Thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1975

QPTĐ-Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam].

Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. [Ảnh: Tư liệu]

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/01/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên [năm 1946]…

Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 

Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trải qua gần 21 năm, là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt với nhiều giai đoạn đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ.

Giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960: Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ-Diệm đã tiến hành các chiến dịch đàn áp dã man các phong trào yêu nước, tiến bộ ở miền Nam, dìm cách mạng miền Nam trong biển máu. Đứng trước tình thế mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ cách mạng vững mạnh của cả nước; Hai là, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.

Giai đoạn từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965: Từ cuối năm 1960, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đối phó với cách mạng miền Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. Trên miền Bắc, các mặt trận kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng đều có bước phát triển mới. Quân và dân miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho miền Nam.

Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968: Trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Quân dân miền Bắc tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành thắng lợi lớn trên nhiều mặt, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris.

Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973: Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Lào. Quân và dân ta phối hợp với quân, dân hai nước Lào, Campuchia đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiến trường, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, đặc biệt là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cũng diễn ra quyết liệt, chúng ta khôn khéo tiến công địch, phối hợp chặt chẽ giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/01/1972.

Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Sau khi ký Hiệp định Paris, mặc dù buộc phải rút hết quân nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Phong trào cách mạng phát triển mạnh trên khắp miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyết chiến, chiến lược vĩ đại của quân và dân ta, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược, non sông thống nhất.

Ngân Mỹ [Theo Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương]

Mục lục

  • 1 1945
  • 2 1946
  • 3 1947
  • 4 1948
  • 5 1949
  • 6 1950
  • 7 1953
  • 8 1954
  • 9 1955
  • 10 1956
  • 11 1960
  • 12 1961
  • 13 1963
  • 14 1964
  • 15 1965
  • 16 1966
  • 17 1967
  • 18 1968
  • 19 1969
  • 20 1971
  • 21 1972
  • 22 1973
  • 23 1974
  • 24 1975
  • 25 Tham khảo
    • 25.1 Chú thích

1945Sửa đổi

  • năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người [trong dân số 23 triệu].
  • 9 tháng 3: Nhật Bản nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hiệp định của nhà Nguyễn với Pháp. Nhật Bản hỗ trợ Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, nhưng chính phủ này bị Nhật Bản khống chế chặt chẽ.
  • 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.
  • 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động cao trào kháng Nhật.
  • 11 tháng 3 - 23 tháng 8: Sự tồn tại ngắn ngủi của chính phủ Đế quốc Việt Nam do Nhật lập nên.
  • 8 tháng 5: Kết thúc Thế chiến lần thứ 2. Theo thỏa thuận, quân Quốc dân Đảng Trung Quốc sẽ vào miền Bắc Việt Nam, quân Anh sẽ vào miền Nam Việt Nam [ranh giới là vĩ tuyến 16] để tước vũ khí quân Nhật.
  • 16 tháng 8: Đại hội quốc dân tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng [Chính phủ Cách mạng lâm thời] do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  • 19 tháng 8: Việt Minh tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội và lan ra cả nước.
  • 22 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Huế, gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.
  • 30 tháng 8: Bảo Đại chấp nhận thoái vị.
  • 25 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.
  • 2 tháng 9: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
  • 8 tháng 9: Phòng trào Bình dân học vụ được phát động. 1 năm sau đã có 2,5 triệu người Việt Nam được xóa nạn mù chữ.
  • 23 tháng 9: Quân Pháp quay trở lại miền Nam, xung đột vũ trang với Việt Minh và các lực lượng bản xứ khác, chiếm quyền kiểm soát nhờ sự giúp đỡ của quân Anh. Ngày Nam Bộ kháng chiến.

1946Sửa đổi

  • 1 tháng 1: Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
  • 6 tháng 1: Bầu cử Quốc hội khóa 1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • 2 tháng 3: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • 26 tháng 3: Pháp thành lập Nam Kỳ quốc, tách miền Nam Việt Nam thành quốc gia riêng thuộc Liên hiệp Pháp.
  • 6 tháng 3: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định sơ bộ cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân của Tưởng Giới Thạch. Việt Nam loại trừ được nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng.
  • 12 tháng 7: Vụ án Ôn Như Hầu, âm mưu của Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ.
  • 14 tháng 9: Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny ký Tạm ước [Modus Vivendi].
  • 23 tháng 11: Pháp đánh phá và chiếm đóng Hải Phòng làm 6000 thường dân thiệt mạng. Hồ Chí Minh kêu gọi lần cuối sự ủng hộ của Mỹ.
  • 19 tháng 12: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.
  • 19 tháng 12 - 18 tháng 2 năm 1947: Trận đánh tại Hà Nội mở màn chiến tranh Đông Dương, Việt Minh cầm chân Pháp tại Hà Nội tạo thời gian để lực lượng lớn rút ra ngoài và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

1947Sửa đổi

  • 7 tháng 10 - 22 tháng 12: Chiến dịch Léa - Pháp vây Chiến khu Việt Bắc của Việt Minh.
  • 19 tháng 12: cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.

1948Sửa đổi

  • 5 tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long [Accords de la baie d'Along], Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.

1949Sửa đổi

  • 8 tháng 3, Hiệp ước Elysée, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.
  • 22 tháng 5: Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao Nam Bộ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.
  • Tháng 7: Pháp thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

1950Sửa đổi

  • Tháng 1: Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Tháng 2: Mỹ và Anh công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam
  • 8 tháng 5: Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam khi tổng thống Harry Truman duyệt 15 triệu đô-la viện trợ quân sự cho Pháp. Cố vấn quân sự Mỹ sẽ đi theo dòng xe tăng, máy bay, pháo, và các hàng hóa khác vào Việt Nam. Trong 4 năm sau, Mỹ sẽ tiêu 3 tỷ đô-la cho cuộc chiến của người Pháp và đến năm 1954 sẽ cung cấp 80% hàng hóa chiến tranh mà quân Pháp sử dụng.
  • 16 tháng 9 - 17 tháng 10: Chiến dịch Biên giới. Việt Minh phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc, bắt đầu chuyển sang thế chủ động.
  • 22 tháng 12: Bom napan được sử dụng lần đầu tại Việt Nam để chống lại quân Việt Minh tại Tiên Yên.

1953Sửa đổi

  • 20 tháng 11: Quân Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ tại Điện Biên Phủ
  • 19 tháng 12: "Luật cải cách ruộng đất" được Hồ Chủ tịch phê chuẩn và chính thức ban hành. Chương trình cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu.

1954Sửa đổi

  • 13 tháng 3: Trận Điện Biên Phủ mở màn.
  • 7 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneve.
  • 8 tháng 5: Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17
  • 7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được chọn làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam
  • 21 tháng 7: Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.
  • Tháng 8-1954 đến tháng 5-1955: Cuộc di cư Việt Nam 1954
  • 8 tháng 9: Liên minh SEATO được lập ra nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản.
  • 10 tháng 10: Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến.

1955Sửa đổi

  • 1 tháng 1: Mỹ bắt đầu viện trợ trực tiếp cho Việt Nam Cộng hoà.
  • 12 tháng 2: Cố vấn Mỹ bắt đầu tới Việt Nam, huấn luyện Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
  • 20 tháng 7: Ngô Đình Diệm từ chối tham gia tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo hiệp định Genève
  • 23 tháng 10: Trưng cầu dân ý tại miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm vượt qua Bảo Đại và trở thành nguyên thủ quốc gia.

1956Sửa đổi

  • Tháng 2: Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
  • 18 tháng 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
  • 26 tháng 10: Việt Nam Cộng hòa tuyên bố thành lập, được Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ công nhận. Đệ nhất Cộng hòa bắt đầu.
  • 15 tháng 12: Báo Nhân Văn bị đóng cửa. Chiến dịch chống Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bắt đầu.

1960Sửa đổi

  • 17 tháng 1: Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre
  • Tháng 9 Đại hội đại biểu toàn quốc lần 3 của Đảng
  • 20 tháng 12: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.

1961Sửa đổi

  • 15 tháng 2: Quân Giải phóng Miền Nam [QGP] lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
  • 27 tháng 2: hai phi công thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa lái máy bay ném bom dinh Độc Lập nhằm ám sát Ngô Đình Diệm nhưng không thành.
  • Tháng 12: Quân Giải Phóng và du kích miền Nam kiểm soát phần lớn các vùng nông thôn miền Nam và thường xuyên phục kích Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Chi phí Mỹ phải dành cho cuộc chiến tại Việt Nam tăng lên 1 triệu đô-la mỗi ngày [1].

1963Sửa đổi

  • 2 tháng 1: Quân Giải Phóng chiến thắng trong Trận Ấp Bắc, lần đầu thành công trong chiến thuật chống trực thăng vận và thiết xa vận.
  • 8 tháng 5: Sự kiện Phật Đản tại Huế.
  • 11 tháng 6: Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối việc chính quyền Việt Nam Cộng hoà đàn áp Phật giáo.
  • 21 tháng 8: Ngô Đình Nhu ra lệnh cho quân đội đột kích chùa Xá Lợi và các cơ sở Phật giáo khác tại miền Nam. Khoảng 1400 nhà sư bị bắt giữ. Nhiều người bị thủ tiêu.
  • 1 tháng 11: Quân lực Việt Nam Cộng hoà thực hiện đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị sát hại. Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh đứng đầu nắm quyền. Khủng hoảng chính trị bắt đầu.

1964Sửa đổi

  • 30 tháng 1: Nguyễn Khánh đảo chính lật đổ chính quyền của Dương Văn Minh.
  • 2 tháng 8 và 4 tháng 8: Mỹ dựng nên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, cho rằng tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tấn công tàu khu trục của Mỹ.
  • 5 tháng 8: lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ, để trả đũa Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu thời kì ném bom miền Bắc.
  • 7 tháng 8: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép tổng thống sử dụng quân đội tại Đông Nam Á mà không cần được Quốc hội tuyên bố chiến tranh.
  • 2 tháng 12: Trận Bình Giã.

1965Sửa đổi

  • 2 tháng 3: Bắt đầu Chiến dịch Sấm Rền ném bom miền Bắc, [kéo dài đến 31 tháng 10 năm 1968].
  • 8 tháng 3: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam đã lên tới gần 200.000.
  • 10 Tháng 6 đến 11 tháng 7: Trận Đồng Xoài
  • Tháng 8: Chiến dịch Starlite - chiến dịch quân sự trên bộ lớn đầu tiên trong chiến lược tìm diệt

1966Sửa đổi

  • 28 tháng 1 - 6 tháng 3: Chiến dịch Masher/White Wing tại Bồng Sơn, An Lão [Bình Định].
  • Tháng 3 - Tháng 6: Khủng hoảng Phật giáo Nam Việt Nam, 1966.
  • Tháng 9: Bầu cử Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa.
  • 14 tháng 9 - 24 tháng 11: Chiến dịch Attleboro tại phía tây bắc Dầu Tiếng.

1967Sửa đổi

  • 8 tháng 1 - 26 tháng 1: Chiến dịch Cedar Falls tại Củ Chi.
  • 22 tháng 2 - 14 tháng 5: Chiến dịch Junction City tại Chiến khu C, Tây Ninh.
  • 18 tháng 3: Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa thông qua Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.
  • 1 tháng 9: Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa theo kết quả bầu cử.

1968Sửa đổi

  • 30 tháng 1: Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn.
  • 31 tháng 3: Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh.

1969Sửa đổi

  • 6 tháng 6: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời, trong tháng này được 23 nước công nhận.

1971Sửa đổi

  • 30 tháng 1 – 24 tháng 3: Chiến dịch Lam Sơn 719 tại Hạ Lào.

1972Sửa đổi

  • 30 tháng 3 - 27 tháng 6: Chiến dịch Trị Thiên.
  • 1 tháng 9 - 31 tháng 1: Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị.
  • 18-29 tháng 12: 12 ngày đêm của Chiến dịch Linebacker II ném bom rải thảm miền Bắc - chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam.

1973Sửa đổi

  • 27 tháng 1: Hiệp định Paris được ký kết. Cuối tháng 3, Quân đội Mỹ rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam, nhưng vẫn duy trì các cố vấn quân sự ở miền Nam.
  • 7 tháng 11: Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết đòi tổng thống phải được chấp thuận của Quốc hội 90 ngày trước khi gửi quân Mỹ ra nước ngoài.

1974Sửa đổi

  • 17 - 19 tháng 1: Hải chiến Hoàng Sa. Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa.việt nam công hoà không thể dành lại vì các chiến trường dan phồng thủ tránh sư sụp đổ của chế độ
  • Tháng 9: Quốc hội Mỹ chỉ chấp thuận chi 700 triệu USD viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa. Dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí và làm giảm khả năng hoạt động cũng như tinh thần của QLVNCH.

1975Sửa đổi

  • 6 tháng 1: Chiến dịch Đường 14 - Phước Long của Quân Giải Phóng thắng lợi. Chiến thắng quan trọng củng cố quyết tâm của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam: Mỹ không còn khả năng quay lại miền Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hoà không còn đủ sức hành quân giải tỏa quy mô lớn.
  • 8 tháng 1: Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm.
  • 21 tháng 1: Tổng thống Ford trả lời họp báo rằng nước Mỹ không muốn quay trở lại cuộc chiến.
  • 10 tháng 3: Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Ban Mê Thuột. Ngày hôm sau, thị xã thất thủ.
  • 14 tháng 3: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút QLVNCH khỏi Tây Nguyên
  • 18 tháng 3: Bộ chính trị trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đẩy nhanh cuộc tổng tấn công để đạt được toàn thắng trước ngày 1-5.
  • 19 tháng 3: QGP chiếm được Quảng Trị.
  • 22 tháng 3: QLVNCH bỏ Quảng Đức. QGP tiến vào quận Khánh Dương [Khánh Hòa]
  • 23 tháng 3: QGP tiến vào thị xã An Túc [tỉnh Bình Định] và Định Quán [Long Khánh]
  • 24 tháng 3: QLVNCH bỏ Quảng Ngãi, mất liên lạc với Huế. QGP tiến vào thị xã Tam Kỳ. Việt Nam Cộng hòa quyết định bỏ toàn bộ phần Bắc Vùng 1 Chiến thuật.
  • 26 tháng 3: QGP tiến vào Huế sau 3 ngày bắn pháo
  • 27 tháng 3: QGP tiến vào căn cứ không quân Chu Lai, QLVNCH bỏ quận Tam Quan [Bình Định].
  • 28 tháng 3: QLVNCH bỏ tỉnh Lâm Đồng
  • 30 tháng 3: QGP tiến vào Đà Nẵng. Vùng 1 Chiến thuật sụp đổ hoàn toàn.
  • 31 tháng 3: QGP tiến vào căn cứ không quân sân bay Phú Cát căn cứ 60 chiến thuật.
  • 31 tháng 3: Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết tâm tổng công kích trong thời gian sớm nhất, với khẩu hiệu "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
  • 1 tháng 4: Sở chỉ huy quân đoàn 2 QLVNCH rút khỏi Nha Trang. QLVNCH rút khỏi Qui Nhơn, Tuy Hòa, và Nha Trang. Tây Nguyên hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của QGP.
  • 2 tháng 4: QGP tiến vào Nha Trang
  • 3 tháng 4: QGP tiến vào Tuy Hòa
  • 4 tháng 4: Chiếc C-5 Galaxy tham gia chiến dịch Babylift nhằm sơ tán trẻ sơ sinh khỏi Việt Nam bị rơi lúc cất cánh làm 140 người thiệt mạng, đa số là trẻ em.
  • 8 tháng 4: Nguyễn Thành Trung lái máy bay F-5E ném bom Dinh Độc lập.
  • 9 tháng 4: Trận Xuân Lộc bắt đầu.
  • 10 tháng 4: Hải quân Nhân dân Việt Nam chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa.
  • 16 tháng 4: Phan Rang thất thủ.
  • 18 tháng 4: Bình Thuận thất thủ. Vùng 2 Chiến thuật sụp đổ hoàn toàn.
  • 21 tháng 4: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, lên thay là phó tổng thống Trần Văn Hương
  • 22 tháng 4: Xuân Lộc thất thủ.
  • 26 tháng 4: Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn.
  • 27 tháng 4: Dương Văn Minh thay chức vụ tổng thống của Trần Văn Hương
  • 28 tháng 4: Nguyễn Thành Trung cùng phi đội máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Tại Biên Hòa, sở chỉ huy Quân đoàn 3 QLVNCH ngừng hoạt động.
  • 29 tháng 4: Căn cứ Đồng Dù [Củ Chi] thất thủ. QGP chiếm Vũng Tàu. Sân bay Tân Sơn Nhất bị bắn rốc-két. Tất cả các nhân viên còn lại của Mỹ được sơ tán trong chiến dịch "Operation Frequent Wind".
  • 30 tháng 4: Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Giải Phóng Miền Nam tiến vào Sài Gòn. Chính quyền Quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Việt Nam Cộng hòa, xóa bỏ ranh giới quân sự vĩ tuyến 17. Chiến tranh kết thúc.

Tham khảoSửa đổi

  • Bruce Olav Solheim, Vietnam War Era: A Personal Journey, Greenwood Press, 2006.
  • J. Edward Lee, H. C. "Toby" Haynsworth, Nixon, Ford, and the Abandonment of South Vietnam, McFarland & Company, 2002.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Solheim, tr. xxii [Phụ lục]

Video liên quan

Chủ Đề