Thế nào là thực phẩm chăn nuôi sạch an toàn vệ sinh cho con người

[QNg]-  Trong những năm gần đây, sự bùng phát của dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản đã gây nhiều thiệt hại cho nông dân, gây tâm lý bất an đối với người tiêu dùng. Do đó đòi hỏi phải có những thay đổi về hình thức chăn nuôi, nhằm đảm bảo ngăn ngừa mầm bệnh lưu tồn, lây lan trong môi trường. 

Theo Sở NN-PTNT, tổng đàn gia súc của Quảng Ngãi hiện có 836.865 con [57.035 trâu; 279.364 bò,  500.466 lợn]; đàn gia cầm có 3,3 triệu con. Mặc dù cuối năm 2010 và đầu năm 2011, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phát sinh dịch lở mồm, long móng trên đàn gia súc, dịch bệnh gia cầm, nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự  nỗ lực của ngành nông nghiệp và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch, nên đã khống chế và dập tắt được dịch. Kết quả đàn gia súc, gia cầm vẫn ổn định và có phần tăng nhẹ so với năm 2010, đàn trâu tăng 0,9%, đàn bò tăng 0,4%, đàn gia cầm tăng 8%, riêng đàn lợn giảm 1,6%.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học Bioga, đã góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Chi cục Quản lý chất lượng nông- lâm- thủy sản cho biết: Để quản lý số lượng gia súc gia cầm trong chăn nuôi được an toàn, Chi cục đã triển khai các quy định của Nhà nước trong việc quản lý giống vật nuôi, quản lý cơ sở ấp nở, sử dụng thuốc thú y, môi trường [nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm qui mô trang trại] và thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho người dân; tổ chức các đợt tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong mọi lĩnh vực liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện và nhân rộng mô hình các quy trình sản xuất an toàn như VietGAP [áp dụng cho rau, quả và chè an toàn], GAP/CoC [áp dụng trong nuôi trồng thủy sản], VietGAHP [áp dụng trong chăn nuôi lợn, gà, bò sữa và ong], đầu tư nâng cao cải tiến hệ thống giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Ngành quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất [chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản] tập trung để quản lý và kiểm soát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất; áp dụng chương trình quản lý an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn. Để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, ngành nông nghiệp hỗ trợ, hướng dẫn và khuyến khích người chăn nuôi sử dụng công nghệ khí sinh học biogas. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại tác dụng lớn. Chất thải sau khi đưa vào bể chứa được phân hủy hết, giảm mùi hôi, ký sinh trùng hầu như bị tiêu diệt. Nhiều hộ nông dân tham gia xây dựng hầm biogas vì nhận thấy tiện ích của nó là tái tạo được nguồn năng lượng sạch phục vụ đun nấu, thắp sáng. Qua các lớp tập huấn và những mô hình thực tiễn, đã tác động tích cực đến ý thức nhân dân trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn. Tuy nhiên để vấn đề VSATTP, trong chăn nuôi được triệt để có rất nhiều yếu tố: Môi trường ô nhiễm [theo đó sẽ ô nhiễm vào nông sản và vật nuôi và tồn dư trong thực phẩm]; cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, không đồng bộ, không được cải tiến đáp ứng điều kiện vệ sinh [sẽ dẫn đến ô nhiễm thực phẩm]; con người còn thiếu ý thức, trách nhiệm, không chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân, có những hủ tục lạc hậu trong ăn uống hoặc vì lợi nhuận mà sử dụng phụ gia, chất bảo quản ngoài danh mục của Bộ Y tế ban hành trong sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm cũng gây ô nhiễm vào thực phẩm.

Vì vậy để vấn đề VSATTP được an toàn trong chăn nuôi, thì người chăn nuôi phải có ý thức, trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra; không sử dụng các loại kháng sinh, chất tăng trọng; các hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng, cũng như trong bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp; không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; tuân thủ các quy định bón phân vô cơ trong quá trình trồng trọt nhằm đạt mục đích đó nền sản xuất sạch và bền vững.    

Hay nhất

Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng ; được nuôi truồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng.

Chọn địa phương cụ thể

Kể từ khi ASF xảy ra và lây lan rộng tại Việt Nam từ năm 2019, ngành nông nghiệp đã chú trọng khuyến khích người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm… Rất nhiều cuộc họp của các bộ, ban, ngành được triển khai để tuyên truyền, hướng dẫn, nhân rộng thực hiện mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên thế giới, sự lây lan và nguy hiểm của đại dịch này cộng với sự bùng phát dịch cúm gia cầm và dịch bệnh COVID-19 trên một số loài động vật, dường như sự cần thiết phải xây dựng được mô hình chăn nuôi an toàn sinh học sẽ là cánh cửa để tồn tại cho cả ngành chăn nuôi, đồng thời góp phần tạo ra thực phẩm sạch cho toàn xã hội.

Chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nông dân lựa chọn

Qua thời gian triển khai, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho thấy không chỉ giúp tiết kiệm chi phí chăn nuôi mà còn giúp nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, từ đó phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi. Để triển khai chăn nuôi an toàn sinh học, trại chăn nuôi phải được xây dựng ở địa điểm phù hợp, đảm bảo cự ly an toàn với các khu vực xung quanh. Mặt khác, cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học theo 3 vùng gồm: vùng lõi, vùng đệm và vùng giám sát.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: “Đề nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong tuyên truyền nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Hiện nay do khó khăn về con giống nên mới chỉ đi thực tế một số mô hình tăng đàn chứ những mô hình tái đàn để có thêm cơ sở nhân rộng chưa thực hiện được”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã có những động thái để kết nối với các doanh nghiệp trong nhập khẩu thịt heo, yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tái đàn chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Để đạt mục tiêu không chỉ đảm bảo đủ lương thực mà còn phải đáp ứng đủ về thực phẩm, trong đó có thịt heo, các đơn vị gồm: Cục Chăn nuôi, Thú y, Khuyến nông cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi giải pháp bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình nuôi mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt heo của thị trường. Mô hình an toàn sinh học nói phải có cơ sở thuyết phục, lựa chọn tỉnh nào, làm thí điểm mô hình ở 1 tỉnh trong 1 khoảng thời gian, vì bây giờ đến đầu Quý III nguồn cung thịt heo mới có thể tăng trở lại. Những tỉnh chọn triển khai mô hình là những địa phương đã làm nghiêm túc các Chỉ thị và đến nay vẫn giữ được đàn heo, qua đó sẽ nhân rộng thời gian tới. Trong hoàn cảnh này, thực phẩm 5,8 triệu tấn, sản phẩm chăn nuôi là 1,2 tấn sữa, khoảng 14,5 tỷ quả trứng và 8,5 triệu tấn thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là ứng phó với dịch Covid-19 vừa phải đảm bảo được mục tiêu kép là sản xuất và xuất khẩu.

Gắn với an toàn thực phẩm

Để có thực phẩm sạch tiêu thụ trên toàn xã hội, cần gắn sản xuất với tiêu dùng, mỗi người dân hãy tự ý thức và luôn có trách nhiệm trong nói không với thực phẩm “bẩn”. Nhà nước cần có những biện pháp mạnh trong xử lý vi phạm trường hợp có liên quan. Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”. Mục đích nhằm tăng cường thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

“Tháng hành động” năm 2020 về an toàn thực phẩm tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; giảm thiểu hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng thực phẩm không an toàn. Đồng thời, gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bộ NN&PTNN cho biết, trong giai đoạn 2020 - 2030, ngành chăn nuôi định hướng sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ với môi trường. Để thực hiện mục tiêu này, các địa phương cần rà soát hệ thống thú y, đảm bảo an toàn tại các lò giết mổ. Trong thời điểm hiện nay, khi giá heo vẫn cao, cần tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, tiêu thụ heo và các sản phẩm từ heo ra vào các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân tiêu thụ, sử dụng thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra, kiểm dịch đầy đủ, không ham rẻ mà mua, bán thịt heo chết… Việc triển khai đồng bộ các giải pháp định hướng chăn nuôi và tăng cường kiểm soát nguồn thực phẩm từ thịt, trong đó có thịt heo của ngành nông nghiệp vừa hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh, tránh thiệt hại trong chăn nuôi, vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Về lâu dài, việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi nguồn lực đầu tư sản xuất theo quy hoạch nhằm phát triển chăn nuôi tập trung, tăng quy mô tạo ra số lượng sản phẩm lớn, gắn với thị trường tiêu thụ tạo sự ổn định cho đầu ra và xây dựng thương hiệu sản phẩm là giải pháp quan trọng đang được ngành nông nghiệp hướng đến.

Video liên quan

Chủ Đề