-19 căng thẳng. Để hỗ trợ các bậc phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục đề xuất UBND thành phố trình HĐND thành phố phương án hỗ trợ học phí từ ngân sách như từng làm trước đây.

Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, ngân sách thành phố vẫn chi hỗ trợ học phí các cấp học từ mầm non đến phổ thông công lập, cụ thể như sau: Bậc học mầm non được hỗ trợ 20.000 đồng/tháng [học sinh nông thôn]; THCS được hỗ trợ 40.000 đồng/tháng khu vực thành thị, 55.000 đồng/tháng khu vực nông thôn. Hiện, các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét, đề xuất mức hỗ trợ mới từ năm học 2022-2023.

“Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đề xuất mức hỗ trợ học phí mới để chia sẻ gánh nặng chi phí với người dân và tạo điều kiện tối đa để con em được đến trường học tập. Nhiều năm qua, thành phố luôn là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện các chính sách hỗ trợ, miễn giảm đặc thù theo điều kiện của địa phương. Dự kiến, vào kỳ họp tháng 7-2022, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về điều chỉnh học phí và mức miễn giảm học phí mới”, ông Lê Hoài Nam cho biết.

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, từ năm học 2022 - 2023 trở đi, học phí phổ thông, đại học có thể tăng dần dựa trên chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 

1. Lộ trình tăng học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông

Học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập được quy định tại Điều 9 Nghị định 81/2021 như sau:

1.1. Khung học phí năm học 2022 - 2023

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, khung học phí năm học 2022 - 2023 quy định mức sàn - mức trần như sau:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

300 - 540

300 - 540

300 - 650

300 - 650

Nông thôn

100 - 220

100 - 220

100 - 270

200 - 330

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

50 - 110

50  110

50 - 170

100 - 220

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

600 - 1.080

600 - 1.080

600 - 1.300

600 - 1.300

Nông thôn

200 - 440

200 - 440

200 - 540

400 - 660

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

100 - 220

100 - 220

100 - 340

200 - 440

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: 

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

750 - 1.350

750 - 1.350

750 - 1.625

750 - 1.625

Nông thôn

250 - 550

250 - 550

250 - 675

500 - 825

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

125 - 275

125 - 275

125 - 425

250 - 550

1.2. Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi

Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

2. Lộ trình tăng học phí đối với giáo dục đại học

Theo Điều 11 Nghị định 81, lộ trình tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

2.1. Học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026

- Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Đơn vị: triệu đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 - 2023

Năm học

2023 - 2024

Năm học

2024 - 2025

Năm học

2025 - 2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1,25

1,41

1,59

1,79

Khối ngành II: Nghệ thuật

1,2

1,35

1,52

1,71

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1,25

1,41

1,59

1,79

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1,35

1,52

1,71

1,93

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1,45

1,64

1,85

2,09

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1,85

2,09

2,36

2,66

Khối ngành VI.2: Y dược

2,45

2,76

3,11

3,5

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1,2

1,5

1,69

1,91

 - Mức trần học phí tối đa với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên:

Đơn vị: triệu đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 - 2023

Năm học

2023 - 2024

Năm học

2024 - 2025

Năm học

2025 - 2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

2,5

2,82

3,19

3,58

Khối ngành II: Nghệ thuật

2,4

2,7

3,04

3,42

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

2,5

2,82

3,18

3,58

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

2,7

3,04

3,42

3,86

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

2,9

3,28

3,7

4,18

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

3,7

4,18

4,72

5,32

Khối ngành VI.2: Y dược

4,9

5,52

6,22

7,0

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

2,4

3,0

3,38

3,82

- Mức trần học phí các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:

Đơn vị: triệu đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 - 2023

Năm học

2023 - 2024

Năm học

2024 - 2025

Năm học

2025 - 2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

3,125

3,525

3,975

4,475

Khối ngành II: Nghệ thuật

3,0

3,375

3,8

4,275

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

3,125

3,525

3,975

4,475

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

3,375

3,8

4,275

4,825

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

3,625

4,1

4,625

5,225

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

4,625

5,225

5,9

6,65

Khối ngành VI.2: Y dược

6,125

6,9

7,775

8,75

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

3,0

3,75

4,225

4,775

Ngoài ra, đối với chương trình đào tạo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục hoặc đạt mức tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí và thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

2.2. Mức trần học phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

- Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học nhân hệ số 1,5 tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

- Mức trần học phí đối với đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học nhân hệ số 2,5 tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

2.3. Trường hợp đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa

Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.

2.4. Trường hợp học trực tuyến

Cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.

Ngoài ra, mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.

2.5. Học phí chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ, mô-đun

Các cơ sở đào tạo sẽ thu học phí của một tín chỉ, mô-đun căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ, mô-đun =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng X 10 tháng X số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.

Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;

Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ hai trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.

Nếu còn thắc mắc về lộ trình tăng học phí, đọc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề