Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là chính sách tiền tệ

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Vậy Dự trữ bắt buộc là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là chính sách tiền tệ

Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc (reserve requirements) là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng thương mại buộc phải giữ làm dự trữ theo yêu cầu của ngân hàng trung ương. Thông thường, các ngân hàng thương mại phải gửi số tiền này vào một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau.

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tiền dự trữ bắt buộc gồm:

+ Tiền gửi của kho bạc Nhà nước

+ Tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nước: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn…

+ Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá

+ Tất cả các loại tiền gửi này sẽ được theo dõi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại tại ngân hàng Nhà nước (tài khoản tiền gửi thanh toán).

Dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của tổ chức tín dụng  trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

+ Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ( kiểm soát thông qua hoạt động kiểm soát hàng ngày của tổ chức tín dụng ) , Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%. Đối với tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể cho từng tổ chức tín dụng.

Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Công cụ dự trữ bắt buộc mang tính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.

Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ qua đó kiểm soát lạm phát ít đưọc sử dụng trên thế giới (đặc biệt là những nước phát triển , có nền kinh tế ổn định).

Các ngân hàng thương mại luôn phải đảm bảo một lượng tiền mặt dự trữ tối thiểu. Ngân hàng Trung Ương (TW) sẽ đưa ra một tỷ lệ cụ thể cho khoản tiền dự trữ này. Nó được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại tiền và kỳ hạn tiền gửi.

Hiện nay, Ngân hàng TW quy định tiền gửi nội tệ không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng có tỷ lệ dự trữ 3%. Với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng thì tỷ lệ này là 1%.

Tỷ lệ dự trữ đối với ngoại tệ được quy định có phần cao hơn. Cụ thể, đổi với tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8%. Còn lại, tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6%. Đây là quy định với phần lớn tổ chức tín dụng. Các tổ chức như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã,… được quy định tỷ lệ riêng.

Việc duy trì một khoản tiền dự trữ bắt buộc sẽ giúp ngân hàng đối phó với các tình huống khẩn cấp. Ví dụ như khi  khách hàng đột ngột muốn rút tiền. Đây là một cách thức đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Công thức tính lượng tiền dự trữ bắt buộc là gì?

Lượng tiền dự trữ bắt buộc được tính bằng công thức dưới đây:

Lượng tiền dự trữ = Lượng tiền gửi x tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ví dụ, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tại ngân hàng A là 100 tỷ. Theo quy định thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc với loại tiền này là 1%.

Vậy, lượng tiền dự trữ ngân hàng A cần duy trì là: 100 tỷ x 1% = 1 tỷ

Ảnh hưởng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến thị trường chứng khoán?

Nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như một chỉ báo với nền kinh tế. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng lạc quan hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các hoạt động kinh doanh sẽ bị hạn chế hơn. Kết quả là thị trường chứng khoán cũng gặp nhiều biến động.

Ví dụ về dự trữ bắt buộc?

Giả sử một ngân hàng có 200 triệu đô la tiền gửi và được yêu cầu dự trữ 10%. Ngân hàng hiện được phép cho vay 180 triệu đô la, điều này làm tăng mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài việc cung cấp một bộ đệm để chống lại các vụ rút tiền hàng loạt và các lớp thanh khoản, dự trữ bắt buộc cũng được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng như một công cụ tiền tệ.

Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là chính sách tiền tệ
Dự trữ bắt buộc có thể là công cụ phù hợp nhất để duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ. 

Trần lãi suất tiền gửi đã không thể giảm thêm kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay, trong khi nhiều ngân hàng đã bắt đầu có hàng loạt động thái điều chỉnh tăng khung lãi suất tiền gửi trong 3 tháng qua. Trong khi đó, lãi suất vay mượn trên thị trường liên ngân hàng sau đợt bật tăng cuối tháng 4 vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao suốt từ đó đến nay.

Ngoài công cụ lãi suất, chính sách tiền tệ còn có 5 công cụ quan trọng khác là hạn mức tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn của NHNN, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB).

Đáng lưu ý là mới đây, NHNN cũng đã điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng cho những ngân hàng đáp ứng được điều kiện, như VPBank được tăng hạn mức tín dụng từ 8.5% lên 12.1%, MBBank tăng từ 10.5% lên 15%, Vietcombank tăng từ 10 lên 14%,… Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay lại nằm ở cầu vay vốn chứ không phải ở cung vốn, vì dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp kiệt sức và không còn dám mở rộng đầu tư sản xuất.

Cũng cần nhắc lại rằng trong năm nay, NHNN đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Ở kịch bản 1, việc tiêm chủng vaccine đại trà và dịch Covid-19 được khống chế, tín dụng sẽ tăng 12-13%, có thể đạt 14%. Kịch bản 2, dịch kéo dài đến tháng 6, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vaccine kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10-12%. Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7-8%, và đây là kịch bản đang có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở hay tái cấp vốn của NHNN cũng có những hạn chế nhất định, do giải pháp này chỉ mang tính thời điểm và cũng chỉ có những tác động khiêm tốn và riêng biệt lên một số ít nhà băng cụ thể. Thực tế, dù lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đã giảm về mức thấp, nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn này dễ dàng.

Đối với công cụ tỷ giá hối đoái, NHNN đã sử dụng công cụ này khá linh hoạt và hiệu quả trong những năm gần đây, thông qua việc mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối và bơm lượng lớn tiền đồng, giúp gia tăng lượng cung tiền cho hệ thống, góp phần kéo lãi suất tiền đồng xuống nhưng vẫn đảm bảo tỷ giá ổn định.

Trong nửa đầu năm nay, NHNN cũng chuyển sang mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng thay vì các hợp đồng giao ngay, do lo ngại về những đánh giá can thiệp tiền tệ một chiều sẽ dẫn đến cáo buộc thao túng tiền tệ từ Bộ Tài Chính Mỹ. Với việc Việt Nam và Mỹ cuối tháng 7 vừa qua đạt thỏa thuận về hoạt động tiền tệ của Việt Nam, việc giữ ổn định tỷ giá và hạn chế can thiệp mua ngoại tệ một chiều sẽ tiếp tục là mục tiêu cần lưu ý.

Như vậy, chỉ còn lại công cụ dự trữ bắt buộc (DTBB) là giải pháp có thể cân nhắc cho giai đoạn tới. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ DTBB của tiền đồng hiện là 3% đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tỷ lệ DTBB ngoại tệ là 8% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng và 6% đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Đáng lưu ý là tỷ lệ này được giữ yên hơn 12 năm qua, từ ngày 01/03/2009 đến nay. Lần gần đây nhất, giải pháp DTBB có sự can thiệp là tháng 12/2019, nhưng chỉ áp dụng cho một vài TCTD theo thông tư 30/2019/TT-NHNN, theo đó chỉ cho phép những TCTD đang kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện DTBB, đồng thời giảm 50% tỷ lệ DTBB cho các TCTD tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống. Ngoài ra, trước đó, NHNN cũng có giảm 0.4% lãi suất tiền gửi DTBB.

Như vậy, thực tế là hầu hết ngân hàng hiện vẫn bị áp theo quy định tỷ lệ DTBB tương ứng là 3% và 1% đối với VNĐ. Tỷ lệ này không cao, do đó, việc giảm thêm không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các công cụ tiền tệ bị hạn chế như hiện nay, không loại trừ khả năng chính sách giảm tỷ lệ DTBB có thể được triển khai như là cách hỗ trợ tâm lý cho thị trường, cũng như tưởng thưởng cho các ngân hàng đã đồng hành giảm mạnh lãi suất cho vay mới đây. Mức giảm trước mắt có thể xem xét từ 0.25-0.5%.

Cũng cần biết rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc dù gần đây có động thái thắt chặt chính sách trở lại vì lo ngại bong bóng tài sản và rủi ro lạm phát, nhưng cách đây 1 tháng vào ngày 09/07, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cũng đã quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ (RRR) 50 điểm cơ bản đối với các tổ chức tài chính đủ điều kiện kể từ ngày 15/07 nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đánh dấu lần giảm đầu tiên trong 15 tháng qua.

PBoC cũng cho biết việc cắt giảm RRR sẽ được áp dụng với tất cả tổ chức tài chính, trừ những tổ chức đã nắm giữ tỷ lệ này ở mức 5%. Quyết định này có khả năng giải phóng 1,000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng hơn 154 tỷ USD) trong các quỹ dài hạn. Việc giảm số tiền bắt buộc đó sẽ làm tăng cung tiền mà các ngân hàng có thể cho các doanh nghiệp và cá nhân vay.

Nhung Võ