Thẳng mực tàu đau lòng gỗ nghĩa là gì

Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

Theo quan niệm của nhiều người, trong quan hệ gia đình thì "muốn gì cứ nói thẳng ra”. Như vậy vừa thoải mái, vừa không phải sống trong bầu không khí dò xét ý tứ của từng người, lại không gặp chuyện người này hiểu sai ý người kia phát sinh rắc rối. Tuy nhiên, trên thực tế, sự thẳng tính không phải bao giờ cũng mang lại sự tốt đẹp như người ta vẫn nghĩ

Được Theo Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, sự thẳng tính không chỉ thể hiện tính cách tích cực của một người, mà đôi khi nó còn là sức hấp dẫn để chinh phục phái yếu - những người vốn ít dám bộc lộ cá tính của mình ra bên ngoài. Ông kể, cách đây hơn 50 năm, ít ai hiểu vì sao có một cô gái quê, mù chữ ở xóm Tháp [giáp xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi] lại có thể từ chối lời cầu hôn của cậu con trai ông chủ một nhà máy xay lúa lớn, giàu có nhất vùng Suối Cục lúc bấy giờ để chọn anh Bưng, nhà ở cùng ấp An Đước [An Tịnh, Trảng Bàng, Tây Ninh] nghèo rớt mồng tơi, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, làm người bạn đời. Hóa ra, “chỉ vì bà ấy mê cái tính thẳng thắn của tôi". Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ bảo vệ Long Hải, nguyên Tư lệnh Cục Cảnh vệ, kể: “Một hôm, ông Lê Giản, Giám đốc Nha Công an đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, vừa là thủ trưởng lại vừa là bạn, đã gặp tôi nói thiệt tình: “Tao có một đứa em gái với 2 đứa con gái, mày thích đứa nào, nói tao gả!”. Người khác nghe sẽ nghĩ: "Nói gì nghe kỳ quá", vậy mà tôi lại thích. Sự thẳng thắn không cần vòng vo đó đã giúp tôi có được vợ. Năm 1956, sự kiện đầu tiên khi hội trường Bộ Công an vừa mới khánh thành, là tiệc cưới của anh cảnh vệ tên Xoàn với cô giáo Hồng Thu, con gái của sếp. Họ đã sống với nhau “thẳng một mạch" hạnh phúc cho tới bây giờ. Ông bảo: "Sếp nói thẳng, làm mình đỡ tốn thời gian thăm dò. Gần 50 năm chung sống, vợ chồng tôi cũng nghiệm ra một điều, đã sống chung thì chuyện gì cũng nên nói thẳng với nhau, tốt hơn phải vòng vo tam quốc...". Điều "nghiệm" ra đó của thiếu tướng Xoàn không chỉ là chuyện của những người đã ở tuổi 80, mà hiện nay, còn là khuynh hướng của thế hệ gia đình trẻ, hiện đại, thích xử lý tình huống với tốc độ nhanh, phù hợp với xu thế công nghiệp hóa. Ca sĩ Mỹ Linh có lần tâm sự: "Khi mới lập gia đình, rồi sinh con, vợ chồng Linh thường phải đi biểu diễn xa nhà hằng tuần, có lúc hằng tháng. Mẹ đẻ ở xa, lại đau yếu luôn nên phần lớn công việc gia đình đều nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ chồng. Lúc chuẩn bị sang Mỹ thu thanh, Linh định mang cả em bé mới gần một năm tuổi đi theo. Nhưng mẹ bảo: Để cháu ở nhà bà lo, mang theo sang bên ấy, bà không yên tâm. Người khác có thể sẽ tự ái về "sự không yên tâm" đó, nhưng với Mỹ Linh thì càng khiến Linh yêu mẹ chồng thêm vì hiểu bà đã lo lắng cho vợ chồng Linh và cháu nội đến mức nào. Thú thật, ngày mới về làm dâu, Linh chỉ lo mình vụng, lại thẳng tính, không biết có hợp với mẹ chồng không. Song Linh nghĩ, cứ sống chân thật như những gì mình có, chắc rồi mọi người sẽ hiểu và thông cảm. May mà mẹ chồng của Linh công thuộc tuýp người có chuyện gì là nói luôn chứ không “để dành". Nhờ vậy, ngay những ngày đầu về làm dâu, Linh đã được mẹ chồng xem như con gái trong nhà, chỉ bảo từng lời ăn tiếng nói, cách cư xử... Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cứ thế mà ngày càng thêm gắn bó". Mất Tuy nhiên, sự thẳng tính không phải bao giờ cũng mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí, còn gây ra nhiều phiền toái. “Tôi thừa nhận, sự thẳng tính là một tính tốt nhưng thú thật, tôi không chịu được sự thẳng tính của chồng tôi", chị Hạnh Nguyên, ngụ phường 2, quận Tân Bình, nói. Chị cho biết: “Đi làm gặp biết bao nhiêu chuyện va vấp, nội bộ cơ quan mâu thuẫn. Tính tôi chuyện gì thấy chướng tai gai mắt cũng bực bội, nhưng lại không dễ nói ra, không dễ phản ứng nên đành mang về nhà trút cho chồng nghe. Phải chi chồng tôi khéo léo một chút, chịu nghe tôi kể một chút, động viên tôi một chút rồi hẵng khuyên tôi cái này cái khác, chắc là mọi chuyện đã không có gì. Còn đằng này, hễ tôi hở miệng ra là ông ấy nạt ngang, nói thẳng: “Bộ muốn lên làm sếp hay sao mà chuyện gì cũng thắc mắc, bực bội. Đã không làm được thì đừng có nói. Còn nói được thì đến cơ quan mà đấu tranh chứ đừng có vác chuyện về nhà".

Vài lần như thế, tôi tự ái, thề độc với mình là không bao giờ thèm kể chuyện cho con người vô tình ấy nghe nữa. Thế là tình cảm vợ chồng cứ rạn nứt dần. Nhưng sau này, ngẫm ra thấy những điều ông ấy nói cũng đúng, chỉ có điều sao mà... khó nghe quá. Chắc vì nó quá thẳng thắn, bộc trực...". Họa sĩ, nhà văn trẻ Châu Giang, mãi 3 năm sau khi lập gia đình, thậm chí đến lúc sinh được bé Cẩm Thi, mới cảm thấy "thích nghi" với tính cách của chồng - nghệ sĩ violon Tăng Thành Nam. Cô nói: “Tôi phục anh Nam vì ngoài tài năng anh còn là anh chàng dịu dàng và rất ga-lăng. Nhưng sự thẳng tính của anh ấy đôi khi khiến tôi hơi bị sốc". Thực tế, đã có không ít trường hợp do quá thẳng tính đã dẫn đến đổ vỡ gia đình. Sau khi ly hôn, anh Nguyễn Quốc Kh., 36 tuổi, giáo viên cấp III, ngụ phường 7, quận 10, đã thừa nhận sự thất bại của mình. Anh kể: "Khi quyết định bỏ nhiệm sở ở Đồng Tháp theo vợ về TPHCM sinh sống, bố mẹ tôi đã giận ra mặt. Bố mẹ không yên lòng vì biết tôi là người thẳng tính, không chịu “ép mình về với lễ", trong khi gia đình tứ đại đồng đường bên vợ anh lại quá kín kẽ với quan niệm: Chuyện không phải của mình thì đừng xía vô". Dù được báo trước nhưng anh Kh. vẫn không kìm được sự "trái tai, gai mắt, ngứa miệng"... mỗi khi chứng kiến cách đối đáp "lòng vòng" của các thành viên trong gia đình. Có lần, thấy cách nói ba hoa chích chòe "bẩm sinh" của đứa em vợ về một kế hoạch làm ăn, không kìm được, anh huỵch toẹt: "Dóc tổ! Cậu nói thì giỏi mà chẳng thấy làm được chuyện gì bao giờ. Vậy mà cả nhà ngồi nghe như thánh phán, hết hiểu nổi!". Cả nhà cũng thừa nhận điều anh nhận xét là không sai, nhưng ai cũng cảm thấy mình như bị tát nước vào mặt. Từ đó, mỗi khi thấy anh bước vào nhà là mọi người ngưng ngang cuộc nói chuyện. Khó chịu nhất là việc vợ anh vẫn không chịu nhìn nhận cái tật gặp đâu nói đó, thẳng như thước kẻ của chồng mình cũng có mặt tốt, mà luôn cho rằng chồng mình là người đố kỵ, hay ganh ghét, tị hiềm. Thế là, mâu thuẫn vợ chồng thường xuyên phát sinh. Mất - được là chuyện đã rõ. Vấn đề đặt ra là cần thể hiện sự thẳng tính như thế nào để tránh ức chế tâm lý cho người khác, là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm trong buổi sinh hoạt chuyên đề về "Cái tôi trong các gia đình trẻ", do các bạn trẻ trong CLB Tiền hôn nhân nhà văn hóa Phụ nữ tổ chức. Mọi người nhất trí rằng, sự thẳng tính là một tính tốt nhưng nếu không có cách biểu lộ tế nhị trong từng toàn cảnh cụ thể thì rất dễ dẫn đến tác dụng ngược, gây khó chịu cho người tiếp nhận.

Đó cũng là điều mà Trung tướng Nguyễn Thới Bưng nghiệm ra khi ông đã bước vào tuổi “tri thiên mệnh": "Răng gãy vì cứng, lưỡi còn vì mềm. Sự thẳng tính không phải bao giờ cũng mang lại hiệu quả tích cực nếu không được thể hiện đúng nơi đúng lúc hoặc không biết biết tùy biến theo từng trường hợp cụ thể".

[PNTP]

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Đánh đề không lộn ăn lồn trẻ con

  • Đánh nhau chia gạo,
    Chào nhau chia cơm

  • Ra đàng hỏi con, nào ai hỏi của

  • Làm ruộng chết đói,
    Làm muối chết lạt

  • Ai không ăn gai đầu mùa là dại,
    Ai không ăn mít trái mùa là ngu

  • Ai đen ai trắng ra nắng mới hay

  • Ác ngồi ngọn tre, ác lo thân ác,
    Bèo nằm mặt nác bèo lo thân bèo

Video liên quan

Chủ Đề