Thành tựu văn học nghệ thuật thế kỉ xvi-xviii

1/ *Về văn học:

- Có 2 loại là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

- CÓ nhiều tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan, Nguyên Cư Trinh

- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Thiên Nam ngữ lạc, Truyền kì mạn lục.

*Về nghệ thuật dân gian:

- Có 2 loại là điêu khắc và sân khấu

- Nghệ thuật điêu khắc phát triển, chủ yếu ở các đình, chùa

- Nghệ thuật sân khấu đa dạng và phong phú với các loại hình như hát chèo, hát tuồng, hát ả đào.

nêu những thành tựu chủ yếu về văn học nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỉ 16-18

Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

- Thống kê

     + Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...

     + Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

     + Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...

     + Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...

     + Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...

- Nhận xét

     + Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

     + Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

Xem tiếp...

Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Loại hình nghệ thuậtThành tựu
Kiến trúc, điêu khắcNhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...
Nghệ thuật dân gianTrên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...
Nghệ thuật sân khấuNhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...

Nhận xét

- Phản ánh đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta phong phú và đa dạng.

- Thể hiện tính địa phương đậm nét.

Xem tiếp...

Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI –XVIII.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

- Đặc điểm:

+ Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.

+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..

+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...

- Ý nghĩa

+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.

+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng.

Xem tiếp...

1. Tư tưởng, tôn giáo

– Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

– Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

– Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

– Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

2. Giáo dục và văn học

*Giáo dục:

– Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

– Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

 *Văn học:

– Nho giáo suy thoái.

– Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

– Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

– Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

– Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

3. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

* Nghệ thuật:

– Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ[Huế], tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương

– Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

*Khoa học – kỹ thuật:

 – Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên…

 – Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

 – Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

 – Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Nghệ thuật

- Văn nghệ dân gian:

+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.

+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…

+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…

- Nghệ thuật tranh dân gian: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ [Bắc Ninh].

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc: chùa Tây Phương [Thạch Thất, Hà Nội], đình làng Đình Bảng [Từ Sơn, Bắc Ninh], cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các [Hà Nội],…

+ Nghệ thuật tạc tượng đồng: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và công trình điêu khắc ở cung điện Huế,…

Giải bài tập 3 trang 136 SGK Lịch sử 10

Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật qua các thời kì mà em biết.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 103, 104, 122, 123 để trả lời.

* Bảng thống kể các thành tựu văn học, nghệ thuật qua các thời kì

Video liên quan

Chủ Đề