Theo quy định của pháp luật về xây dựng có Báo nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án theo quy định mới nhất hiện nay có gì thay đổi so với các quy định trước đây. Hẳn chúng ta đều biết Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 3/3/2021, thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IX Nghị định số 100/2018/NĐ-CP Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Cơ sở pháp lý:

  • Điều 20 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
  • Điều 62 – Luật Xây dựng số 50
  • Khoản 19 – Điều 1  – Luật sửa đổi, bổ sung số 62

Các hình thức Quản lý dự án:

Các hình thức quản lý dự án được quy định tại Điều số 62 – Luật Xây dựng số 50, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19 – Điều 1  – Luật sửa đổi, bổ sung số 62 như sau:

Theo quy định của pháp luật về xây dựng có Báo nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Về cơ bản gồm 4 hình thức quản lý dự án, đó là:

  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (chi tiết tại Điều 21 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP)
  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án (chi tiết tại Điều 22 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP)
  • Thuê tư vấn quản lý dự án (chi tiết tại Điều 24 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP)
  • Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc (có đủ năng lực) (chi tiết tại Điều 23 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP)

Với dự án vốn đầu tư công:

Người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, cụ thể như sau:

a) Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;

b) Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

Lưu ý: Loại vốn này ưu tiên áp dụng điểm (a), không áp dụng được mới áp dụng hình thực quy định tại điểm (b) nêu trên.

Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác:

Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài:

Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Đối với dự án PPP:

Hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Thứ năm,10/03/2022 17:15

Theo quy định của pháp luật về xây dựng có Báo nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Từ viết tắt
Theo quy định của pháp luật về xây dựng có Báo nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định của pháp luật về xây dựng có Báo nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Xem với cỡ chữ

Ngày 10/3/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 756/BXD-HĐXD gửi Bộ Giao thông Vận tải cho ý kiến về hình thức quản lý dự án.

Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 quy định người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng hình thức quản lý dự án phù hợp với quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

Liên quan đến việc Bộ Giao thông Vận tải đề xuất việc giao cho các Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư dự án do Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản số 104/BXD-HĐXD ngày 12/01/2021, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, thực hiện.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Do đó, đối với dự án đầu tư xây dựng do Bộ Giao thông Vận Tải quyết định đầu tư áp dụng hình thức quản lý dự án là “Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành” và giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực do UBND cấp tỉnh thành lập để thực hiện quản lý dự án là không có cơ sở.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_756-BXD-HDXD_10032022.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 756/BXD-HĐXD.

Mục lục bài viết

  • 1. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng?
  • 2. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án như thế nào?
  • 3. Nội dung tham gia quản lý thực hiện dự án của tổng thầu xây dựng ?

Luật sư tư vấn:

1. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng?

1. Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014.

2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức to chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định.

3. Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

5. Đối với dự án ppp, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án theo quy định .

>> Xem thêm: Mẫu đề xuất dự án đầu tư mới nhất năm 2022 và Thủ tục lập dự án đầu tư ?

2. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án như thế nào?

1. Chủ Đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện.

2. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung tham gia quản lý thực hiện dự án của tổng thầu xây dựng ?

1. Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay có trách nhiệm tham gia quản lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng với chủ Đầu tư và phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định để thực hiện công việc do mình đảm nhận.

2. Nội dung tham gia quản lý thực hiện dự án của tổng thầu xây dựng gồm:

a) Thành lập Ban điều hành để thực hiện quản lý theo phạm vi công việc của hợp đồng;

b) Quản lý tổng mặt bằng xây dựng công trình;

c) Quản lý công tác thiết kế xây dựng, gia công chế tạo và cung cấp vật tư, thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo vận hành;

>> Xem thêm: Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư mới nhất

d) Quản lý hoạt động thi công xây dựng, các kết nối với công việc của các nhà thầu phụ;

đ) Điều phối chung về tiến độ thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng;

e) Tổ chức nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành để bàn giao cho chủ đầu tư;

g) Quản lý các hoạt động xây dựng khác theo yêu cầu của chủ đầu tư.

3. Tổng thầu xây dựng được hưởng một phần chi phí quản lý dự án theo thỏa thuận với chủ Đầu tư.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, nhà ở -Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đất đai,tư vấn luật xây dựngtrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê(tổng hợp)