Tết Đoan Ngọ an gì

Món ngon Trung Bảo 02/06/2022 17:17

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết quan trọng của văn hóa người Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền mà các món ăn trong ngày mùng 5 tháng 5 sẽ có sự khác biệt.

Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6 Dương lịch. Phong tục ăn Tết Đoan Ngọ có mặt ở nhiều quốc gia phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là ngày mà hỏa khí trong trời đất tăng cao. Với nông nghiệp, đây là thời điểm sâu bọ nở rất nhiều gây hại cho cây trồng vì thế mà người ta sẽ tiến hành tiêu diệt những loại này. Một số loài sâu bọ còn có thể dùng làm thức ăn.

Tết Đoan Ngọ an gì
Trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ của nhiều gia đình thường không thể thiếu mận, vải, cơm rượu, bánh tro.

Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ còn gắn với truyền thuyết về Khuất Nguyên, một nhà thơ, nhà văn, nhà triết học lớn thời nước Sở. Ông đã tự trầm mình trên sông Mịch La vào ngày mồng 5/5 Âm lịch vì không thể giúp cho Sở Hoài Vương cứu nước vào cuối thời Chiến Quốc. Vậy nên, ngày này còn là ngày giỗ của Khuất Nguyên, được người dân tưởng nhớ hàng năm.

Lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Vào ngày mùng 5 tháng 5 này, mỗi gia đình đều có mâm cúng Tết Đoan Ngọ với những vật phẩm như mận, vải, chè, cơm rượu, bánh tro… Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ lý giải: Y dược dân gian sử dụng chủ yếu thực vật. Vậy nên, trong ngày 5/5 Âm lịch, người ta sẽ dùng các yếu tố thực vật để làm cỗ cúng. Bên cạnh đó, do văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo nên cỗ cúng ngày này cũng mang tính chất chay là chính.

Tết Đoan Ngọ an gì
Tết Đoan ngọ là một trong những ngày tết quan trọng của người Việt.

Ngoài ra, theo quan niệm của ông bà xưa, ăn rượu nếp có thể giết sâu bọ vì vị nồng cay của rượu nếp có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp "chuốc say", tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua, chát sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.

Còn bánh tro hay gọi là bánh ú tro, bánh gio vị nhạt, tính mát, thường ăn với đường hoặc mật, có tác dụng giải nhiệt cơ thể trong tiết trời oi bức. Thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này.

Ngày, giờ đẹp làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ 2022

Ông Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, cúng Tết Đoan Ngọ đẹp nhất là vào giờ Ngọ - 12 giờ trưa ngày 5/5 Âm lịch.

"Tuy nhiên, nếu điều kiện công việc, thời gian không cho phép, người dân chỉ cần thắp hương cúng lễ trong sáng 5/5 Âm lịch là được, lưu ý không nên vượt quá giờ Ngọ. Về tư tưởng chung nên hướng về y dược, ẩm thực, tích lũy thuốc thang để cầu mong một cuộc sống an khang", nhà nghiên cứu này nói.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, dù xã hội ngày một phát triển nhưng Tết Đoan Ngọ vẫn được người dân quan tâm như cách bảo tồn một hình thức lễ nghi phổ quát và rộng rãi, bảo lưu nét đặc sắc văn hóa so với phương Tây.

Tất cả ý thức, hành vi của người dân trong ngày này vẫn hướng đến việc kiêng kị, việc thực hành làm thuốc, bảo vệ sức khỏe.

Theo truyền thống của từng miền, Tết Đoan Ngọ mùng 5.5, ngoài hoa quả còn có những món ăn cũng khác nhau.

Tết Đoan Ngọ an gì
Những món ăn thường dùng trong Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Dân Linh

Tết Đoan Ngọ là lễ tết quan trọng của người Việt từ nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5.5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11-13h.

Dịp Đoan Ngọ (5.5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Thịt vịt

Với người dân ở một số vùng miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5.5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.

Tết Đoan Ngọ an gì
Ảnh: Dân Linh 

Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Rượu nếp

Một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu.

Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5.5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Tết Đoan Ngọ an gì
Ảnh: Phúc Sinh

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Bánh ú tro

Miền Nam và miền Trung món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.

Tết Đoan Ngọ an gì
Ảnh: Ẩm Thực

Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân.

Mâm quả

Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Tết Đoan Ngọ an gì
Ảnh: Pinterest

Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu những hoa quả như các loại: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa...

Chè trôi nước

Đây là loại chè không chỉ có trong ngày 3.3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày 5.5.

Tết Đoan Ngọ an gì
Ảnh: Lan