Thành phố Đà Nẵng có bao nhiêu dương?

Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14’10" vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào. Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC-30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn [>400], là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố Đà Nẵng là 876.545 người. Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là 628,58người/km2.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.

Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm nghiệp: 514,21 km2; đất nông nghiệp: 117,22 km2; đất chuyên dùng [sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...]: 385,69 km2; đất ở: 30,79 km2 và đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km2.

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài [11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển]... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại [theo dự báo của Bộ Thuỷ sản] và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m [chiếm 48,1%], ở độ sâu 50m [chiếm 31%], vùng nước sâu trên 200m [chiếm 20,6%]. Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn [chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2] và sông Cu Đê [chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2]. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.

Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.

Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà

Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha [rừng tự nhiên 5.976 ha, rừng trồng 966 ha], đất chưa có rừng 1.858 ha.

Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã [Thừa Thiên - Huế], rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.

Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:

Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 9.764 ha [rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha], đất chưa có rừng là 4.205ha].

Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã [Thừa Thiên - Huế] và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi trường, Hải vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía Nam [Đà Nẵng] và phía Bắc [Thừa Thiên - Huế], che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:

Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha [rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625 ha], đất chưa có rừng 748 ha.

Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng... Điều đặc biệt là Sơn Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Voọc vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ. Mặt khác Sơn Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố vàa là nơi có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngoài ra, Sơn Trà còn là bức bình phong che chắn gió bão cho thành phố.

Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa cương có ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác. Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước [0,5 x 10] x 0,3-0,5m, trữ lượng khoảng 500.000m3.

Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây dựng có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.

Ngoài ra còn có các loại khác như đất sét, trữ lượng khoảng 38 triệu m3; nước khoáng ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày; đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

1.Danh lam thắng cảnh:

- Về du lịch văn hóa - lịch sử

Thành Điện Hải:  là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Thành Điện Hải

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa [thường gọi là Cổ viện Chàm]: là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chămpa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa

Đình Hải Châu: nằm tại đường Phan Chu Trinh, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão [1471]. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001.

Đình Hải Châu

Đình Nại Nam: nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ [1905]. Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đình Nại Nam

Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất [1889]. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.

- Về du lịch sinh thái:

Ngũ Hành Sơn [còn gọi là Non Nước]: nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ [Ngũ hành]. Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng.

Ngũ Hành Sơn [còn gọi là Non Nước]

Bà Nà - Núi Chúa: là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Bà Nà - Núi Chúa

Bán đảo Sơn Trà: còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ [Monkey Mountain], là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.

Bán đảo Sơn Trà

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân [được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan"]: là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.

Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Nổi tiếng nhất là bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes [Mỹ] bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Ngoài ra còn có các bãi biển tuyệt đẹp khác như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước.

Biển Mỹ Khê

2.Lễ hội truyền thống:

Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải Miền Trung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này. Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải, Lễ rước Mục đồng.

Lễ hội Cầu Ngư hay lễ hội Cá Ông [còn được gọi là lễ tế Cá Voi]: là lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng từ bao đời nay. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, như dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp...

Lễ Hội Quan Thế Âm: được tổ chức vào tháng giêng Âm lịch, đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn.

Lễ Hội Quan Thế Âm

Lễ hội đình làng Hoà Mỹ: diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến

Lễ hội đình làng An Hải: Các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.

Qua thời gian, cũng có những lễ hội không còn nữa như Lễ rước Mục đồng, là lễ hội rất đặc biệt dành riêng cho trẻ chăn trâu, những đứa trẻ chân lấm đầu trần tinh nghịch.

Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới như Lễ hội đua thuyền hay Lễ hội pháo hoa Quốc tế thường niên. Đó thật sự là những ngày hội của non sông và cũng là ngày hội của lòng người.

3.Đặc sản - sản phẩm nổi tiếng:

Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc - Trung - Nam. Những món ăn đậm chất Quảng bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống. Giống như phở Bắc và hủ tiếu Nam Bộ, mì Quảng trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn cần thưởng thức của mỗi du khách đến với Đà Nẵng.

Bánh tráng cuốn thịt heo

Ngoài mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng và bò tái Cầu Mống cũng là hai đặc sản dân dã khác mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua. Những lát thịt heo được chọn lựa kỹ càng và được thái khéo léo với phần nạc ở giữa, hai đầu là phần mỡ mỏng trong suốt của món thịt heo cuốn bánh tráng hay những miếng thịt bò đỏ hồng chín tới của món bò tái sẽ khiến những ai đã thưởng thức qua khó mà quên được. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài tuyệt đẹp và những sản vật mà biển mang lại cho Đà Nẵng đã làm nên những món ngon cho vùng đất này. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô...đã được những bàn tay khéo léo của người dân miệt biển chế biến thành những đặc sản.

Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng

Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội và tiềm năng đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy kinh tế thành phố phát triển toàn diện và đạt được tốc độ tăng trưởng cao; một số ngành, lĩnh vực đã đạt được những kết quả khá như: đầu tư phát triển, các lĩnh vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng, du lịch tăng khá. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển đồng bộ, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn đã làm thay đổi diện mạo đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố; quy mô còn nhỏ, tích lũy còn hạn chế; sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số lĩnh vực còn thấp. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có mặt còn bức xúc do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Chủ trương xã hội hóa, đổi mới quản lý trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao triển khai chưa đồng bộ, kết quả còn hạn chế. Văn minh đô thị chuyển biến chậm, có mặt còn bức xúc.

1. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, môi trường đầu tư được triển khai theo hướng thuận lợi, thông thoáng, phù hợp với pháp luật

So sánh 11 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố đề ra, dự kiến 09 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 11%/năm và đạt kế hoạch [2006: 9,0%; 2007: 11,3%; 2008: 10,2%, 2009: 10,7% và Ư2010: 13,0%].

Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước. GDP bình quân đầu người [giá hiện hành] năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng [2.016 USD], gấp 2,1 lần so với năm 2006, cao hơn gấp 1,7 lần so với mức bình quân của cả nước năm 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực, ngành đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm từ 48,4% năm 2006 còn 39,0% ước năm 2010, kinh tế dân doanh tăng từ 44,0% năm 2006 lên 52,5% ước năm 2010 và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 5,5% năm 2006 lên 6,5% ước năm 2010 và thuế nhập khẩu giảm từ 2,1% năm 2006 còn 2,0% ước năm 2010.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”, phù hợp với định hướng của Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX và Nghị Quyết 33-NQ/TW của Bộ chính trị [khóa IX], tỷ trọng dịch vụ tăng từ 49,6% năm 2006 lên 50,4% ước năm 2010, công nghiệp - xây dựng tăng từ 46,1% lên 46,5% và nông nghiệp giảm từ 4,3% xuống 3,0%.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp [Thủy sản - nông - lâm] giảm từ 11,5% năm 2006 xuống 9,6% ước năm 2010, công nghiệp tăng từ 34,9% năm 2006 lên 35,1% ước năm 2010 và dịch vụ tăng từ 53,6% năm 2006 lên 55,3% ước năm 2010. Mặc dù, chuyển dịch cơ cấu lao động có tín hiệu tích cực, tuy nhiên trong thời gian tới cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.

2.2. Môi trường sản xuất, dịch vụ được triển khai và cải thiện theo hướng thuận lợi, thông thoáng

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước tăng 17%/năm [KH: 14-15%]. Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, đời sống nhân dân và hội nhập kinh tế quốc tế. Các lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, tư vấn, bưu chính - viễn thông... từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của khu vực.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 20,1%/năm [KH: 20-22%], trong đó: xuất khẩu hàng hóa ước đạt 2,58 tỷ USD, tăng 14,3%/năm và bình quân chiếm 58,3% tổng kim ngạch. Giá trị sản phẩm công nghiệp đạt trên 65% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.338,1 USD/người, gấp 1,7 lần so với cả nước [770 USD/người]. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng tinh chế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 2,83 tỷ USD, tăng 11,3%/năm. Nhập khẩu hàng hóa đảm bảo hiệu quả cho phát triển sản xuất, đổi mới và tiếp cận công nghệ mới, hiện đại; thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống và xuất khẩu.

Tổng doanh thu du lịch ước đạt 4.023 tỷ đồng, tăng 25,0%/năm và tổng lượt khách ước đạt 6,14 triệu người, tăng 21,8%/năm, trong đó: khách quốc tế ước đạt 1,58 triệu người, tăng 10,2%/năm. Ngành du lịch được đầu tư phát triển mạnh, nhiều cơ sở du lịch lớn đã hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng, góp phần nâng dần sức hấp dẫn, từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 10,1%/năm, trong đó: công nghiệp trung ương tăng 5,8%/năm, công nghiệp địa phương tăng 15,7% [quốc doanh giảm 30,6%, công nghiệp dân doanh tăng 26,5%] và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,3%. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển biến tích cực, cải thiện hàm lượng chế biến, chế tác trong sản phẩm, một số ngành tăng tỷ trọng và đạt tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất trang phục, vật liệu kim loại, phi kim loại...

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước giảm 1,8%/năm, trong đó: thủy sảngiảm 2,5%/năm, nông nghiệp giảm 0,7%/năm và lâm nghiệp tăng 2,3%/năm.Ngành nông nghiệp [thủy sản, nông lâm nghiệp] tăng trưởng theo hướng tăng dần giá trị chế biến, giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP, đúng định hướng phát triển. Chăn nuôi từng bước được tổ chức lại theo phương thức công nghiệp. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiểm tra, phòng chống chặt phá rừng được chú trọng.

2. Đầu tư phát triển, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế và an sinh xã hội

2.3.1. Đầu tư phát triển, thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước

Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 67.072 tỷ đồng, tăng 18,3%/năm, trong đó: đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 16.161,6 tỷ đồng, tăng 3,5%/năm. Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội... nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư đảm bảo tính hiệu quả và quy mô đầu tư, giai đoạn 2006-2010 hệ số ICOR thành phố ước đạt giá trị 3,6, phù hợp với thực tế đầu tư của thành phố.

Công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] có nhiều chuyển biến tích cực, ước đến cuối năm 2010, thành phố có 186 dự án FDI [lũy kế], tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 1,39 tỷ USD, chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư với 100 doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động. Ước giai đoạn 2006-2010, thành phố cấp phép đầu tư cho 123 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 2,286 tỷ USD, có 18 dự án tăng vốn với quy mô đạt 332 triệu USD, nâng tổng quy mô vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm lên 2,618 tỷ USD.

Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], tình hình thu hút có nhiều chuyển biến tích cực, mức giải ngân ở một số dự án đạt khá. Một số dự án lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

3. Khai thác các nguồn thu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội  

Thu, chi ngân sách trên địa bàn tăng khá, hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch, đảm bảo cân đối ngân sách và đóng góp ngân sách trung ương. Tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 43.311,8 tỷ đồng, tăng 21,2%/năm [KH: 10%/năm], trong đó: thu nội địa ước đạt 30.697,6 tỷ đồng, tăng 22,4%/năm; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 10.170,7 tỷ đồng, tăng 16,1%/năm.

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 39.021,8 tỷ đồng, tăng 16,2%/năm, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 18.602,2 tỷ đồng, tăng 14,2%/năm, chiếm 47,7% tổng chi ngân sách; chi thường xuyên ước đạt 8.405,3 tỷ đồng, tăng 23,3%/năm, chiếm 21,5% tổng chi ngân sách.

4. Tiếp tục giải quyết và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tăng cường các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân

Hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, mở rộng ở các ngành học, bậc học; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trường học được đảm bảo với 100% phòng học cấp 4 trở lên, không có trường học ca 3. Chất lượng giáo dục và đào tạo được cải thiện, đến năm 2010, ước tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và THCS 99%; THPT 90%.

Hoạt động khoa học công nghệ chú trọng gắn kết mục tiêu nghiên cứu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất và đời sống, ưu tiên nghiên cứu ứng dụng các đề tài có khả năng ứng dụng thực tế cao. Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các Đề tài, dự án hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm giá thành…

Lĩnh vực an sinh xã hội: đã ban hành Đề án giảm nghèo theo chuẩn mới, đến cuối năm 2010 ước tỷ lệ hộ nghèo đạt 9,34% với 15.900 hộ; Chỉ thị số 24 của Thành ủy áp dụng đối với những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đề án Không có hộ đặc biệt nghèo để tập trung sức cho công tác giảm nghèo có hiệu quả; quy định đối tượng hưởng trợ cấp và cứu trợ xã hội theo hướng mở rộngtừ 1,45% dân số lên 1,84% dân số [16.339 đối tượng] và mức trợ cấp cao hơn Trung ương 25%.

Hoạt động văn hóa góp phần xây dựng đô thị văn minh hiện đại. Đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng“nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tổ chức đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Đề án xây dựng“nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” [2006-2010], tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” [2000-2010] và tiếp tục vận động triển khai thực hiện rộng khắp tại 100% khu dân cư.

Hoạt động thể dục thể thao [TDTT] phát triển, thể thao thành tích cao và phong trào TDTT quần chúng diễn ra sôi nổi theo hướng đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội với trên 318 câu lạc bộ TDTT. /.

Chủ Đề