Tại sao uống bia lại đau đầu

Hậu Covid-19 – Tại sao uống rượu lại đau đầu?

Thứ Hai ngày 25/04/2022

  • Triệu chứng đau đầu hậu covid 19 là do đâu?
  • Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?
  • Đau đầu và đau nửa đầu dữ dội – Vì sao?

Hậu Covid-19 – Tại sao uống rượu lại đau đầu? Khi hệ miễn dịch suy yếu, kết hợp với hậu Covid-19, bệnh nhân uống nhiều rượu có nguy cơ gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau điển hình là đau đầu.

Hậu Covid-19 để lại rất nhiều di chứng nặng nề. Đối với mỗi cá nhân sẽ có các trải nghiệm về hậu Covid-19 khác nhau. Tuy nhiên, đau đầu là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt ở những người uống nhiều rượu bia. Thành phần ethanol có trong rượu bia khiến cơ thể mất nước, làm giãn mạch máu đến não, từ đó gây đau đầu. Đau đầu là triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống rượu bia, dù cho bạn uống ít hay nhiều.

Hậu Covid-19 – Tại sao uống rượu lại đau đầu?

Theo Tổ chức Đau đầu tại Hoa Kỳ, thành phần ethanol trong đồ uống chứa cồn có thể khiến cơ thể mất nước, từ đó ảnh hưởng đến chất lỏng bao quanh não bộ, làm giảm huyết áp cũng như lưu lượng máu đến não bộ. Hơn nữa, rượu bia còn làm giãn mạch máu có chức năng cung cấp máu cho não. Tất cả những thay đổi trên đều có nguy cơ đẫn đến đau đầu. Bên cạnh đó, một số hóa chất trong đồ uống có cồn như tyramine và histamine được cho là tương tác với các chất hóa học trong não bộ và gây ra cơn đau đầu. Đặc biệt khi hậu Covid-19 diễn ra, cơ thể người bệnh với hệ miễn dịch yếu kém hơn bình thường, kết hợp với uống rượu, bia và các thức uống có cồn có thể khiến người bệnh càng đau đầu hơn. Ngoài ra, cồn dùng để diệt virus có nồng độ từ 70 độ trở lên, chúng ta không thể ngậm cồn trong miệng với mục đích tiêu diệt được virus gây bệnh.

Tuy nhiên, Không phải ai cũng đau đầu sau khi uống rượu, bia và các thức uống có cồn. Thông thường, những người rơi vào tình trạng đau đầu thường đã cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường từ trước đó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đỏ mặt khi uống bia rượu dễ rơi vào trạng thái đau đầu hơn những người khác. Người có tiền sử bị đau nửa đầu cũng có nguy cơ đau đầu do rượu bia cao hơn.

Bên cạnh đó, những cơn đau đầu do rượu bia cũng liên quan đến căng thẳng, stress. Khi tiêu thụ đồ uống trong lúc căng thẳng, stress, mệt mỏi có thể khiến bị đau đầu ngay sau đó.

Hậu Covid-19 – Tại sao uống rượu lại đau đầu?

Hậu Covid-19: Đồ uống có cồn gây hại đến cơ thể như thế nào?

Rượu, bia và đồ uống làm tăng số lượng thụ thể ACE2 – vốn là các mục tiêu khiến virus SARS-CoV-2 bám lấy nhằm xâm nhập vào các tế bào. Người khỏe mạnh bình thường được khuyến cáo không nên uống rượu bia hoặc chỉ nên tiêu thụ một số lượng vừa phải. Ở người đang rơi vào hậu Covid-19, càng không nên sử dụng rượu bia, thức uống có cồn vì có thể làm tăng sự lo lắng, bất an, trầm cảm hoặc các bệnh nguy hiểm khác.

Khi bị đau đầu, chất lượng cuộc sống kém đi, đồng nghĩa với việc đối phó với sự căng thẳng, mệt mỏi trở nên khó khăn hơn. Sử dụng rượu bia và chất kích thích, giúp các phản ứng miễn dịch viêm tăng lên, làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng hơn. Điển hình là làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính và viêm phổi.

Sử dụng rượu bia hậu Covid-19 có thể gây ngộ độc mạn - cấp tính

Tác hại chính của rượu, bia là do chất cồn – ethanol được kể đến như sau:

Chất cồn trong rượu bia có thể gây độc mạn tính

Ngay với liều nhỏ và thẩm thấu từ từ vào cơ thể, chất cồn đã gây độc mạn tính cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Lúc này, chất cồn làm tổn thương các tế bào và dẫn đến hậu quả là mắc các bệnh mạn tính như: Ung thư, xơ gan, các bệnh lý về tim mạch, rối loạn tâm thần... ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần cho người mắc phải đặc biệt với những người đang bị hậu Covid-19.

Chất cồn có thể gây nhiễm độc cấp tính

Chất cồn có thể gây nhiễm độc cấp tính, tác động trực tiếp lên cấu trúc và hệ dẫn truyền của thần kinh trung ương, gây rối loạn phối hợp động tác, giảm sự tỉnh táo, rối loạn nhận thức và có ảnh hưởng đến hành vi, đối với người đang trong giai đoạn hậu Covid-19 càng ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó gây ra các hậu quả cho người uống rượu bia và người xung quanh.

Rượu bia là yếu tố nguy cơ gây mắc các bệnh ung thư

Rượu bia và các thức uống có cồn là yếu tố có nguy cơ quan trọng gây ra các bệnh ung thư như: Ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh – thực quản, đại trực tràng, ung thư gan và ung thư vú ở phụ nữ.

Với người bình thường khi tiêu thụ rượu bia đã gây ra rất nhiều tác hại và đương nhiên người đang mắc Covid-19, người đang trong giai đoạn hậu Covid-19 còn có nhiều tác hại khó lường hơn nữa. Uống rượu bia làm bệnh nhân hậu Covid-19 tiến triển nặng hơn, nhanh chóng hơn dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa phủ tạng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đau đầu do sử dụng rượu bia hậu Covid-19 làm gì cho mau khỏe?

Sức khỏe là món quà vô giá, nếu không có đủ sức khỏe thì các vấn đề khác trong cuộc sống bị hạn chế. Do đó, khi hậu Covid-19 nếu bệnh nhân đã sử dụng bia rượu và các thức uống có cồn cần thực hiện những gợi ý sau nhằm mau chóng lấy lại sức khỏe của mình, làm việc và cống hiến sức mình cho đất nước và xã hội:

  • Khi bị đau đầu do rượu bia hậu Covid-19, người bệnh thường mệt mỏi, đau đầu và không muốn ăn uống. Do đó, người bệnh lúc này cần ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn một ít, khoảng 5 bữa mỗi ngày, hạn chế ăn quá no có thể gây khó thở, mệt mỏi, đau đầu trầm trọng hơn.
  • Các món ăn cần được chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, loãng, hầm kỹ nhằm dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Nên ăn các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp thay thế các món ăn chiên, xào, nướng có thể gây khó tiêu.
  • Nên thay đổi các món ăn thường xuyên, tránh sự đơn điệu để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
  • Tăng cường bổ sung sữa, ngũ cốc. Nên ăn sữa chua hằng ngày để cung cấp các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất, các chống oxy hóa như sắt, kẽm, vitamin A, C. E… có trong rau củ quả, giúp nâng cao đề kháng, chống viêm và chống nhiễm trùng, giảm táo bón, hạn chế hấp thu cholesterol.
  • Nên bổ sung một số chất điện giải như natri, kali nhằm tăng cường bổ sung nước nhằm bù lại lượng nước đã mất do uống nhiều rượu bia giúp cho cơ thể mau phục hồi, giảm đau đầu hiệu quả.
  • Người bệnh nên thư giãn, hạn chế áp lực công việc, căng thẳng và stress qua các bài thập về thiền, yoga, mát – xa thư giãn, tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

Người bệnh nên thư giãn, tránh xa căng thẳng và áp lực để nhanh chóng phục hồi bệnh

Trên đây là những lưu ý dành cho những bệnh nhân sử dụng rượu bia trong giai đoạn hậu Covid-19 có thể áp dụng nhằm giảm nhẹ triệu chứng đau đầu. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đau đầu thường xuyên và không có dấu hiệu khỏi bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ quan y tế để được thăm khám sớm nhất tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • đau đầu
  • hậu covid

Đau đầu sau uống bia rượu ngày Tết, nhất định không được nạp thêm thứ này

[NLĐO] - Đau đầu sau uống rượu, bia thường rất khó chịu nên nhiều người muốn dùng thuốc giảm đau để khống chế tình trạng này. Tuy nhiên, giới chuyên môn cảnh báo tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol.

  • 5 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc rượu, bia

  • Mới phát hiện 1 “bí kíp” cai rượu, bia

  • Phải gắn máy trợ tim sau nhiều năm lạm dụng rượu bia

  • Sau khi uống rượu, bia bao lâu sẽ hết nồng độ cồn?

Trong dịp Tết đến, Xuân về, rượu bia là thức uống truyền thống gần như không thể thiếu và trở thành một phần của văn hóa Tết, những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể.

Nhiều người sau khi uống rượu, bia thường xuất hiện tình trạng đau đầu. Nguyên nhân là chất ethanol trong rượu khiến cơ thể tăng thải nước tiểu bằng cách ức chế hormon kháng lợi niệu làm cho cơ thể bị mất nước, acetaldehyde tăng cao, huyết áp giảm do các mạch máu cung cấp cho não được mở rộng hơn.

Nhiều người xuất hiện tình trạng đau đầu sau uống rượu bia - Ảnh minh hoạ

Ethanol trong rượu khiến cho người sử dụng phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, khiến cơ thể mất nước nhiều, giảm huyết áp. Vì thế, người uống rượu thường thấy khát nước, có thể kèm theo tình trạng chóng mặt, choáng. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến giãn các mạch máu, trong đó có những mạch máu nuôi não và gây đau đầu.

Nghiên cứu cho thấy ngay sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể bắt đầu tiến hành hoạt động đào thải rượu, bia ra ngoài. Khoảng 10% được thải ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được hấp thu và chuyển hóa ở gan. Song gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ.

Thông thường, sau khi uống rượu, bia nhiều người cảm thấy buồn ngủ, muốn đi ngủ ngay lập tức nhưng lại không thể ngủ sâu giấc và họ rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu khi tỉnh dậy.

Hiện tượng này thường rất khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ đến công việc nên nhiều người muốn dùng thuốc giảm đau để khống chế tình trạng này.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cảnh báo khi bị đau đầu do uống rượu, bia lại tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol [acetaminophen] vì sẽ làm tăng gấp đôi tác hại lên gan.

Trong các ngày Tết, lượng rượu, bia hấp thụ nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn. Lúc này các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… thậm chí có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan…

Hơn nữa, trong thành phần thuốc giảm đau paracetamol lại có thể gây nguy cơ hoại tử gan cấp hoặc mạn tính nếu lạm dụng.

Uống nhiều nước lọc giúp làm loãng nồng độ cồn trong máu

Giới chuyên môn cảnh báo, đối với người hay uống rượu, bia thì chỉ cần dùng với liều thông thường cũng có thể gây hại cho gan. Do vậy, khi bị đau đầu do rượu, bia, nên tìm cách khác để giảm đau như uống nhiều nước. Có thể uống một cốc nước đầy sau mỗi một ly rượu. Ngoài ra, có thể uống nước canh, nước cháo loãng, súp… để làm loãng nồng độ cồn trong máu. Tránh uống các thức uống có gas vì chúng sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ rượu bia vào cơ thể; ăn cháo loãng hoặc súp nóng để bổ sung muối natri và kali giúp cơ thể hồi phục nhanh.

Trong trường hợp những cơn đau quá dữ dội, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc. Một số loại thuốc giảm đau có thể là lựa chọn trong những trường hợp này. Những tuyệt đối không tự ý sử dụng, nếu sử dụng không đúng loại thuốc, không đúng liều lượng trong khi bạn đã uống quá nhiều rượu, nó sẽ gây hại cho sức khỏe của mình, làm tổn thương gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Để bảo đảm sức khỏe trong dịp Tết cổ truyền và các ngày lễ hội xuân, Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] khuyến nghị đối với người có uống rượu, bia trong dịp Tết cổ truyền hoặc dịp lễ hội như sau:

Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.

Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.

Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,…

Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.

N.Dung

Video liên quan

Chủ Đề