Thị trường là gì vai trò của thị trường các chức năng của thị trường

Chức năng thừa nhận


Hàng hóa được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính mình là người mua chấp nhập, có nghĩa là về cơ bản quá trình tái xuất xã hội của hàng hóa đã hoàn thành. Bởi bản than việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hóa được bán.
Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu, không cung ứng đúng thời gian và địa điểm của khách hàng đòi hỏi thì sẽ không bán được, nghĩa là chúng không được thị trường chấp nhận.
Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà không qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường còn thiếu, kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó.
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng mua sản phẩm tức là sản phẩm đó đã được thị trường thừa nhận, hay thị trường đã bỏ phiếu bằng tiền cho sự tồn tại của sản phẩm . Ngược lại, nếu không được thị trường thưa nhận thì doanh nghiệp sẽ bị phá sản, không thể duy trì được hoạt động của mình được. Muốn được thị trường thừa nhận thì doanh ghiệp phải cung cái thị trường cần chứ không phải cung cái mình có hay có khả năng cung ứng.
4 chức năng của trị trường

Chức năng thực hiện

Sau khi được thị trường thừa nhận thị trường sẽ tiến hành chức năng thực hiện. Thị trường là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa thông qua các hoạt động mua bán giữa người mua và người bán.
Giá trị hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua giá cả thị trường trên cơ sở giá trị sử dụng của chúng được thị trường thùa nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, người bán thu được tiền về từ người mua thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, hàng hóa đi sang lĩnh vực tiêu dùng cá nhân ở đó giá trị sử dụng nó sẽ được thực hiện, đó là mục đích cuối cùng của sản xuất.
Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hìng thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường.
Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường .thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.

Chức năng điều tiết , kích thích


Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và tín hiệu giá cả của thi trường sẽ phát hiện chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.
Nhu cầu thị trường là mục đích của quá trình sản xuất. Thị trường vừa là mục tiêu vừa tạo động lực để thể hiện các mục tiêu đó. Đây là cơ sở để chức năng điều tiết và kích thích của thị trường phát huy vai trò của mình.

Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ

Thông qua nhu cầu thị trường người sản xuất chủ động chuyển tư liệu sản xuất, vốn lao động từ ngành này qua ngành khác từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để có lợi nhuận cao.
Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế của thị trường, người sản xuất có lợi thế cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triến sản xuất ngược lại những người sản xuất chưa tạo ra được lợi thế trên thị trường cũng phải vươn lên để thoát khỏi nguy cơ pha sản. Và người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng của mình. Đó là những động lực mà thị trường tạo ra đối với sản xuất cũng như vai trò to lớn của nó đối với việc hướng dẫn tiêu dùng.
Trong quá trình sản xuất, không phải người sản xuất lưu thông chỉ ra cách chi phí như thế nào cũng được xã hội thùa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết [ trung bình ]. Do đó thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động.

Chức năng thông tin

Trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất hàng hóa, chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin.
Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Thị trường chongười sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.
Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.
Chính phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính sách điều chỉnh kinh tế.
Thông tin thị trường có vai trò đối với quản lý kinh tế. Trong quản lý kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhât là ra quyết định. Ra quyết định cần có thông tin.
Bốn chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng này. Không nên đặt vấn đề chức năng nào quan trong nhất hoặc chức năng nào quan trọng hơn chức năng nào. Song cũng cần thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng .

Một trong những bí quyết quan trong nhất để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết cặn kẽ tính chất của thị trường. Nhận biết được đặc điểm và sự hoạt động của từng loại thị trường, các yếu tố tham gia vào hoạt động của thị trường, từ đó thấy rõ đặc điểm hình thành và vận động của giá cả thị trường.
  • Tweet
  • Share
  • Share
  • Share
  • Share

Sign up here with your email

Video liên quan

Chủ Đề